Tăng cường giải pháp bảo vệ “lá phổi xanh” ở Phú Yên

23:23 13/06/2024

Nhiều giải pháp quyết liệt phòng ngừa, đấu tranh vi phạm pháp luật (VPPL) trong lĩnh vực lâm nghiệp đang được tỉnh Phú Yên triển khai trong giai đoạn 2024-2028 để bảo vệ “lá phổi xanh” ở vùng đất này. Ngoài trách nhiệm của các lực lượng liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương từ tỉnh đến xã, còn phải huy động người dân tích cực phối hợp.

Vẫn tái diễn nạn phá rừng

Theo thống kê mới nhất, diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn Phú Yên hơn 275.618ha, chiếm 54,84% tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở 3 huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân. Trong đó, đất rừng đặc dụng 19.459 ha; rừng phòng hộ 102.665ha, rừng sản xuất 153.494ha với nhiều loại động, thực vật phong phú, đa dạng. Từ hiệu quả chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, diện tích rừng trồng tăng lên 27.584ha, nên giai đoạn 2015-2019, Phú Yên là tỉnh có diện tích rừng tăng thứ hai ở miền Trung. Trong khi đó diện tích rừng tự nhiên đến năm 2023 đã giảm 2.623ha, do nhiều nguyên nhân, trong đó có tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép gần 242ha.

Trong những năm qua, mặc dù cấp ủy, chính quyền các địa phương cùng các cơ quan chức năng thường xuyên chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, kết hợp vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), đồng thời tăng cường nhiều biện pháp tuần tra kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn, xử lý VPPL, thế nhưng tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh lâm sản và động vật hoang dã trái phép vẫn còn tái diễn. Trong 8 năm (2016-2023), các lực lượng QLBVR đã phát hiện 3.308 vụ vi phạm gồm 1.113 đối tượng, thu giữ hơn 3.849m3 gỗ các loại, 207.707kg thực vật rừng, 121.590kg than hầm, 130.628kg củi, 7.074 cây non, 47 xe ôtô, 460 xe máy, xe thô sơ và 239 công cụ phá rừng...

Kiểm lâm và Công an Phú Yên kiểm tra hiện trạng rừng phía Đông huyện Sông Hinh.

Cùng với việc xử lý vi phạm hành chính (VPHC) 2.950 vụ, gồm 1.024 đối tượng, lực lượng Kiểm lâm, Công an không chỉ tiếp nhận, giải quyết kịp thời các nguồn tin tố giác tội phạm, mà còn đấu tranh, khám phá nhiều vụ phá rừng. Qua đó đã khởi tố 242 vụ án gồm 292 bị can, trong đó có 228 vụ án hủy hoại rừng gồm 241 bị can, chiếm 94,21%. Điều đáng nói là với tinh thần kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố 14 bị can là cán bộ cấp xã và viên chức kiểm lâm, BQLR phòng hộ cấp huyện liên quan đến 3 vụ phá rừng ở huyện Tây Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa.

Theo Đại tá Võ Duy Tuấn, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên, trong 8 năm qua tội phạm lĩnh vực lâm nghiệp ở tỉnh này đã hủy hoại, đốn hạ trái phép trên diện tích 454ha rừng, trong đó có 145ha rừng sản xuất, 22ha rừng đặc dụng, 75ha rừng phòng hộ… Số lượng gỗ các loại đã bị hủy hoại, khai thác trái phép hơn 2.098m3, tổng giá trị thiệt hại về lâm sản và môi trường, sinh thái rừng ước tính gần 12 tỷ đồng.

Gỡ vướng, phối hợp tốt hơn

 Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên thẳng thắn nhìn nhận công tác phòng ngừa, đấu tranh VPPL trong lĩnh vực lâm nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể như 403 vụ VPHC chưa xác định được đối tượng (12,2%), 139 vụ án phải tạm đình chỉ điều tra (57,4%) vì không xác định được người phạm tội mà nguyên nhân chính là do hiện trường nhiều vụ phá rừng ở địa hình phức tạp, hiểm trở nên công tác bảo vệ hiện trường, thu giữ, bảo quản vật chứng khó khăn; một số trường hợp giám định giá thiệt hại về môi trường, sinh thái rừng, giá trị lâm sản chưa chính xác, phải giám định nhiều lần; thậm chí có vụ huỷ hoại rừng không thể giám định do không còn mẫu vật, gây khó khăn trở ngại trong hoạt động điều tra, trong khi chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn, quy định xử lý những trường hợp này.

Ngoài ra, việc trao đổi thông tin giữa Kiểm lâm với Công an có lúc chưa kịp thời; công tác tuần tra, kiểm soát vẫn còn bất cập, chưa hiệu quả, chủ yếu là đẩy đuổi đối tượng vi phạm mà chưa quyết liệt đấu tranh, truy bắt và xử lý.

Mặt khác, theo quy định của Luật xử lý VPHC năm 2012, sau 1 năm mới được ban hành quyết định tịch thu, sung công quỹ tang vật, phương tiện vi phạm thì tang vật đã hư hỏng, trong khi kiểm lâm không có kinh phí chi trả bốc xếp, vận chuyển, bảo quản tang vật và không thể tạm ứng kinh phí do vướng mắc quy định thanh toán không dùng tiền mặt; cơ sở vật chất, thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương tiện, kinh phí phục vụ phòng ngừa, đấu tranh VPPL trong lĩnh vực lâm nghiệp còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế về nhiệm vụ công tác, thậm chí một số trường hợp người thi hành công vụ chưa thể tự bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chính mình khi đối mặt với lâm tặc sử dụng hung khí nguy hiểm để chống trả manh động, hung hãn.

Để tạo thế chủ động phòng ngừa, đấu tranh VPPL trong lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2024-2028, UBND tỉnh Phú Yên đã đề ra một số giải pháp về đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực; sắp xếp, bố trí hợp lý lực lượng và đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của người dân trong QLBVR. Bên cạnh đó, ba lực lượng Công an, Quân sự, Kiểm lâm tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp; tăng cường tuần tra kiểm soát trong QLBVR; giải quyết kịp thời các nguồn tin tố giác để tổ chức điều tra, truy xét làm rõ và kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi VPPL, nhất là các đối tượng cầm đầu, tiếp tay, bảo kê…

Đề cập đến thực trạng nhân lực trực tiếp phòng ngừa, đấu tranh VPPL trong lĩnh vực lâm nghiệp, ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, toàn tỉnh hiện có 119 kiểm lâm biên chế tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh, 11 Hạt kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố và 2 BQLR đặc dụng Đèo Cả, Krông Trai; 104 viên chức biên chế tại 5 BQLR phòng hộ đảm trách hơn 102.093ha đất rừng, bình quân mỗi viên chức phải quản lý hơn 1.109ha đất rừng. So với biên chế được giao thì quân số vẫn còn thiếu 20 kiểm lâm và 12 viên chức. Bên cạnh đó còn có 98.373ha rừng giao cho 93 xã quản lý nhưng chưa xã nào có biên chế chuyên trách QLBVR mà tất cả đều phải hợp đồng nhân viên kiêm nhiệm công tác địa chính, nông nghiệp, trong khi nguồn kinh phí QLBVR rất hạn chế, thậm chí có xã chưa được hỗ trợ.

Việt Tường

100 sinh viên Học viện CSND đến hiến máu trong lễ phát động Chủ nhật Đỏ lần thứ 17 - năm 2025. Chủ nhật Đỏ đã thu được hơn 400 nghìn đơn vị máu, phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho hàng trăm nghìn người bệnh trong suốt 16 năm qua.

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文