“Tiếp sức hoàn lương” - điểm tựa niềm tin của người từng lầm lỗi

07:52 18/12/2023

Những năm qua, Công an huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) luôn quan tâm chú trọng công tác tái hòa nhập cộng đồng, bằng việc triển khai thực hiện mô hình “Tiếp sức hoàn lương” đã thực sự là điểm tựa niềm tin giúp những người một thời lầm lỗi vững tin, quyết tâm làm lại cuộc đời…

Nhằm tạo điều kiện giúp cho người được đặc xá, người chấp hành xong án phạt tù (gọi chung là người tái hòa nhập cộng đồng) trở về địa phương xóa bỏ mặc cảm, có cuộc sống ổn định, góp phần hạn chế tái phạm, tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT), từ cách nay gần 9 năm, ngày 27/1/2015, Công an huyện Nghĩa Hành đã ra mắt mô hình “Tiếp sức hoàn lương”, thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Trưởng Công an huyện làm Trưởng ban, các đồng chí Phó Trưởng Công an huyện làm Phó ban và chỉ huy các đội nghiệp vụ của Công an huyện làm thành viên. 

Bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, Ban chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên thường xuyên gặp gỡ, động viên, giới thiệu việc làm; đồng thời tích cực kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp được 145 triệu đồng và nhiều vật dụng như: xe đạp, sách vở… giúp cho người tái hòa nhập cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Thượng tá Nguyễn Thành Long, Trưởng Công an huyện Nghĩa Hành tặng bò giống cho người tái hòa nhập cộng đồng.

Cách nay 6 năm, anh Dương Văn Th. ở thôn Trường Lệ, xã Hành Tín Đông mãn hạn tù trở về địa phương song hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn, Ban chỉ đạo đã tặng gia đình anh 1 con bò trị giá 10 triệu đồng. “Khi ấy, tôi thật sự bế tắc, chưa biết bắt đầu cuộc sống như thế nào. Được sự quan tâm, động viên kịp thời của các anh Công an, tặng bò giống và tiền làm chuồng trại, đến nay, đàn bò của tôi phát triển được 5 con, đời sống gia đình ổn định, các con học hành tử tế. Sự động viên, giúp đỡ của các anh công an đã khích lệ tôi quyết tâm làm lại cuộc đời”, anh Th kể. Chăm chỉ lao động, anh Th còn tích cực tham gia công tác bảo đảm ANTT, đã 2 lần anh tham gia truy đuổi, bắt đối tượng trộm cắp tài sản, được chính quyền và bà con biểu dương, khen ngợi.

Cũng như trường hợp anh Th, các anh Trần B (ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh); Đoàn Văn Th (ở thôn Hiệp Phổ Bắc, xã Hành Trung); Võ Duy H (ở thôn Đại Xuân, xã Hành Thuận); Phạm Đăng H (ở thôn Đại Xuân, xã Hành Thuận),… cũng được mô hình tặng bò giống. Đến nay, đàn bò của gia đình các anh đã sinh sôi phát triển tốt. Từ tiền bán bò, các anh đầu tư chăn nuôi trên 300 con gà, vịt,…

Vào năm học mới, Ban chỉ đạo đã tặng hàng trăm suất quà gồm: sách vở, xe đạp, bàn ghế… cho con của người tái hòa nhập cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. “Các anh Công an coi mình như người nhà, thường xuyên thăm hỏi, tặng quà động viên con mình cố gắng vươn lên, học giỏi. Mình rất xúc động. Mình hứa sẽ sống thật tốt, không phụ lòng các anh”, anh Phạm Đăng H ở xã Hành Thuận, tâm sự.

