Nỗ lực xóa nạn tảo hôn ở miền núi Quảng Nam

08:37 22/01/2024

Quảng Nam có 9 huyện miền núi, là địa bàn cư trú tập trung, lâu đời của nhiều thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) như Cơ Tu, Cor, Xơ Đăng, Gié Triêng… Những năm qua, mặc dù chính quyền các cấp và các cơ quan, đoàn thể đã có nhiều nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu, xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, song tình trạng này vẫn còn diễn ra âm ỉ.

Phước Sơn là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, tiếp giáp với tỉnh Kon Tum, có dân số hơn 28.000 người, khoảng 7.000 hộ, trong đó số hộ DTTS là hơn 4.400 hộ, gần 11.000 người gồm 20 thành phần dân tộc sinh sống (chủ yếu là dân tộc Gié Triêng (Bhnong) chiếm 63,36%).

Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn phối hợp tổ chức chương trình “Rung chuông vàng” chủ đề nói không với tảo hôn để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tảo hôn cho học sinh.

Theo thống kê, trong 3 năm (từ 2021-2023), số cặp tảo hôn trên địa bàn huyện Phước Sơn là 107, giảm 99 trường hợp so với giai đoạn 2016-2020 (206 trường hợp). Tính đến cuối năm 2023, số trường hợp tảo hôn là 34 trường hợp (giảm 15 trường hợp so với năm 2022), tuy nhiên vẫn còn 11/12 xã thị trấn còn xảy ra tảo hôn (xã Phước Công không có trường hợp tảo hôn). Giai đoạn này tại huyện Phước Sơn không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống xảy ra. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ nhận thức của đồng bào DTTS về tác hại của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết được nâng lên rõ rệt.

Bà Hồ Thị Hồng Hảo, Trưởng phòng Dân tộc huyện Phước Sơn cho biết, để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, thay đổi hành vi trong hôn nhân, lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp, trong đó UBND huyện Phước Sơn đã chỉ đạo các cơ quan liên quan huyện phối hợp với các trường học, các xã, thị trấn triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh tại các xã, thị trấn và một số trường học trên địa bàn huyện, phân bổ kinh phí cho cơ quan chuyên môn tham mưu thực hiện các hoạt động. Huyện cũng đã tranh thủ vai trò của già làng, trưởng thôn, tổ dân phố, người có uy tín, đội ngũ cộng tác viên đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục thuyết phục những trường hợp có thể thực hiện việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa phương.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra, đặc biệt là sự phối hợp giữa nhà trường và các bậc phụ huynh chưa thường xuyên, một số hộ phụ huynh còn phó thác hết việc quản lý, dạy bảo con em cho nhà trường (nhất là các em ở các trường bán trú, nội trú), ít quan tâm đến việc học tập cũng như nắm bắt tâm lý của các em để động viên nhắc nhở.

Thêm nữa, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng DTTS còn nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và tiếp cận thông tin của đồng bào (nhiều người dân không biết tảo hôn là vi phạm pháp luật). Sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, sự du nhập của văn hóa ngoại lai, lối sống thử, thiếu kinh nghiệm giới tính; một số em học sinh vì học lực yếu, xa gia đình, tuổi mới lớn có sự quan tâm của bạn khác giới nên dễ dẫn đến việc yêu đương sớm, có một số trường hợp xảy ra mang thai ngoài ý muốn phải nghỉ học, dẫn đến tảo hôn.

Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, tiến tới xóa bỏ tình trạng này, trong thời gian tới, huyện Phước Sơn chú trọng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành các chính sách, chương trình, kế hoạch cụ thể, đồng bộ và thống nhất, phân công, phân cấp, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2025” (giai đoạn II) và Tiểu dự án 9.2 của Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thường xuyên quan tâm cải thiện, nâng cao thu nhập cho người dân, ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó còn chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy tinh thần tự lực, ý chí vươn lên của cộng đồng DTTS. Huyện cũng sẽ tiếp tục tập trung tổ chức công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chú trọng nhân rộng các mô hình, điển hình, nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong hôn nhân và gia đình, tạo cơ hội cho giới trẻ đủ tuổi quy định kết hôn đúng pháp luật.

Ngọc Thi

Ngày 27/11, Đại hội Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) nhiệm kỳ II (2024 – 2029) đã thành công tốt đẹp. Các đại biểu đã thống nhất bầu Ban Chấp hành mới, trong đó Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông CAND là Ủy viên thường vụ Ban Chấp hành Hiệp hội. Nhân dịp này, Báo CAND đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong về vai trò mới này.

Liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm trên địa bàn, chiều 27/11, UBND TP Vũng Tàu cho biết, bước đầu đã xác định có hơn 100 trường hợp nhập viện điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu, Trung tâm Y tế Vietsovpetro. Ngoài ra, không loại trừ khả năng còn có một số trường hợp đến các phòng khám tư để điều trị, hoặc bị ảnh hưởng nhẹ tự theo dõi tại nhà không thống kê được.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Riêng quy định liên quan đến cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT của luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Ngày 27/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ II (2024 - 2029). Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến dự Đại hội. Cùng dự Đại hội còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tổ chức hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật cùng đông đảo người làm điện ảnh trên cả nước.

Ngày 27/11, trao đổi với PV Báo CAND, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, qua công tác tuần tra kiểm soát từ ngày 1/11 đến hết ngày 24/11, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 2.291 trường hợp vi phạm giao thông liên quan đến học sinh. Trong số này có 517 trường hợp lái xe khi không đủ điều kiện, xử phạt 275 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện.

Sau khi tất cả hành khách xuống xe đi vào nhà hàng ăn cơm, anh N.C.K., phụ xe khách đã chui xuống gầm xe để kiểm tra hệ thống phanh thì bất ngờ xảy ra sự cố và bị xe đè lên người dẫn đến mắc kẹt dưới gầm xe, không thể thoát ra ngoài.

Ngày 27/11, liên quan đến tình trạng khai thác vàng trái phép ở xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, lãnh đạo UBND huyện cùng đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Công an và các đơn vị liên quan trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý vụ việc.

Mở rộng vụ án “Buôn lậu”, “Trốn thuế” xảy ra tại Công ty TNHH Pretty Vina, Khu công nghiệp Hòa Mạc, phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố, bắt giam Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh và Chi cục trưởng về tội nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文