Lời ru buồn tảo hôn, cận huyết

07:06 09/09/2022

Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng vẫn còn diễn biến phức tạp. Đời sống của những gia đình “nhí” thường gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ em sinh ra ốm yếu, dị tật, suy dinh dưỡng… Lớn lên trong điều kiện thiếu thốn đủ đường, ngoài ảnh hưởng tới sức khỏe giống nòi, những đứa trẻ này cũng mịt mù tương lai.

Năm 2017, KThắm (ngụ thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) học đến lớp 9 thì thấy con chữ khó hơn ở nhà làm nương, cô quyết định bỏ dở dang công việc học hành. Cô gái đang ở tuổi ăn, tuổi lớn với lối suy nghĩ hồn nhiên chân chất, “thật như đồng bào”, phút chốc lâm vào cảnh “một cổ hai tròng”, bên chồng, bên con.

Không ai bắt buộc nhưng trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn của tỉnh Lâm Đồng như huyện Đam Rông, Đơn Dương, Lạc Dương, Bảo Lâm, Di Linh… trai gái khi đã nghỉ học gần như mặc định sẽ tính tới chuyện lập gia đình. Vì thế, việc các cô gái, chàng trai 15, 16 tuổi đã “tay bế tay bồng” không phải là chuyện hiếm gặp. Năm 2019, khi đã có với nhau 2 người con, KThắm mới đủ tuổi đăng ký kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình. Sau ngày bắt chồng chẳng bao lâu, KThắm sinh liên tiếp hai người con. Tài sản cha mẹ chia cho là 5 sào cà phê, mỗi năm thu hoạch được một lần. Tiền bán cà phê thường không đủ trả nợ cho các đại lý đã ứng mua phân bón và các loại thực phẩm trước đó. Thu nhập chẳng bõ bèn gì, chồng KThắm quanh năm phải đi làm thuê. Một người làm nuôi 4 miệng ăn, gia đình KThắm lúc nào cũng lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau. Con cái không được ăn uống, chăm sóc đầy đủ nên thường xuyên ốm đau, còi cọc. Thế nhưng, vợ chồng KThắm cũng  như nhiều gia đình khác trong thôn xem cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, con cái hay ốm đau gần như là chuyện hiển nhiên. Nhiều gia đình, nhất là các cặp vợ chồng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, thường không nhận ra rằng mình đang sống quá khổ vì chưa bao giờ họ được sống trong cảnh no đủ, sung túc.

Tình trạng tảo hôn vẫn còn nhiều trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm.

Hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng đã và đang để lại những hệ lụy không nhỏ. Đây là vấn đề tồn tại từ lâu đời trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Nó đã trở thành hủ tục ăn sâu vào nếp nghĩ của bà con. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ lý do kinh tế và điều kiện cư trú. Nhiều gia đình, dòng họ sợ sẽ mất đi của cải khi cho con cái lấy người khác họ. Bà con vẫn còn quan niệm rằng, lấy người cùng huyết thống thì của cải trong gia đình, dòng tộc sẽ được bảo toàn và ngày càng phát triển thịnh vượng. Việc sinh sống, cư trú tại các địa bàn hẻo lánh, cô lập cũng khiến các chàng trai, cô gái khó có cơ hội tìm hiểu, gặp gỡ đối tác nên họ thường phải lấy người trong dòng họ.

Bên cạnh sự thiếu hiểu biết, nhiều vụ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là do cố tình thực hiện, thậm chí biết sai nhưng vẫn làm. Không ít vụ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là do cha mẹ sắp đặt. Nhiều gia đình dù biết con cái chưa đến tuổi kết hôn nhưng vẫn cho tổ chức đám cưới, không đăng ký kết hôn, giấu chính quyền. Khi cán bộ xuống thôn, buôn phát hiện ra thì sự việc đã lâm cảnh “đã rồi”. Dĩ nhiên, hậu quả của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống không đơn giản là làm gia tăng nghèo đói, trẻ em còi cọc, dị tật, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới giống nòi… mà tương lai của những đứa trẻ này cũng trở nên mịt mờ.

Bà KDĩnh (buôn Hàng Piơr, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) nay nhận ra hậu quả của việc hôn nhân cận huyết thống thì đã quá muộn. Gia đình bà đã cho con kết hôn với con của người em ruột mà người đồng bào địa phương thường gọi là “con cô, con cậu lấy nhau”. “Đứa bé sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, đau ốm suốt, nuôi mãi không lớn được. Nếu biết hậu quả thế này thì tôi không cho chúng nó lấy nhau đâu!..”, bà KDĩnh nói.

Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở Lâm Đồng vẫn còn diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2010-2015, toàn tỉnh có hơn 700 cặp vợ chồng tảo hôn, gần 30 cặp hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, giai đoạn 2015-2020, qua điều tra, khảo sát chưa đầy đủ, toàn tỉnh Lâm Đồng có 1.064 trường hợp tảo hôn, chiếm tỷ lệ 3,68% so với tổng số kết hôn và 30 cặp hôn nhân cận huyết thống, chiếm tỉ lệ 0,1% so với tổng số kết hôn.

Để ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2025”. Hiện nay, một số đơn vị, địa phương đã triển khai tốt các nội dung của đề án như xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên), Trường phổ thông dân tộc nội trú liên huyện phía Nam, Trường phổ thông dân tộc nội huyện Di Linh, xã Đạ Quyn (huyện Đức Trọng). Đây là những đơn vị, địa phương có tỉ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 96%.

Theo ông Dơ Woang Ya Gương, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng, qua thời gian triển khai đề án, cơ bản người dân đã bước đầu nâng nhận thức được các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống không phải là chuyện “một sớm một chiều”. Bởi lẽ, hủ tục này đã tồn tại dai dẵng, âm ỉ hàng trăm năm qua trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ăn sâu vào tiềm thức, lối sống của bà con.

Để thay đổi được hủ tục này, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trình độ, nhận thức về pháp luật cho bà con, các cơ quan chức năng cũng phải tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để tạo sự răn đe, giáo dục chung.

Khắc Lịch

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại của QĐND Việt Nam đã được trưng bày, nổi bật là vũ khí lục quân đã thu hút sự quan tâm của các đoàn khách quốc tế và đông đảo người dân.

Sáng 22/12, cầu thủ Văn Toàn đã được đưa đi kiểm tra y tế sau chấn thương gặp phải trong trận đấu với đội tuyển Myanmar. Kết quả kiểm tra cho thấy cầu thủ này có thể phải ngồi ngoài sân trong các trận đấu còn lại của ASEAN Cup 2024.

Sau 12 năm kể từ ngày được khởi công và 17 năm kể từ ngày dự án được phê duyệt, lúc 10h sáng ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) của TP Hồ Chí Minh đã chính thức vận hành thương mại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân…

Sau cơn lũ dữ, làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) đang dần hồi sinh với những đổi thay tích cực. Trong khung cảnh núi rừng xanh thẳm, tiếng cười nói hồn nhiên của trẻ thơ vang lên từ những điểm trường nhỏ, như khúc nhạc vui thổi bừng sức sống mới. Những mái trường giản dị nay trở thành nơi khơi dậy hy vọng, nơi ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai của làng Nủ – một biểu tượng cho sự kiên cường và tinh thần vượt khó của bà con nơi đây.

Thời tiết tại các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì giá rét với nền nhiệt đêm và sáng sớm ở mức thấp 11-13 độ C, trong ngày tăng lên mức 18-22 độ. Một số nơi có thể có mưa bất chợt.

Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến phiến quân Houthi tại thủ đô Sanaa của Yemen, bao gồm một cơ sở lưu trữ tên lửa và một địa điểm "chỉ huy và kiểm soát".

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công các tòa nhà dân cư tại thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến hơn 1.000 km, đồng nghĩa với việc Kiev đưa cuộc chiến vào sâu trong lãnh thổ của Nga.

Sáng 21/12, nhận được thông tin bệnh nhân Đào Thị S (SN 1991, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) bị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng cần gấp lượng lớn máu để phục vụ cấp cứu, Ban Chấp hành Chi đoàn Công an huyện Duy Xuyên đã thông báo huy động đoàn viên trong "Ngân hàng máu sống", sau đó Đại úy Trần Duy cùng 2 đoàn viên khác xung phong lên đường ra Đà Nẵng để hiến máu cứu người.

14 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa tiệc tại quận Long Biên (Hà Nội) đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, có 5 bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiễm trùng nhiễm độc phải hồi sức tích cực, lọc máu, thậm chí đặt ống nội khí quản, thở máy. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文