Lào Cai: 26 người chết và bị thương do mưa lũ

10:58 09/09/2024

Tính đến 9h sáng nay, mưa lũ trên địa bàn tỉnh  Lào Cai đã làm 14 người chết. Hàng trăm ngôi nhà bị vùi lấp, nhiều tuyến đường bị sạt và 1 cầu dân sinh bị cuốn trôi

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, hiện nay, lũ trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang lên nhanh. Trong 12h qua, lũ trên sông Hồng tại Lào Cai, Bảo Hà, suối Nhù tại Văn Bàn đang lên nhanh do ảnh hưởng mưa lớn trên lưu vực kết hợp với điều tiết xả lũ của các hồ chứa phía thượng nguồn.

Mực nước lúc 8h ngày 9/9: Trên sông Hồng tại Lào Cai: 84,41m, trên BĐ III là 0,91m; Trên sông Hồng tại Bảo Hà: 60,65m, mực nước lên so 07h là 0,11m; Trên suối Nhù tại Văn Bàn: 89,74m, lũ xuống; Trên suối Nghĩa Đô tại Vĩnh Yên; 132,52m, mực nước lúc 7h, trên BĐIII: 1,52m; Sông Chảy tại Bảo Yên: 85,20m, mực nước lên so lúc 7h là 0,49m. Hiện lũ trên các sông suối tiếp tục lên nhanh

Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (Bão Yagi), từ đêm ngày 07/09 đến  sáng ngày 08/09/2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to. Đặc biệt lượng mưa đo được tại một số trạm từ 19h ngày 07 đến 8h ngày 09/9 như sau: Có 47 trạm mưa rất to từ 112,2mm  427,2mm; 02 trạm mưa to 73mm-98mm; 01 trạm do mưa lớn làm hư hỏng (đang có thiên tai chưa sửa chữa được). Đặc biệt có 27 trạm mưa trên 200mm đến 427,2mm.

Hiện nay, Lào Cai đã có 14 người chết do mưa lũ (Sa Pa 5 người; Văn Bàn 1 người; Bắc Hà 1 người, huyện Bát Xát 7 người), cụ thể:

Thị xã Sa Pa 5 người chết gồm: Vàng Thị Mảo, sinh năm 1956, dân tộc Mông; Giàng Thị Chú, sinh năm 1999, dân tộc Mông; Châu Gia Hưng, sinh năm 2023, dân tộc Mông; Vàng Văn Viên, Sinh năm 2024, dân tộc Mông;  Vàng Thị Cá 2004, DT Mông. Tất cả các nạn nhân đều ở thôn Hoà Sử án 1, Mường Hoa, Sa Pa; mất tích 01 người.

Huyện Bắc Hà 1 người chết là Đặng Văn Sơn sinh năm 2001 (do lũ quét làm sập nhà gây chết người). Huyện Văn Bàn 1 người: Tráng Ngọc Linh, sinh 27/11/2018.

Huyện Bát Xát thiệt hại nhiều nhất có 7 người chết: Thào A Phình 1988; Sùng Thị Pia 1989, Vàng Thị Sì 1977; Sùng Thị Linh Phượng 2021; Sùng A Tủa 2019; Sùng Thị Lỳ 2010; Sùng A Cấu 1958. Tất cả các nạn nhân đều ở thôn Phìn Chải 2, xã A Lù. Nguyên nhân do sạt lở vùi lấp nhà.

Ngoài ra, 12 người bị thương (Sa pa 10 người, Bát Xát 02 người)

Về nhà ở, có 444 nhà (Sa Pa 18 nhà, Bảo Thắng 179 nhà, Văn Bàn 48 nhà, Bắc Hà 15 nhà, Bát Xát 73, Si Ma Cai 8, Bảo Yên 103 nhà) bị cuốn trôi, sập đổ và hư hại. Các huyện còn lại chưa xác định được mức độ thiệt hại

Ngoài ra, tại huyện Si Ma Cai: Khoảng 15h30 ngày 8/9/2024 tại Khu dân cư TDP Phố Thầu, thị trấn Si Ma Cai đã sạt lở 200m3 đất đá, cung sạt dài khoảng 100m, nguy cơ tiếp tục sạt lở khoảng 1.000 m3, gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng của người dân 20 hộ dân phía dưới, với 77 khẩu.

Về sản xuất nông nghiệp thiệt hại: 453,35 ha lúa, 226,24 ha ngô và hoa màu bị thiệt hại; 13,4 ha thuỷ sản.

Các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh và nhiều tuyến đường tỉnh lộ có rất nhiều vị trí bị sạt ta luy dương, ta luy âm, ngập nước, gây ách tắc giao thông cục bộ. Ngoài ra, một số điểm cầu, tràn… bị ngập; 1 cầu dân sinh (cầu gỗ) bị nước lũ cuốn trôi tại huyện Văn Bàn. Ước thiệt hại ban đầu của tỉnh Lào Cai 40 tỷ đồng.

