Tăng cường phòng cháy tại các chợ truyền thống trong những ngày Tết

08:17 05/02/2024

Thời gian qua, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nhiều vụ cháy chợ truyền thống gây thiệt hại lớn về tài sản của các tiểu thương. Do đó vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực phối hợp với Công an các huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, kiểm tra các quy định về đảm bảo an toàn PCCC tại các chợ để hạn chế nguy cơ cháy, nổ xảy ra.

Ghi nhận của PV Báo CAND, tại địa bàn TP Huế hiện có hơn 40 chợ truyền thống, chợ dân sinh. Trong đó có nhiều chợ có quy mô lớn như chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự, Kim Long… với hàng trăm tiểu thương tham gia kinh doanh buôn bán các mặt hàng. Trước dịp Tết Nguyên đán năm nay, tiểu thương đều mua và dự trữ nhiều loại hàng hóa để phục vụ nhu cầu thị trường, trong đó có những mặt hàng dễ gây cháy như thuốc lá, hàng mã, vải vóc, áo quần. Những ngày giáp Tết, có rất đông người dân đến các khu chợ truyền thống kể trên để mua bán, trao đổi hàng hóa, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn.

Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại chợ Tứ Hạ, thị xã Hương Trà.

Tại chợ Đông Ba, ngôi chợ truyền thống nổi tiếng ở Cố đô Huế hiện có quy mô hơn 2.700 lô kinh doanh với nhiều mặt hàng, trong đó có 1.800 lô có sử dụng nguồn điện. Để đảm bảo an toàn PCCC, Ban quản lý (BQL) chợ Đông Ba đã đầu tư các phương tiện, thiết bị PCCC, thành lập đội PCCC gồm 22 thành viên. BQL chợ Đông Ba còn lập nhóm Zalo để trao đổi thông tin liên quan đến công tác PCCC và bố trí nhân viên thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, nước trong khu vực chợ.

Bà Hoàng Thị Như Thanh, Trưởng BQL chợ Đông Ba cho biết, xác định vấn đề chạm, chập điện là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ cháy chợ nên đơn vị đã phối hợp với Chi nhánh Điện lực Bắc sông Hương kiểm tra hệ thống điện ở chợ, tiến hành đấu nối hệ thống điện mới cho tiểu thương và thường xuyên kiểm tra các bếp than, bếp lò ở khu vực kinh doanh hàng ăn uống. "Đến nay chợ Đông Ba đã trang bị 234 bình chữa cháy, 32 họng nước chữa cháy, 60 lô hàng ở các ngành hàng có nguy cơ cháy nổ cao đều được tiểu thương trang bị thiết bị phòng cháy. BQL chợ còn bố trí hơn 20 nhân viên chia làm 3 khu vực ứng trực 24/24h để kiểm tra và cắt hệ thống điện luân phiên theo từng khu vực. Đồng thời tổ chức tập huấn cho cán bộ, tiểu thương thực hiện tốt công tác PCCC&CNCH, xử lý kịp thời theo phương châm "4 tại chỗ" khi có sự cố cháy nổ xảy ra", bà Hoàng Thị Như Thanh chia sẻ.

Và trên thực tế, không ít vụ cháy chợ ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của tiểu thương từ việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, hoặc nguyên nhân khách quan là do chập nguồn điện. Như vừa qua, vụ cháy xảy ra tại chợ Khe Tre, là ngôi chợ lớn nhất của huyện miền núi Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã thiêu rụi 1.260m2 tại đình chính của chợ và 960m2 đình phụ. Vụ cháy khiến 335 hộ kinh doanh, tiểu thương tại ngôi chợ này bị thiệt hại nặng nề về tài sản, hàng hóa với tổng số tiền ước tính khoảng 40 tỷ đồng, trong đó có nhiều tiểu thương vừa nhập nhiều lô hàng hóa gồm vải, quần áo, máy móc điện tử về bán dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn thì bị lửa thiêu rụi toàn bộ, làm mất trắng hàng tỷ đồng. Qua điều tra, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế xác định nguyên nhân cháy chợ Khe Tre xuất phát từ việc chập nguồn điện được đấu nối trong chợ.

Thượng tá Phan Thanh Phong, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vụ cháy chợ Khe Tre là bài học lớn trong việc quản lý, sử dụng điện tại chợ không chỉ đối với các hộ tiểu thương, BQL chợ mà cả các ban ngành liên quan. Thực tế phần lớn các vụ cháy, trong đó có cháy chợ xảy ra đều bắt nguồn từ nguyên nhân do điện. Và để tăng cường công tác bảo đảm PCCC&CNCH dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, từ ngày 31/1 đến ngày 4/2, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức kiểm tra công tác PCCC&CNCH tại các chợ truyền thống, siêu thị, kho hàng, quán karaoke, bar, pub beer thuộc phân cấp quản lý của Công an cấp huyện và các chợ, cửa hàng bách hóa, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh thuộc diện quản lý của UBND cấp xã. Tại các khu chợ và địa điểm kiểm tra, cơ quan Công an đã tổ chức tuyên truyền, phát hơn 6.500 tờ rơi cảnh báo PCCC cho tiểu thương, người dân, chủ cơ sở kinh doanh.

Thượng tá Phan Thanh Phong cho hay, qua kiểm tra, đơn vị đã yêu cầu BQL các khu chợ truyền thống, các đơn vị liên quan tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH cho tiểu thương và nhân dân. Đồng thời yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác ứng trực, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, có phương án để xử lý kịp thời các tình huống khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót về PCCC tại các chợ, cơ sở kinh doanh.

Dịp này, UBND TP Huế cũng đã yêu cầu UBND 36 phường, xã đóng trên địa bàn khẩn trương khắc phục các tồn tại về PCCC&CNCH, đầu tư kinh phí trang bị phương tiện PCCC&CNCH tại các chợ như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống họng nước chữa cháy, trạm bơm chữa cháy. Xử lý dứt điểm các điểm kinh doanh, buôn bán tự phát nhằm đảm bảo ANTT và an toàn PCCC trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Anh Khoa

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文