Thượng tá Nguyễn Thành Long, Trưởng Công an huyện Nghĩa Hành cho biết, qua nắm tình hình, có trên 50% trường hợp người tái hòa nhập cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm ổn định; đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho người tái hòa nhập cộng đồng dễ “đứt gánh” hoàn lương. “Mô hình “Tiếp sức hoàn lương” ra đời như là điểm tựa, cầu nối rút ngắn con đường tái hòa nhập cộng đồng cho họ. Bên cạnh việc cử cán bộ tăng cường về cơ sở tuyên truyền, động viên người tái hòa nhập cộng đồng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, vượt qua khó khăn, Ban chỉ đạo đã tích cực kêu gọi sự đóng góp của chính quyền, các cá nhân, doanh nghiệp cùng chung tay giúp đỡ người tái hòa nhập cộng đồng hoàn lương”, Thượng tá Nguyễn Thành Long thông tin thêm.

Qua 8 năm thực hiện, Ban chỉ đạo mô hình đã tặng 5 con bò và tiền làm chuồng trại trị giá 64 triệu đồng cho 5 trường hợp người tái hòa nhập cộng đồng. Tặng 17 sổ tiết kiệm, mỗi sổ 1 triệu và 2 sổ tiết kiệm, mỗi sổ 2 triệu đồng; 20 xe đạp, hàng trăm ký gạo, vở, bàn ghế, giường cá nhân… trị giá hơn 90 triệu đồng cho con của người tái hòa nhập cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi. Bên cạnh đó, Ban còn vận động các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài địa bàn tiếp nhận nhiều trường hợp vào làm việc; tư vấn, hỗ trợ cho anh Phạm Thành Ph. (ở xã Hành Thiện) được vay 100 triệu đồng để đầu tư kinh doanh,...

Ông Trương Quang Hà, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Nghĩa Hành cho biết, công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng thể hiện sâu sắc chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để nâng cao hiệu quả công tác này, đòi hỏi phải huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân chung tay, góp sức cùng tham gia.

“Thời gian qua, Công an huyện Nghĩa Hành đã có nhiều cố gắng, tích cực, giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo trong công tác tái hòa nhập cộng đồng. Bằng việc triển khai thực hiện mô hình “Tiếp sức hoàn lương” đã thu được những kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội và cộng đồng quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về địa phương ổn định cuộc sống, không tái phạm tội và vi phạm pháp luật, góp phần ổn định ANTT, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương”, lãnh đạo Huyện uỷ Nghĩa Hành đánh giá và cho biết, hiện Công an huyện Nghĩa Hành đang tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về công tác tái hòa nhập cộng đồng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người tái hòa nhập cộng đồng.

Đặc biệt, Công an huyện đang tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, tạo điều kiện để họ có vốn sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống gia đình.

Tấn Thành

Tối 4/1, tại Quảng trường 10-3, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công an, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8) - Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức Chương trình “Người truyền lửa” năm 2025 với chủ đề “Lửa ấm Cao Nguyên”.

Sau hơn 1 tháng trao đổi với chúng tôi về những vụ việc có dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Phân hiệu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (Phân hiệu) thuộc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, ngày 30/12/2024 ông Hà Tài Sáu, Giám đốc Phân hiệu đã có văn bản trả lời xung quanh những vấn đề này…  

Ngày 4/1, Cục CSGT cho biết, kể từ ngày 1/1/2025, lực lượng CSGT được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Nội dung này được căn cứ theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Nghị định 151/2024/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 71/2024/TT-BCA của Bộ Công an.

Ít nhất 8 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại chợ dân sinh ở thành phố Trương Gia Khẩu thuộc tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc.

* Thu giữ 10 bánh heroin và 15kg nghi là ma tuý tổng hợp dạng đá

Ngày 4/1, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Trị cho biết vừa tổ chức khen thưởng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy vì đã có thành tích xuất sắc trong đấu tranh, truy xét và làm rõ đối tượng liên quan vụ phát hiện số lượng lớn ma túy trên xe ô tô khách bị TNGT.

Ngày 4/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Bùi Thanh Tùng và Phan Văn Tiến, là phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”, quy định tại Điều 170 BLHS.

Sáng 4/1, tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Ban Thanh niên CAND - Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh, Tỉnh đoàn Đắk Lắk cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức Chương trình “Về với buôn làng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文