Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng trong mùa mưa lũ

15:11 11/11/2024

Trong bối cảnh tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung, huyện Nam Giang nói riêng đang bước vào cao điểm, có nguy cơ các đối tượng lợi dụng tình hình này để thực hiện các hành vi xâm hại rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Nam Giang đã tăng cường công tác tuần tra, triển khai nhiều giải pháp quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) hiệu quả.

Ông Đinh Văn Cường, Phó Giám đốc phụ trách BQL RPH Nam Giang cho biết, vào thời điểm mùa mưa bão, có nguy cơ xảy ra các đợt lũ quét, sạt lở dẫn đến những ảnh hưởng, khó khăn, nguy hiểm về việc đi tuần tra, triển khai công tác ngoại nghiệp và đặc biệt là không thể thực hiện các đợt tuần tra dài ngày phải ngủ lại trong rừng. Từ đó có thể dẫn đến trường hợp một số đối tượng xấu lợi dụng tình hình thời tiết phức tạp xâm phạm tài nguyên rừng.

Cán bộ chuyên trách Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang tuần tra bảo vệ rừng trong mùa mưa lũ.

Trước thực tế đó, BQL RPH Nam Giang đã chỉ đạo các Trạm QLBVR thường xuyên bám sát địa bàn, nắm tình hình ở cơ sở, triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, ngành trong công tác QLBVR.

Theo thống kê, trong tháng 10/2024, BQL RPH Nam Giang đã tổ chức được 138 đợt tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng trên toàn lâm phận quản lý (trong đó tuần tra có ứng dụng bộ công cụ Smart được 29 đợt, tổ chức rà soát diện tích thực hiện đo đạc theo Kế hoạch số 5899/KH-UBND và tuần tra thường xuyên được 109 đợt).

Từ đầu năm 2024 đến nay, đã tổ chức được 1.140 đợt tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng trên toàn lâm phận quản lý (trong đó tuần tra có ứng dụng bộ công cụ Smart được 317 đợt, tổ chức rà soát diện tích thực hiện đo đạc theo Kế hoạch số 5899/KH-UBND và tuần tra thường xuyên được 823 đợt). Bên cạnh đó, BQL RPH Nam Giang còn thường xuyên phối hợp với Kiểm lâm làm việc tại địa bàn, lực lượng của UBND các xã, thị trấn thực hiện tuần tra, kiểm tra địa bàn với 68 đợt phối hợp; tăng 57 đợt so với cùng kỳ năm 2023.

Trong quá trình tuần tra, kiểm tra, truy quét đợt từ ngày 7-11/10/2024 tại Tiểu khu 279 thuộc xã Tà Pơ, Đội QLBVR cơ động thuộc BQL RPH Nam Giang phát hiện 5 cái dây bẫy cũ của người dân. Tổ tuần tra đã tiến hành tháo gỡ và phá hủy toàn bộ số dây bẫy cũ nêu trên.

Song song đó, BQL RPH Nam Giang còn chỉ đạo các đội, trạm thường xuyên nắm tình hình địa bàn được giao quản lý, chủ động phân tích tình hình tại từng thời điểm, kịp thời triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, tăng cường lực lượng tại khu vực điểm nóng, kịp thời ngăn chặn hành vi xâm phạm tài nguyên rừng.

Đồng thời, phối hợp với UBND các xã, thị trấn, Kiểm lâm làm việc tại địa bàn, các lực lượng liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm về công tác QLBVR; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ tại cơ sở phù hợp với tình hình tại địa bàn được giao quản lý.

Đặc biệt, trong bối cảnh thời tiết mưa lũ diễn biến phức tạp, BQL RPH Nam Giang đã chỉ đạo các Trạm QLBVR, Đội QLBVR tập trung triển khai Phương án phòng, chống thiên tai và cứu nạn, cứu hộ (PCTT và CNCH) của đơn vị phù hợp với diễn biến thời tiết và tình hình tại cơ sở.

“Nhìn chung, từ đầu năm đến nay, tình hình QLBVR trong toàn lâm phận được giao quản lý cơ bản ổn định, không xảy ra vụ việc vi phạm quy định của Luật Lâm nghiệp”, ông Đinh Văn Cường chia sẻ.

Thời gian tới, BQL RPH Nam Giang tiếp tục tăng cường chỉ đạo các Trạm QLBVR, Đội QLBVR cơ động linh hoạt trong công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng tận gốc, ngăn chặn tình trạng xâm hại rừng, kiên quyết không để xảy ra các điểm nóng về phá rừng, khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể đối với từng khu vực trọng điểm, các hành vi vi phạm (làm nghèo rừng, phá rừng,...); chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng thuộc các phòng chuyên môn, đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện để xây dựng, triển khai kế hoạch, tổ chức kiểm tra an ninh rừng tại các vùng trọng điểm.

Tiếp tục chỉ đạo các bộ phận, Trạm QLBVR, Đội QLBVR trực thuộc triển khai hiệu quả phương án PCTT và CNCH của đơn vị phù hợp với tình hình thực tiễn; chú trọng hơn nữa đến công tác PCTT và CNCH, triển khai Phương án PCTN đã đề ra một cách chủ động và hiệu quả; sẵn sàng lực lượng hỗ trợ các địa phương khi có sự huy động của Ban Chỉ đạo các cấp.

Ngọc Thi

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文