Lũ quét tại thị xã Sa Pa Thị xã Sa Pa khiến 5 người chết.

Hiện nay, huyện Si Ma Cai đã huy động các lực lượng tại chỗ, lực lượng xung kích và nhân dân trong thôn, tổ dân phố giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại di chuyển người và tài sản 20 hộ 77 khẩu đến nơi an toàn. Huyện Văn Bàn, huyện Bát Xát: tổ chức di chuyển khẩn cấp nhiều hộ dân ở các khu vực nguy hiểm, bị ngập lụt đến nơi an toàn ngay trong chiều và đêm ngày 8/9.

 Sáng ngày 9/9, Đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN do Đại tá Phạm Hải Châu, Cục phó Cục Cứu hộ cứu nạn làm trưởng đoàn cùng với lãnh đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã đến huyện Bát Xát kiểm tra công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai và công tác tìm kiếm cứu nạn tại xã A Lù.

Thị uỷ, UBND thị xã Sa Pa đã thành lập Trung tâm chỉ huy thị xã tại trụ sở UBND thị xã và 1 sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường sạt lở, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn tại chỗ.

Tổ chức đoàn công tác xuống ngay hiện trường chỉ đạo các lực lượng gồm Quân sự, Công an, Dân quân tự vệ, các lực lượng chức năng, các lực lượng tại chỗ của xã Mường Hoa và các xã lân cận, khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, đưa người bị thương đi cấp cứu, chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại khác do thiên tai gây ra.

Tỉnh cũng đã huy động gần 200 người thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ nhân dân di chuyển tài sản, khắc phục hậu quả tại khu vực sạt lở. Trong đó lực lượng nòng cốt là Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ  gồm 3 trung đội với 81 chiến sỹ, dân quân, bộ đội, 26 chiến sỹ công an, cùng chính quyền xã, lực lượng tại chỗ, bà con nhân dân xã Mường Hoa.

- Đối với các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ: Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, Sở Giao thông vận tải Lào Cai đã chỉ đạo Ban Quản lý bảo trì đường bộ Lào Cai cử cán bộ tuần kiểm trực tiếp đến hiện trường và chỉ đạo nhà thầu quản lý bảo trì đường bộ tập trung nhân lực, máy móc hót dọn đất đá và các chướng ngại vật trên lề, mặt đường, lòng rãnh. Căng dây phản quang, phân luồng để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

CL

Công an tỉnh Lào Cai chủ trì phối hợp với Cục CSHS và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an vừa tổ chức triệt phá thành công đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức hoạt động trên không gian mạng với số lượng đặc biệt lớn; bước đầu tạm giữ 6 đối tượng tại TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hầu hết đồng bào về sống tại khu tái định cư làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã có nhà cửa khang trang, đời sống kinh tế dần đi vào ổn định, nền nếp.

Sáng 17/9, Đội Cảnh sát Quản lý hành chinh về trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Công an quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thực hiện các bước cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử cho ông Trần Công Minh (SN 1933, ngụ phường An Thới, quận Bình Thủy).

Hải Phòng là địa phương đầu tiên đương đầu trong tâm bão số 3. Nhưng khi bão đi qua, với tinh thần tương thân tương ái, sự sẻ chia ấm áp lan tỏa trong cộng đồng đã phần nào dịu bớt những mất mát của người dân vùng cửa biển.

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 87 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 71 của UBND tỉnh về xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông” (ATGT), các mục tiêu đã cơ bản hoàn thành với 6 nhóm, 57 nhiệm vụ, góp phần rõ nét vào công tác bảo đảm trật tự ATGT trong tỉnh. Một trong những kết quả nổi bật là việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo đảm trật tự ATGT.

Đến thời điểm hiện tại, xã Nam Cường huyện Chợ Đồn, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn mực nước đã rút dần, thời tiết khô ráo nên công tác khắc phục hậu quả được cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng Công an, Quân đội, đoàn viên thanh niên, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân địa phương đang tích cực triển khai với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, theo phương châm nước rút đến đâu, xử lý đến đó.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mọc lên hàng chục điểm du lịch trên các loại đất nông, lâm nghiệp nhưng chưa được chuyển đổi mục đích phù hợp với thực tế sử dụng. Đáng nói, hành vi này không hề bị xử lý, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn ngày càng gia tăng phức tạp và gây ra những hậu quả, hệ lụy khó lường.

Thừa Thiên Huế hiện có 13 nhà máy thủy điện đang vận hành khai thác với tổng công suất trên 459 MW. Qua công tác kiểm tra, các cơ quan chức năng tỉnh yêu cầu chủ đầu tư nhà máy thủy điện khẩn trương có phương án khắc phục một số tồn tại bất cập để đảm bảo an toàn công trình thủy điện và vùng hạ du trong mùa mưa bão năm nay.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đuọc dự báo tiếp tục có mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa trên 150mm (tập trung vào chiều và đêm). Tại Hà Nội, trời nắng, nhiệt độ trong ngày ở mức 34 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文