Thấp thỏm nỗi lo… “hà bá” cuốn mất nhà

08:16 23/10/2023

Mỗi năm cứ đến mùa mưa lũ, hàng trăm hộ dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế sống dọc bên bờ sông, ven biển lại thấp thỏm, nơm nớp nỗi lo sạt lở cuốn mất nhà cửa, đất đai vườn tược. Dù người dân đã thực hiện nhiều giải pháp gia cố bờ sông, bờ biển bằng kè tạm nhưng vẫn không thể nào ngăn chặn được đất đai, vườn tược bị sạt lở cuốn trôi.

Những ngày trung tuần tháng 10/2023 vừa qua, do ảnh hưởng của áp thất nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5 nên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to kéo dài trong nhiều ngày, tổng lượng mưa phổ biến từ 1.000-1.300mm. Thời điểm này, các nhà máy thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa nước Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, sông Bồ buộc phải điều tiết xả lũ. Mưa lớn, cộng với lượng nước khổng lồ từ các hồ thủy điện, hồ chứa xả về khiến mực nước các con sông dâng cao, chảy cuồn cuộn. Đây cũng là thời điểm các hộ dân ở tổ dân phố Long Hồ Hạ 2, phường Hương Hồ, TP Huế sống trong nỗi lo khi bờ sông Bạch Yến sạt lở ăn sâu vào vườn tược, sát với nhà cửa.

Người dân ở tổ dân phố Long Hồ Hạ 2, phường Hương Hồ, TP Huế đóng kè tạm do bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng.

Chỉ tay ra điểm sạt lở bên bờ sông Bạch Yến, ông Nguyễn Văn Ất (ở phường Hương Hồ) lo lắng cho biết: “Nhiều năm trước, nhà tôi và các hộ dân xây dựng cách bờ sông Bạch Yến hàng chục mét. Thế nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, do mưa lũ diễn biến phức tạp nên đoạn sông qua địa bàn tổ dân phố chúng tôi bị sạt lở nghiêm trọng hơn. Sạt lở cuốn trôi hết vườn tược, cây cối, hoa màu xuống lòng sông và giờ ăn sâu gần sát móng nhà nên rất lo”.

Cũng vì lo sợ sạt lở cuốn mất nhà xuống dòng sông Bạch Yến nên những ngày qua, ông Nguyễn Cửu Tổng (ở tổ dân phố Long Hồ Hạ 2, phường Hương Hồ) đã huy động người thân trong gia đình và bà con xóm giềng để đóng hàng chục cọc tre làm kè tạm tại điểm sạt lở ven nhà. Ông Tổng cho hay, những trận mưa lớn liên tiếp những ngày qua làm nước sông dâng cao khiến vườn gia đình ông bị sạt lở nghiêm trọng, kéo dài 50m và ăn sâu vào hơn 20m. Tại các vị trí sạt lở xuất hiện nhiều hàm ếch và chỉ cách móng nhà khoảng 10m nên rất nguy hiểm.

Theo ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch UBND phường Hương Hồ cho biết, hiện trên địa bàn phường xuất hiện 7 điểm sạt lở nghiêm trọng dọc tuyến  bờ sông Bạch Yến và sông Hương. Trong đó khu vực bị sạt lở nặng kéo dài từ tổ dân phố Long Hồ Hạ 2 đến Long Hồ Thượng 2 và tổ dân phố Xước Dũ. Sạt lở cuốn trôi nhiều đất đai, vườn tược, cây cối của người dân và uy hiếp nhiều căn nhà nằm sát bờ sông.

“Qua kiểm tra, tại những vị trí sạt lở nặng đã được địa phương cắm biển cảnh báo nguy hiểm, hỗ trợ bà con di dời tài sản, vật nuôi đến nơi an toàn. Đồng thời triển khai các phương án khắc phục tạm thời như đóng cọc tre, làm kè tạm. Về lâu dài, địa phương mong TP Huế và các cơ quan liên quan hỗ trợ xây kè kiên cố tại các điểm sạt lở để đảm bảo an toàn nhà cửa và tính mạng của người dân”, ông Long chia sẻ.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế, đợt mưa lũ trong tháng 10 này không những làm 1.500 nhà dân trên toàn tỉnh bị ngập nước, trong đó có 500 nhà ngập sâu hơn 0,5m; 1.000 nhà ngập từ 0,2m mà còn khiến tuyến bờ sông Hương, sông Bạch Yến, Ô Lâu… đi qua các địa phương của tỉnh bị sạt lở với hơn 40 điểm, tổng chiều dài 21km.

