Sinh viên tình nguyện chung tay "tiếp sức" người dân về quê

08:06 09/10/2021

Trong suốt một tuần qua, từ ngày 2/10 đến 8/10, sinh viên tình nguyện các trường đại học (ĐH) trên địa bàn TP Đà Nẵng, trong đó có Trường ĐH Đông Á đã không ngại mưa gió, túc trực tham gia hỗ trợ đón các đoàn người từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch, giúp đỡ tiếp sức đồ ăn, thức uống; đồng thời hỗ trợ xăng xe máy và sửa chữa các xe bị hư hỏng. Các sinh viên này đều trang bị đồ bảo hộ, mũ chống giọt bắn và tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID-19…

Sáng 6/10, "ra ca" cứu hộ xe máy hư hỏng của công dân trở về quê xuyên đêm trên đỉnh đèo Hải Vân, vội chạy về TP Đà Nẵng cho kịp giờ học online thì đến khoảng 15h chiều cùng ngày, em Doãn Phương Nam (sinh viên ngành Điện - Điện tử ĐH Đông Á) cùng 7 thành viên khác lại tiếp tục có mặt tại khu vực đèo Hải Vân để sẵn sàng hỗ trợ sau khi nhận thông tin sẽ đón đoàn 600 xe máy với hơn 1.000 người dân các tỉnh phía Bắc trở về di chuyển ngang qua đây.

Đến 1h sáng hôm sau, đồng hồ đã điểm qua ngày mới, mưa vẫn trút từng cơn, kèm theo gió lạnh buốt da thịt, song những đôi tay của các bạn sinh viên tình nguyện viên liên tục khắc phục hỏng hóc cho những chiếc xe máy đã rệu rạo khi trải qua hàng trăm cây số đường trường.

Các sinh viên tình nguyện sửa xe cho công dân từ các tỉnh phía Nam về quê qua địa phận Đà Nẵng.

Em Nam chia sẻ: Những ngày qua, mỗi ngày em chỉ ngủ tầm 2-3 tiếng. Ngoài việc tham gia đội SOS cứu hộ xe máy cho bà con trên đỉnh đèo Hải Vân và cả khi chuyển sang điểm tập kết đón đoàn ngay đường dẫn vào hầm Hải Vân, thì em còn cùng nhóm sinh viên tình nguyện của Trường ĐH Đông Á tham gia hỗ trợ trực chốt C9 cửa ngõ vào TP Đà Nẵng.

Cùng tham gia xuyên suốt cả 2 đợt cứu hộ xe máy với Nam còn có các bạn Huỳnh Văn Duy, Xuân Tánh đều là những sinh viên khối Kỹ thuật của ĐH Đông Á, với tâm niệm giản đơn, được góp sức để bà con về đến quê nhà an toàn, qua cơn khó khăn bởi dịch bệnh. Công việc của đội là ngay sau khi nhận xe, các bạn nhanh chóng chia nhau kiểm tra xe và tiến hành thay thế phụ tùng, sửa chữa hư hỏng, thay nhớt miễn phí cho xe máy để người dân tiếp tục hành trình trở về nhà.

Bồng trên tay bé trai 10 tháng tuổi, chị Trương Thị Nga (quê Thái Bình) xúc động nói: "Vợ chồng tôi vào Tây Ninh bán cháo nhưng dịch bệnh công việc gác lại hết. Hết tiền, trụ không nổi nữa nên gia đình tôi 6 người quyết định chạy xe máy trở về. Biết sẽ nguy hiểm nhưng không còn cách nào khác, lúc khó khăn chúng tôi nghĩ đến đầu tiên là về quê nhà, nơi đó có người thân đùm bọc, chở che. Thật ấm lòng biết bao, khi vợ chồng, con cái chúng tôi được các cán bộ, chiến sĩ CSGT và nhóm SOS sinh viên tình nguyện hỗ trợ đồ ăn, thức uống, sữa cho trẻ em tại trạm nghỉ chân. Không chỉ vậy, dù mưa trút từng cơn, nhưng xe máy của chúng tôi đã được bạn Quang Thuận cùng Đội SOS sinh viên tình nguyện giúp sửa chữa, thay nhớt, đổ xăng đầy bình trước khi được lực lượng CSGT dẫn đoàn qua hầm Hải Vân để tiếp tục về quê".

Vợ chồng chị Nga chỉ là một trong hàng trăm trường hợp trong đêm được Đội SOS sinh viên tình nguyện hỗ trợ. Trong đêm tối, các sinh viên Đội SOS của Quang Thuận bên trong mặc đồ bảo hộ y tế, bên ngoài trùm thêm áo mưa "cánh dơi"; người cầm đèn soi, người lúi húi sửa xe, thay nhớt, bơm xăng... miễn phí. Những phương tiện hư hỏng nặng cũng được họ tập kết lại rồi cùng các CBCS CSGT và nhân viên Ban Quản lý hầm đường bộ Hải Vân đưa lên xe tải để trung chuyển qua địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chỉ tính từ tối 6/10 đến rạng sáng 7/10, Đội SOS của Thuận đã cứu hộ thành công cho hơn 112 xe máy. Trong tố 7 và ngày 8/10, các bạn sinh viên này vẫn đang tiếp tục hỗ trợ cho các tốp xe tiếp theo…

Các sinh viên tình nguyện tiếp nhiên liệu cho công dân từ các tỉnh phía Nam về quê qua địa phận Đà Nẵng.

