Nỗ lực bảo vệ “lá phổi xanh” ở Nam Giang

16:42 01/12/2023

Trên cơ sở chương trình công tác năm, chương trình công tác hằng tháng và các văn bản chỉ đạo cụ thể tại từng thời điểm, trong năm 2023, Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Giang (BQL RPH), Quảng Nam đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao tại các Bộ phận, Đội, Trạm quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) trực thuộc.

Bà Doãn Thị Tuyết, Giám đốc BQL RPH Nam Giang, Quảng Nam cho biết, trong năm 2023, Ban đã chỉ đạo Bộ phận chuyên môn thực hiện hỗ trợ cho 08 cộng đồng nắm và thực hiện quy trình thực hiện xây dựng Quy ước BVR trong hợp tác liên kết cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo Công văn số 8825/UBNDKTN ngày 30/12/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam.

Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Giang băng rừng, vượt suối bảo vệ “lá phổi xanh” trong lâm phận quản lý.

Phối hợp, hỗ trợ UBND các xã, thị trấn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo chỉ đạo của UBND huyện tại Công văn số 1008/UBND-KTN ngày 11/10/2022.

Bên cạnh đó, BQL RPH Nam Giang đã triển khai thực hiện Quy chế phối hợp với UBND các xã, thị trấn; giữa Ban với các Đồn Biên phòng đóng quân trên địa huyện và Công an huyện Nam Giang trong công tác QLBVR và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); chỉ đạo Bộ phận tham mưu xây dựng Phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại đơn vị nhằm ứng phó với bão, lũ xảy ra.

BQL RPH Nam Giang đã chỉ đạo các Bộ phận, Đội, Trạm QLBVR trực thuộc cụ thể hóa Chương trình công tác hằng tháng, Kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng, Phương án QLBVR và PCCCR theo tình hình thực tiễn của từng địa bàn vào từng thời điểm phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng. Cụ thể, đến nay đã tổ chức họp thôn, tuyên truyền trực tiếp được 118 đợt/5.590 lượt người tham dự, tăng 19 đợt so với cùng kỳ năm 2022; tổ chức 265 đợt tuyên truyền lưu động bằng loa phát thanh tới các thôn, xã, các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra các hành vi lấn chiếm đất rừng, phá rừng, tăng 52 đợt so với cùng kỳ năm 2022;

Ký cam kết được với 2.165 hộ gia đình tại các xã, thị trấn về công tác QLBVR và PCCCR, tăng 1.307 hộ gia đình so với cùng kỳ năm 2022; tổ chức cắm thêm mốc phân định ranh giới rừng, đóng thêm các biển hiệu tuyên truyền về công tác QLBVR và PCCCR trên toàn lâm phận Ban với 100 biển tuyên truyền và hơn 2.500 bảng cấm lửa, tăng 2.304 bảng so với cùng kỳ năm 2022.

Tính từ đầu năm đến nay, BQL RPH Nam Giang đã tổ chức và phối hợp với Kiểm lâm làm việc tại địa bàn, các đơn vị chức năng và lực lượng địa phương cấp xã thực hiện được 790 đợt tuần tra, kiểm tra, truy quét, BVR trên toàn lâm phận quản lý và diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng, tăng 20 đợt so với cùng kỳ năm 2022. Cùng với đó thực hiện Chuyển đổi số, Ban đã ứng dụng bộ công cụ quản lý dữ liệu tuần tra Smart vào triển khai nhiệm vụ, kết quả đã ghi nhận được 825 tuyến đường thực hiện nhiệm vụ tuần tra BVR, thực hiện tuyên truyền PCCCR lưu động và kiểm tra, theo dõi diễn biến rừng của 5 Trạm QLBVR và Đội QLBVR cơ động (bộ công cụ này được đưa vào sử dụng chính thức từ đầu năm 2023).

Bà Doãn Thị Tuyết cho biết thêm, trong năm 2023, BQL RPH Nam Giang đã tích cực phối hợp với các địa phương và lực lượng chức năng trong công tác BVR, PCCCR, tăng cường về số lượng và chất lượng tuần tra, kiểm tra địa bàn, nhờ đó đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Điển hình, Tổ công tác thuộc Trạm QLBVR số 4 phối hợp với Công an, Địa chính xã Zuôih đi tuần tra, BVR thì phát hiện tại Tiểu khu 264 có 2 đối tượng đi vào rừng lấy mật ong và 4 đối tượng đi mót bìa gỗ rục, Tổ công tác đã kịp thời tuyên truyền, giải thích về hành vi vi phạm và yêu cầu 6 đối tượng trên ra khỏi rừng thuộc lâm phận BQL, đồng thời yêu cầu họ cam kết không tái phạm.

Ngoài ra, tại tuyến tuần tra dọc theo sông Bung, Tổ công tác liên ngành gồm lực lượng của Ban và Công an, Dân quân, cán bộ xã đã phát hiện 2 đối tượng chuẩn bị khai thác khoáng sản (vàng), Tổ công tác đã ngăn chặn kịp thời và đẩy đuổi 2 đối tượng ra khỏi địa bàn quản lý.

“Điều đáng mừng là một số hành vi vi phạm được ghi nhận trong năm 2022 như sử dụng súng tự chế, dựng lán trại trái phép trong rừng với mục đích lưu trú để làm bẫy dây nhằm bẫy, bắt động vật rừng,… thì đến năm 2023 đã không còn phát hiện tái phạm trong lâm phận do Ban quản lý”, bà Doãn Thị Tuyết phấn khởi thông tin.

Ngọc Thi

Nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có một số chia sẻ về những hướng đi của báo chí thời gian tới.

Thời gian qua, báo chí nói chung, trong đó có đội ngũ nhà báo – chủ thể trực tiếp làm ra tác phẩm báo chí đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả, mạnh dạn ứng dụng và làm chủ công nghệ truyền thông hiện đại, cho ra đời nhiều sản phẩm, tác phẩm báo chí hấp dẫn, lan tỏa sâu rộng và có hiệu ứng tốt trong xã hội… Đóng góp vào thành tích chung đó có vai trò tích cực của phóng viên thường trú (PVTT) – những người phải ở xa tòa soạn, làm việc, sinh hoạt trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Đáng lo ngại, có một số PVTT sa ngã, vi phạm pháp luật, bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Vậy trong tình hình hiện nay cần làm gì để PVTT giữ được cái tâm, đồng thời phát huy “lửa nghề”?

Ngày 21/6, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 (Đội 2, Phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, Cục CSGT) cho biết, đơn vị vừa kịp thời phát hiện, giúp đỡ một cháu bé đi lạc trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng về với gia đình.

Xuất thân không phải là nhà báo chuyên nghiệp, nhưng các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) phụ trách công tác tuyên truyền Phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị (PX03) Công an các tỉnh, thành vùng châu thổ Cửu Long đã tự học hỏi, nỗ lực vượt lên... để hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị; mang đến bạn đọc, bạn nghe đài những thông tin nóng hổi về an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH), cùng nhiều tác phẩm báo chí có giá trị...

Cả đội tuyển Pháp và Hà Lan đều có khởi đầu khá chật vật tại EURO 2024. Họ chỉ có thể giành chiến thắng với cách biệt sát nút. Màn so tài diễn ra lúc 2h ngày 22/6, sân Red Bull Arena cũng là cơ hội để hai đội kiểm chứng sức mạnh thực sự, trước khi bước vào hành trình khó khăn hơn trong thời gian tới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文