Trong đó, sạt lở bờ sông Hương đoạn qua các xã, phường Thủy Bằng, Hương Thọ, Hương Hồ, Phú Hậu, Hương Vinh, Hương Phong, Phú Mậu, Phú Thanh (TP Huế) với chiều dài 5km; sạt lở bờ sông Bạch Yến với chiều dài 1km. Bờ sông Bù Lu, Nước Ngọt sạt lở khoảng 1,5km; đoạn kè cuối sông Bù Lu gia cố năm 2020 bị sụt lún, đứt gãy với chiều dài 150m; sạt lở bờ sông Phú Bài, sông Vực 1km.

Sông Ô Lâu sạt lở đoạn qua xã Phong Thu, thị trấn Phong Điền, Phong Hòa với chiều dài 1,5 km. Dòng sông Bồ đi qua thôn Lai Thành, thị trấn Tứ Hạ và các phường Hương Xuân, Hương Toàn (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng bị sạt lở nặng nhiều điểm khoảng 2,5km. Sông Bồ đoạn qua các xã Phong An, Phong An (huyện Phong Điền) bị sạt lở khoảng 3km và đoạn qua xã Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành (huyện Quảng Điền) sạt lở khoảng 4km.

Ngoài sạt lở bờ sông, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 5, sóng cao cộng với triều cường đã làm nhiều đoạn bờ biển trên địa bàn tỉnh tiếp tục sạt lở nặng. Trong đó, bờ biển các xã Phong Hải, Điền Hòa (huyện Phong Điền) sạt lở dài 1,5km; bờ biển thôn Thái Dương Hạ Bắc, xã Hải Dương, TP Huế bị sạt lở 600m, ăn sâu vào bờ từ 3-5m; sạt lở bờ biển khu vực xã Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) dài 0,5 km.

Đặc biệt tại bờ biển xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) bị sạt lở nặng với chiều dài 1,2 km, ăn sâu vào bờ 5-7m, có vị trí hơn 15m. Các tuyến bờ biển qua xã Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh (huyện Phú Vang) cũng bị sạt lở nhiều điểm. Tại bờ biển khu vực xã Giang Hải tiếp giáp xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) sạt lở với chiều dài khoảng 1km, mở lạch cửa biển mới với chiều dài 60m, ảnh hưởng đến 70ha nuôi trồng thủy sản, 100ha trồng lúa và hoa màu của người dân địa phương.

Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết,trước thực trạng sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng như trên, hiện tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các địa phương tiến hành rà soát, xử lý khẩn cấp các điểm sạt lở, nguy cơ sạt lở cao ảnh hưởng đến các khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng và người dân. Đơn vị đã yêu cầu các địa phương có biện pháp bố trí rào chắn, biển báo tại các đoạn bị sạt lở nhằm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông và có kế hoạch di dời, sơ tán các hộ dân sinh sống ở ven sông, trong khu vực sạt lở khi có mưa bão đến. Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ chú trọng đầu tư các công trình ở vùng trọng điểm, xung yếu nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân và bố trí tái định cư cho các hộ dân ở khu vực bị sạt lở để ổn định cuộc sống về lâu dài.

Anh Khoa

Trong quá trình điều tra, truy tố và trước khi đưa vụ án ra xét xử, các cơ quan tố tụng đã nhiều lần thông báo cho các bị hại đến cung cấp thông tin về vụ việc và số tiền bị thiệt hại. Đồng thời thông tin công khai về số tài sản kê biên, phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan và đồng phạm ngay từ khi kết thúc điều tra.

Sự việc xảy ra ở công trình đường tránh phía Đông TP Đông Hà (Quảng Trị), đoạn qua địa bàn xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 6, từ ngày 26 - 29/10/2024, địa phương này có mưa vừa đến mưa to.

Trong khuôn khổ Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024-SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 7/11, các diễn giả tham gia chương trình nhận định Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Với quyết tâm cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU, thời gian qua các địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, hướng tới mục tiêu khai thác thủy sản bền vững. Lực lượng Công an đã có nhiều hoạt động cụ thể, tích cực để đóng góp vào công tác này…

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文