Theo anh Trần Hoàng Vương, một thành viên thiện nguyện, từ ngày 2/10 đến sáng 8/10 đã có hơn 8.000 người dân các tỉnh phía Bắc về quê. Những ngày qua các nhóm thiện nguyện thức xuyên đêm để hỗ trợ người dân. "Chạy xe máy vượt quãng đường dài ai cũng tiều tụy, nhìn cảnh các cháu nhỏ theo chân bố mẹ trở về quê chúng tôi càng thương hơn. Rất nhiều người phải về tận Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La… chặng đường phía trước của họ còn quá dài. Vì thế chúng tôi luôn tâm niệm cố gắng tiếp sức tốt nhất cho bà con về quê được bình an". Anh Lê Văn Tùng (SN 1992, quê Nghệ An) cảm kích mãi khi chiếc xe máy chạy suốt 2 ngày đường giờ được thay nhớt, thay săm, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiếp tục hành trình hồi hương.

"Chọn di chuyển về quê trong tình hình mưa gió thế này cũng thật chẳng còn cách nào. Nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền, các lực lượng chức năng, các nhóm thiện nguyện suốt trên đường đi, chúng tôi vô cùng cảm ơn", anh Tùng bày tỏ.

Theo các sinh viên tình nguyện Đội SOS Trường ĐH Đông Á, trung bình mỗi đêm họ hỗ trợ cứu hộ cho khoảng hơn 50 xe máy. Có đêm cao điểm phải sửa chữa xuyên đêm đến tận trưa hôm sau cho hơn 150 xe máy như các ngày 6 và ngày 7/10. Khi các đoàn người trở về tiếp tục hành trình trong sự hỗ trợ của lực lượng chức năng, nhóm tình nguyện viên cũng chạy xe máy theo đoàn đến tận Lăng Cô để kịp thời hỗ trợ những xe máy khác gặp sự cố dọc đường.

Qua trao đổi, chị Nguyễn Thị Anh Đào, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á cho biết: Cuối tháng 7/2021 là đợt đầu ra quân của Đội SOS sinh viên ĐH Đông Á, sau khi Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng kêu gọi các tình nguyện viên có kinh nghiệm sửa chữa xe tham gia hỗ trợ đón, đưa người dân trở về từ các tỉnh phía Nam đi qua địa bàn. Các tình nguyện viên ĐH Đông Á tham gia đều là sinh viên của các khoa Công nghệ ôtô, Điện - điện tử, Tự động hóa..., và đã quen với việc xuyên đêm cứu hộ xe cho người dân đi xe máy về quê tránh dịch trước đây, nên hoàn toàn chủ động về công việc khi tham gia cứu hộ lần này.

Chỉ có khác là đợt này việc cứu hộ xe máy cho bà con trở về quê tránh dịch diễn ra trong thời tiết miền Trung đang vào mùa mưa bão, dọc đường đi thậm chí còn phải lội qua những đoạt ngập lụt và gió mạnh, bà con di chuyển cũng vất vả hơn rất nhiều. Hỗ trợ người dân về quê bằng tất cả sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, của tấm lòng thiện nguyện, nhưng cũng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Vì vậy, Đội SOS sinh viên tình nguyện  ĐH Đông Á đã được Đoàn trường trang bị đồ bảo hộ, mũ chống giọt bắn, nước sát khuẩn và quan trong nhất là được cập nhập kiến thức tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch. Ngoài thùng "đồ nghề" cần thiết để sửa chữa xe máy, các thành viên trong Đội SOS còn nhận thêm ruột xe mới, nhớt xe để thay mới cho bà con.

"Mỗi sinh viên tham gia tình nguyên còn đều có thêm cây đèn pin để hỗ trợ cho công việc. Ngay sau khi nhận xe, các bạn nhanh chóng chia nhau kiểm tra và tiến hành thay thế phụ tùng, thay nhớt miễn phí cho những xe máy hư hỏng, cần sửa chữa... để người dân có thể tiếp tục hành trình trở về nhà. Đến hôm nay là ngày thứ 6, Đội SOS sinh viên kỹ thuật của ĐH Đông Á đã sửa chữa, thay nhớt, thay săm, ruột miễn phí cho hơn 520 xe máy cho người dân trong đoàn người về quê... Dịp này, các thầy cô giáo ĐH Đông Á cũng tham gia hỗ trợ 1.000 suất cơm, 1.200 chai nước uống loại lớn, 500 áo mưa, 20 thùng mì tôm… gửi đến bà con để "tiếp sức" tiếp tục hành trình về quê tránh dịch", chị Anh Đào chia sẻ.

Chúng tôi còn được biết, khi dịch bệnh COVID-19 ở TP Đà Nẵng diễn biến phức tạp, Đoàn trường ĐH Đông Á và sinh viên của trường này đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, như hỗ trợ sinh viên khó khăn đang ở lại Đà Nẵng với hàng ngàn suất nhu yếu phẩm; chương trình "Đi chợ hộ" cho thầy, cô giáo và sinh viên tại các khu vực cách ly; dự án "Xe nước mía yêu thương gửi tuyến đầu chống dịch" với hơn 500 ly nước mía gửi đến các CBCS Công an đang làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch… Đặc biệt là tham gia hiến máu tình nguyện "đợt đặc biệt" trong năm sau lời kêu gọi từ Sở Y tế Đà Nẵng; tham gia tình nguyện viên hỗ trợ y tế tại bệnh viện dã chiến; hỗ trợ tại các điểm tiêm chủng vaccine; tình nguyện hỗ trợ y tế tại các chốt cửa ngõ TP và các khu cách ly ở Đà Nẵng…

Hoài Thu

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文