Nỗi đau dai dẳng học sinh đuối nước ngày hè

08:58 04/06/2023

Mới chớm hè song liên tiếp trong những ngày vừa qua, nước ta ghi nhận nhiều ca đuối nước hết sức thương tâm. Đặc biệt, có vụ khiến 2 học sinh lớp 8 tử vong ở Vĩnh Linh, hay 3 chị em ruột ở Đồng Tháp khi đi tắm sông bị đuối nước. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 2.000 trẻ tử vong do đuối nước, trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất là 1-14 tuổi. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước đứng hàng đầu thế giới, cao hơn nhiều nước trong khu vực và cao gấp 10 lần các nước phát triển.

Những cái chết thương tâm

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ tháng 5 đến nay, trên cả nước xảy ra hơn chục vụ đuối nước, nạn nhân là trẻ em. Điển hình là ngày 22/5, một học sinh ở huyện Quỳ Châu đến huyện Thanh Chương (Nghệ An) để ôn thi đại học. Do trời nắng nóng, em học sinh này ra khúc sông Lam tắm rồi không may bị đuối nước. Cùng ngày 22/5, hai anh em ruột là Bùi Hữu N. (16 tuổi) và Bùi Hữu Đ. (14 tuổi), trú tại xóm Lưu Tiêu, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) đi cắt cỏ, gặp trời nắng nóng nên đã cùng xuống đập Lưu Tiêu tắm và không may bị đuối nước, tử vong.

Dạy bơi cho trẻ cần phải dạy thêm kỹ năng bơi cứu đuối.

Vào ngày 25/5, cũng tại tỉnh Nghệ An, 3 cháu nhỏ trú tại bản Lở, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương ra song Nậm Mộ tắm, bỗng nhiên 2 cháu (9 và 11 tuổi) không may bị nước cuốn mất tích. Nhiều giờ đồng hồ sau, lực lượng cứu hộ của địa phương mới tìm thấy thi thể của các cháu trôi xa cách nơi gặp nạn 10km. Điều đau xót là trong 1 tuần, tại tỉnh Nghệ An xảy ra 4 vụ đuối nước làm 6 trẻ em tử vong.

Vào những ngày cuối tháng 5, hàng loạt vụ đuối nước trẻ em xảy ra ở một số tỉnh phía Nam. Điển hình là ngày 25/7, hai học sinh lớp 8 (xã An Phước, tỉnh Vĩnh Long) là anh em song sinh tử vong khi đi bắt cá và tắm ven bờ song Cổ Chiên. Ngày 28/5, tại tỉnh Đồng Tháp xảy ra vụ đuối nước làm 3 chị em ruột trong một gia đình tử vong khi tắm ở song Bà Dư. Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 11 trẻ bị đuối nước, trong đó có 5 trường hợp dưới 6 tuổi và 6 trường hợp trên 6 tuổi.

Mới đây nhất, ngày 2/6, khi vừa nghỉ hè được vài ngày, nam sinh lớp 6 Trường THCS Đặng Cương, huyện An Dương, TP Hải Phòng tử vong vì đuối nước khi đang bơi trên kênh Đặng Quốc Hồng đoạn qua địa bàn xã Đặng Cường.

Năm nào, cứ vào dịp gần hè, mối lo ngại và quan tâm của phụ huynh, nhà trường cũng như xã hội là đuối nước của trẻ em. Mặc dù được cảnh báo, tuyên truyền, song những vụ đuối nước thương tâm vẫn xảy ra với nhiều em nhỏ. Đặc biệt, nhiều vụ trẻ đuối nước được cứu, nhưng do không biết cách sơ cứu, đã khiến trẻ càng nguy kịch hơn. 

Cha mẹ hãy để mắt đến con

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho một trẻ 6 tuổi bị đuối nước, tuy được cứu lên bờ, song do sơ cứu ban đầu không đúng cách khiến trẻ lâm vào nguy kịch, đang phải thở máy. “Vài phút đầu là “thời gian vàng” để cấp cứu trẻ đuối nước. Việc cấp cứu đúng cách cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn của trẻ, nếu sơ cấp cứu không đúng trẻ có thể tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề dù sau đó có được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực do quá trình thiếu oxy não kéo dài”, TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.

