Sống thấp thỏm dưới chân núi bị sạt lở

09:24 19/09/2021

Nhiều năm nay, cứ vào mùa mưa bão, hàng chục hộ dân ở các thôn Phú Gia, Trung Kiền, Thổ Sơn thuộc xã Lộc Tiến (Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) luôn trong tình cảnh phập phồng, lo sợ khi sống dưới chân núi. Điều đáng quan tâm, trong khu vực này từng xảy ra sạt lở núi. Thế nhưng, việc di dời tái định cư của các hộ dân đến nay ở mới an toàn vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Lo sợ sạt lở nên khi bão số 5 áp sát bờ vào ngày 11/9, chính quyền xã Lộc Tiến đã huy động các lực lượng di dời 14 hộ dân sống dưới chân núi Phú Gia đến tạm lánh tại một số nhà dân trên địa bàn. Nhớ lại những lần phải di dời trong các trận mưa bão, chị Trần Thị Dung (SN 1972, trú thôn Phú Gia, Lộc Tiến) vẫn không giấu được lo lắng, nói rằng, dưới chân núi Phú Gia có nhiều hộ dân dựng nhà sinh sống, tuy nhiên nơi đây có nguy cơ sạt lở rất cao vì núi đã bị đứt gãy, sạt lở.

Nguyên nhân là do nhiều năm trước, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho phép các đơn vị thi công đường trong cảng Chân Mây khai thác đất, đá ở khu vực núi để làm đường công vụ và hệ thống đường giao thông. Nhiều đơn vị thi công sau khi khai thác xong không chịu hoàn trả lại mặt bằng, trong khi núi cao và có độ dốc lớn, gây nên tình trạng sạt lở. Từ tuyến QL1A dễ dàng nhận rõ vết nứt gãy kéo dài, với khối lượng đất đá khá lớn, nguy cơ sạt trượt trên lưng chừng núi khi có mưa lớn.

“Năm nào cũng vậy, cứ mỗi lần đến mùa mưa bão, chính quyền địa phương lại xuống vận động, gia đình tôi phải khăn gói đến nơi an toàn tránh trú, hết mưa lại về. Nhưng ai đảm bảo được lúc hết mưa, khi những ngọn núi đã ngấm no nước thì việc sạt lở không xảy ra. Mấy năm trước, chính quyền địa phương có nói sẽ hỗ trợ cho mỗi hộ 20 triệu đồng để di dời. Nhưng với số tiền đó làm sao chúng tôi đủ trang trải để xây dựng nơi ăn chốn ở mới được”, chị Dung nói.

Được biết, khu vực này đã từng một lần bị sạt lở trong mùa mưa bão năm 1999 vùi lấp 1 ngôi nhà ở cạnh nhà chị Dung. Khoảng 10 năm trở lại đây, cứ hễ vào mùa mưa thì tại khu vực này lại xảy ra sạt lở đất, tuy không gây ra thương vong nhưng cũng khiến vườn tược nhiều hộ dân bị thiệt hại nặng nề.

Chị Trần Thị Hoàng Phương, một hộ dân sống cách chân chừng 150m cho hay, gia đình chị về khu vực chân đèo Phú Gia ở năm 2009. Từ khi xảy ra vụ sạt lở gây chết hàng chục người ở thủy điện Rào Trăng 3 đến nay, gia đình chị cứ sống phập phồng, thấp thỏm. “Từ năm 1999 đến 2013 gần khu vực nhà tôi sinh sống cũng từng xảy ra sạt lở núi nên gia đình rất lo lắng, nhưng vẫn chưa thể di dời”, chị Phương bày tỏ.

Nhiều nhà dân ở dưới chân núi gần điểm sạt lở nhưng chưa di dời.

 Theo ông Phan Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến, không chỉ cơn bão số 5 vừa rồi số hộ dân ở dưới chân núi Phú Gia buộc phải di dời mà vào mùa mưa cuối năm 2020, chính quyền địa phương đã 4 lần phát “lệnh” di dời khẩn cấp đối với nhiều hộ dân sống dưới chân đèo Phú Gia.

Khu vực đèo Phú Gia nhiều năm nay luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi với vết nứt gãy lộ rõ trên chiều dài khoảng 200m, bề ngang khoảng 1,5m; xuất hiện từ năm 2008. Nguyên nhân do trước đó đơn vị khai thác đất, đá đã đào làm hỏng chân núi. Qua theo dõi của chính quyền địa phương, từ năm 2008 đến nay, vết nứt không dài và rộng thêm nhưng nguy cơ sạt trượt vẫn rất lớn trong mùa mưa bão.

Từ năm 2013, qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, người dân và địa phương cũng đã đề xuất chính sách hỗ trợ và có phương án di dời nhằm đảm bảo an toàn cho các hộ dân. Qua nhiều cuộc họp, mới đây, chính quyền đã bố trí tái định cư, hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ theo quy định về việc di dân ở vùng thiên tai, sạt lở.

Địa phương cũng đề xuất huyện hỗ trợ đền bù tài sản trên đất (nhà cửa, công trình hạ tầng) cho các hộ dân di dời tái định cư, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được do thiếu kinh phí. Trong khi các hộ dân sống dưới chân núi chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, điều kiện kinh tế khó khăn, vì thế chưa thể di dời. Vì thế, biện pháp để đảm bảo an toàn là vào những mùa mưa bão, chính quyền xã luôn vận động, hỗ trợ người dân đến nơi ở an toàn.

Hải Lan

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文