Linh hoạt các giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh khi trời giá rét

08:15 25/01/2024

Sáng ngày 24/1, nhiệt độ tại Hà Nội tiếp tục giảm sâu dưới 10 độ C. Với mức nhiệt này, theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, trẻ mầm non, học sinh tiểu học được nghỉ. Tuy nhiên, căn cứ điều kiện thực tế của trường về cơ sở vật chất, nguyện vọng của phụ huynh học sinh, nhiều trường học trên địa bàn thành phố vẫn duy trì việc đón học sinh tới lớp hoặc chủ động chuyển sang dạy học trực tuyến.

Chị Nguyễn Lê Phương ở Đại Kim, quận Hoàng Mai cho biết, dù trời rét đậm dưới 10 độ C, học sinh mầm non và tiểu học được nghỉ học nhưng do công việc bận rộn nên chị vẫn gửi con đến trường.

Tại Trường Mầm non Hoa Sữa, nơi con chị học, để bảo đảm sức khỏe học sinh, nhà trường đã tăng cường nhiều biện pháp chống rét. 100% các lớp học đều có xốp trải nền, có bình nóng lạnh, có cây nước ấm. Việc đón trẻ buổi sáng cũng được điều chỉnh muộn hơn. Các cô giáo có nhiệm vụ đến sớm, bật điều hòa và chuẩn bị nước ấm, khăn ấm để sẵn sàng đón trẻ. Trong giờ ngủ trưa, các giáo viên được phân công trực để theo dõi tình hình, kịp thời đắp chăn cho trẻ. Thực đơn trong ngày cũng được nhà trường điều chỉnh phù hợp với thời tiết giá rét. Do đó, chị và các phụ huynh đều yên tâm cho con tới trường.

Ảnh minh họa.

Chị Nguyễn Thanh Thảo ở Văn quán, quận Hà Đông cho biết: Tại Trường Tiểu học Văn Yên, quận Hà Đông, trong buổi sáng ngày 24/1, có khoảng 90% học sinh tới lớp. Để tạo điều kiện cho phụ huynh, học sinh, nhà trường đã điều chỉnh thời gian vào học buổi sáng muộn hơn 30 phút, giờ tan học buổi chiều sớm hơn 30 phút để các con ra về không quá lạnh. Các lớp học đều có điều hòa hai chiều, bếp ăn bán trú được nấu tại trường bảo đảm dinh dưỡng, nóng sốt. Bên cạnh việc linh hoạt điều chỉnh giờ đưa đón, tăng cường các giải pháp chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh tới trường, một số trường trên địa bàn Hà Nội cũng đã chủ động cho học sinh chuyển sang học trực tuyến.

Sau thông tin dự báo thời tiết lúc 6h sáng trên chương trình Chào buổi sáng, kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam sáng 24/1, Trường Tiểu học Trung Văn và Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm đã thông báo tới phụ huynh tiếp tục cho học sinh nghỉ ở nhà và tham gia học trực tuyến, thời gian học cũng được lùi lại bắt đầu từ 8h30 để đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

Ở khối THCS, theo quy định dưới 7 độ C học sinh mới được nghỉ học nên trong những ngày này, học sinh vẫn tới lớp học tập bình thường. Tuy nhiên, các trường học trên địa bàn thành phố đều tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh; không yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục đúng quy định trong những ngày giá rét; tạm dừng các hoạt động ngoài trời.

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, trong hai ngày rét đậm, công tác tổ chức dạy học của các trường học trên địa bàn thành phố diễn ra bình thường, ổn định. Các trường mầm non, tiểu học đều có phương án quản lý, chăm sóc học sinh trong trường hợp gia đình có nguyện vọng gửi con đến trường trên tinh thần linh hoạt, tạo thuận lợi tối đa cho phụ huynh học sinh, nhất là trong thời điểm giáp Tết Nguyên đán, hầu hết cha mẹ học sinh đều bận rộn.

Trong ngày 24/1, toàn thành phố có gần 130.000 trẻ mầm non đi học, chiếm khoảng 30% trong tổng số trẻ. Quận Thanh Xuân có tỷ lệ trẻ mầm non đến trường đông nhất với 53%; tiếp đến là quận Hà Đông với hơn 48%; quận Cầu Giấy có 47,7% số trẻ mầm non đến trường; tỷ lệ trẻ đến trường của quận Nam Từ Liêm chiếm 46%; tỷ lệ trẻ mầm non đến trường của huyện Hoài Đức chiếm gần 44%; quận Hoàng Mai 40%; quận Bắc Từ Liêm 37%.

Theo dự báo, thời tiết khu vực Hà Nội trong vài ngày tới vẫn có thể rét đậm, rét hại. Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường tiếp tục tăng cường rà soát, kiểm tra các điều kiện tổ chức dạy học theo tinh thần linh hoạt, bảo đảm thuận lợi cho gia đình học sinh; tuyệt đối không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục; không tổ chức các hoạt động ngoài trời.

Hùng Quân

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文