Khi bị đuối nước, nhiều trẻ em may mắn được phát hiện và cứu kịp thời, do người cứu các em biết sơ cứu đúng cách. Điển hình là bé trai 11 tuổi ở huyện Đà Bắc, Hoà Bình bị trượt chân xuống dòng suối gần nhà vào cuối tháng 5 vừa qua, sau đó bị đuối nước. Bé trai được cứu sống, một phần do bé may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả của người nhà là tiến hành ép tim, hà hơi, bế dốc ngay lập tức, sau khi bé thở lại thì được đưa ngay đến bệnh viện. Theo BS Ninh Duy Kiên, Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, trường hợp này nếu không phát hiện kịp thời, sơ cứu không đúng cách, trẻ có nguy cơ suy hô hấp, thiếu oxy lên não, dẫn đến bại não và các di chứng khác, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng đuối nước mỗi khi hè đến? Theo BS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), phải tiếp tục tăng cường truyền thông trong trường học, trong gia đình, đặc biệt các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều sông, hồ, ao… Đặc biệt, cha mẹ phải thường xuyên quan tâm, để mắt đến trẻ, phải chủ động phát hiện trong nhà mình, xung quanh nhà mình có những gì là nguy cơ gây mất an toàn, gây tai nạn thương tích cho trẻ, đặc biệt là đuối nước để rào chắn, che đậy, loại bỏ nguy cơ. Hơn nữa phải tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho con không đến gần ao, hồ, sông, suối; không xuống tắm và phải cùng có mặt khi trẻ vui chơi…

Tại Hà Nội, trong một vài năm gần đây, tỷ lệ học sinh biết bơi đã tăng cao. Các trường tiểu học đã đưa bơi lội gần như trở thành một môn học. Nhà trường khuyến khích phổ cập bơi cho học sinh tiểu học, đồng loạt triển khai tổ chức thi và cấp chứng chỉ bơi cho học sinh trong dịp nghỉ hè. Các trường phối hợp với đơn vị tổ chức dạy và thi bơi ở trường, trường nào không có bể bơi thì dùng bể bơi lắp ghép.

Theo BS Nguyễn Trọng An, dạy trẻ biết bơi là quan trọng nhất, Quan trọng là phải dạy trẻ biết bơi, đặc biệt là kỹ năng bơi cứu đuối để có thể thoát nạn. Bởi lẽ, rất nhiều em bé mới biết bơi khi thấy bạn mình chết đuối thường nhảy ào xuống cứu bạn từ đó rất dễ dẫn đến tình trạng chết đuối cả 2 một cách đầy xót xa.

Theo BS Lê Duy Ngọc, khi cấp cứu trẻ đuối nước không được dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở và làm chậm trễ hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt) làm mất thời gian vàng để cấp cứu trẻ. Không được ngừng hồi sức tim phổi nếu trẻ chưa có nhịp thở. Khi ép tim ngoài lồng ngực, không ấn ngực quá mạnh sẽ gây gãy xương sườn, đụng dập phổi. Cần đưa tất cả trẻ đuối nước đến cơ sở y tế để tiếp tục kiểm tra theo dõi các biến chứng sau đuối nước. Người cứu không biết bơi nhưng lại cố gắng nhảy xuống nước gây nguy hiểm tính mạng.

3 học sinh đuối nước khi tắm biển, 1 em tử vong

Trưa 3/6, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nam sinh lớp 8 bị đuối nước mất tích vào chiều 2/6 tại khu vực biển Bãi Rạng, giáp ranh giữa xã Tam Nghĩa và xã Tam Quang (huyện Núi Thành, Quảng Nam).

Khoảng 18h30 ngày 2/6, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Kỳ Hà - Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam nhận được tin báo tại khu vực biển trên có 3 học sinh nam bị đuối nước khi tắm biển; trong đó 2 em được cứu sống, em còn lại là H.P.G.B (trú xã Tam Nghĩa), học sinh lớp 8 Trường THCS Lê Lợi xã Tam Nghĩa bị mất tích.

Tiếp nhận tin báo, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Kỳ Hà đã cử 12 CBCS và 1 ca nô; Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cử 4 CBCS và 1 ca nô; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 cử 6 CBCS và 1 ca nô; đồng thời huy động 3 tàu cá cùng 6 ngư dân, 4 thợ lặn tổ chức tìm kiếm. Sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, khoảng 11h15 ngày 3/6, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể em B tại khu vực gần vị trí bị nạn; sau đó bàn giao thi thể cho gia đình lo hậu sự.

Ngọc Thi

Trần Hằng

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文