Thừa Thiên-Huế đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế - xã hội

08:22 22/06/2022

UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát là hoàn chỉnh mô hình chính quyền số đến năm 2025, hình thành xã hội số và phát triển kinh tế số làm động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.

Tại buổi làm việc với Cục Tin học hóa của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) mới đây về thực hiện các nhiệm vụ CĐS của Thừa Thiên-Huế và kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban Quốc gia (UBQG) về CĐS; ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, hiện tỉnh đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch hoạt động năm 2022 của UBQG về CĐS; ban hành kế hoạch hoạt động năm 2022 và giai đoạn 5 năm của Ban Chỉ đạo.

Hàn Quốc đang giúp Huế xây dựng thành phố du lịch thông minh.

Đặc biệt là hoàn thành nhiệm vụ triển khai ứng dụng nền tảng bản đồ số trước thời hạn được giao theo kế hoạch hoạt động năm 2022 của UBQG về CĐS; Sở TT&TT tỉnh cũng đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về CĐS tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế cho biết, nội dung Nghị quyết này nhằm đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số, xây dựng xã hội số để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; kết nối, cung cấp dịch vụ, giải quyết mối quan hệ và thay đổi phương thức sống, làm việc của người dân; góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy đảng, chính quyền, thay đổi lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Đây là công cụ đột phá để các ngành, các lĩnh vực phát triển nhanh và bền vững, tiến nhanh đến mục tiêu xây dựng Thừa Thiên-Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Theo ông Phan Ngọc Thọ, CĐS không còn dừng ở sự lựa chọn mà là bắt buộc đối với các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp. CĐS là xu thế tất yếu, tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. Do đó, thời gian qua, tỉnh đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh CĐS nhằm xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phục vụ tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp, người dân là mục tiêu mà tỉnh đề ra. CĐS chính là góp phần xây dựng Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tại Thừa Thiên-Huế, thời gian qua, nhiều sở, ngành và các doanh nghiệp đã đồng loạt triển khai CĐS.

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế nói rằng, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo hướng số hóa để thích ứng với thực tế và nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trên thị trường, gia tăng lợi nhuận cũng như cơ hội tiếp cận với khách hàng trong và ngoài nước. Đặc biệt, với mục tiêu xây dựng chính quyền số để tạo môi trường chính quyền thân thiện đã hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy các lĩnh vực, ngành, nghề được chuyển đổi phương thức từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ số để giảm chi phí, tăng năng suất lao động, thu hẹp khoảng cách phát triển và phát triển xã hội số dựa trên nền tảng công nghệ, hình thành công dân số và văn hóa số…

Tại diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 diễn ra cuối tháng 5/2022, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và các đơn vị liên quan đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác trong các hoạt động thúc đẩy CĐS, phát triển kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2022-2025. Việc hợp tác nhằm thúc đẩy xây dựng cộng đồng công nghệ số trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS trong các lĩnh vực hành chính công, kinh tế - xã hội, hướng tới xây dựng thành phố thông minh tại tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đặc biệt, thu hút và tạo động lực thúc đẩy nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chất lượng.

Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên-Huế tạo môi trường và cộng đồng chuyên gia trong nước và quốc tế nhằm xây dựng cộng đồng khởi nghiệp về công nghệ số tại Thừa Thiên-Huế và khu vực miền Trung. Mới đây, TP Huế và cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) vừa phối hợp khởi động dự án xây dựng TP Huế văn hóa và du lịch thông minh có tổng mức đầu tư 14,8 triệu USD.

Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, ông Ahn Min Sik khẳng định: Dự án xây dựng TP Huế văn hoá và du lịch thông minh phối hợp kỹ thuật đô thị thông minh để tích lũy dữ liệu liên quan tới du lịch và tăng khả năng tiếp cận cho du khách tới những thông tin cần thiết, bao gồm cả việc cải thiện môi trường đô thị bằng cách lắp đặt đèn thông minh, wifi công cộng, khu tích hợp văn hóa. Thông qua dự án, TP Huế sẽ có khả năng tiếp tục phát triển thành một thành phố du lịch theo hướng cả truyền thống và hiện đại…

Qua trao đổi, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết thêm, CĐS là một trong những nội dung tỉnh quan tâm thực hiện để tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2025, phấn đấu 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về CĐS, kỹ năng số, công nghệ số.

100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số. 70% số người dân trên địa bàn tỉnh trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu. 100% các các sở ban ngành, UBND cấp huyện xây dựng mạng lưới chuyển đổi số đến tận cấp cơ sở với đội ngũ được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số trong các ngành, các cấp… 

Hải Lan

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文