Tốn nhiều tỷ đồng khơi thông, cửa biển vẫn bồi lấp

07:17 26/07/2022

Cửa biển Lạch Giang, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) từng được nạo vét, khơi thông luồng lạch để tàu thuyền thuận lợi ra vào, nhưng chỉ sau thời gian ngắn lại bị bồi lấp khiến ngư dân gặp rất nhiều khó khăn…

Một ngày cuối tháng 7/2022, chúng tôi có mặt tại xã Lộc Vĩnh, dù thời tiết nắng gắt rất thuận lợi cho tàu thuyền ra khơi, nhưng tại đây hàng trăm tàu thuyền vẫn nằm bờ. Qua tìm hiểu, ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho biết, nguyên nhân là do cửa biển bị cát bồi lấp nên tàu thuyền không thể ra khơi. Ngư dân Võ Lào (trú thôn Bình An 2, Lộc Vĩnh) vẫn còn ám ảnh chuyến ra biển qua cửa Lạch Giang cách đây chưa lâu.

Anh kể rằng, cửa biển Lạch Giang bị bồi lấp khiến chiếc thuyền đánh cá của anh loay hoay hàng giờ không thể ra khơi, rồi mắc cạn, bị gãy bánh lái. Tuy nhiên, vụ thuyền đánh cá của anh Lào bị mắc cạn ở cửa biển Lạch Giang dẫn đến hậu quả thiệt hại nghiêm trọng chỉ là một trong nhiều vụ tàu thuyền đánh cá của ngư dân Lộc Vĩnh đi qua cửa biển này gặp nạn do luồng lạch bị bồi cạn bất thường. Điển hình, cuối năm 2021, 2 chiếc thuyền của ngư dân Phan Định và Phạm Hiền (thôn Bình An 2, Lộc Vĩnh) mắc cạn rồi bị sóng đánh lật nhào ở cửa biển Lạch Giang vào rạng sáng khi đang di chuyển ra khơi. Các ngư dân đi trên 2 thuyền đánh cá may mắn được cứu sống, nhưng vụ tai nạn đã gây thiệt hại không nhỏ về tài sản. Chính quyền xã và lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện Phú Lộc phải huy động hơn 200 người đến tham gia cứu nạn, cứu hộ...

Ông Huỳnh Phước Dũng, Trưởng thôn Phú Hải, xã Lộc Vĩnh, trao đổi rằng, cửa biển Lạch Giang theo luồng tuyến cũ trước đây rộng và sâu, chưa bao giờ xảy ra bồi lấp. Tuy nhiên, từ khi cửa Lạch Giang chuyển sang vị trí mới để nhường không gian xây dựng tuyến đường ra bến số 3 cảng Chân Mây, luồng lạch thường xuyên bị bồi lấp, thu hẹp. Cửa biển bị bồi cạn luôn khiến hàng trăm tàu thuyền với khoảng 1.300 lao động mưu sinh bằng nghề biển ở các thôn Bình An 1 và 2, Phú Hải (xã Lộc Vĩnh) ra vào gặp khó khăn, nguy hiểm.

“Mùa nắng, nước cạn tàu thuyền ra vào rất dễ mắc cạn gây tai nạn. Mùa mưa, gió chướng, nước xoáy từ biển cũng gây nguy hiểm cho tàu thuyền ra vào. Tàu thuyền đánh cá muốn lọt ra biển phải canh chừng nước lên. Nhiều hôm nước lên vào buổi trưa, ngư dân phải cho thuyền ra ngoài tìm nơi neo đậu sẵn cách nhà nhiều cây số. Đợi tới tối, người nhà dùng xe máy chở ngư dân đến nơi thuyền neo tạm để xuất hành ra khơi”, ông Dũng lắc đầu chia sẻ.

Theo ông Lê Công Minh, năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nạo vét, gia cố khắc phục tình trạng bồi lấp cửa biển Lạch Giang với tổng mức đầu tư 6,6 tỷ đồng. Dự án tiến hành nạo vét, khơi thông cửa biển với chiều dài tuyến 625m; kè gia cố bờ tả hạn chế xói lở; xây dựng mỏ hàn chắn cát dọc theo tuyến nạo vét từ cuối kè bờ tả ra phía biển để bảo vệ và hạn chế cát do sóng từ biển đưa vào gây tái bồi lấp cửa biển. Mục đích công trình nhằm đảm bảo an toàn cho hàng trăm tàu thuyền của người dân xã Lộc Vĩnh ra vào an toàn, neo đậu tàu thuyền tránh trú bão và đảm bảo tiêu thoát lũ sông Lạch Giang. Thế nhưng sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn thì công trình đã không phát huy tác dụng.

Hiện tại, xã Lộc Vĩnh có hơn 300 tàu thuyền phải đi qua cửa biển Lạch Giang nhưng mỗi lần di chuyển ra vào cửa biển rất khó khăn nên nhiều tàu thuyền đành nằm bờ. Qua kiểm tra thực trạng cửa biển Lạch Giang, mới đây cơ quan chức năng nhận thấy luồng lạch ngày càng cạn, dòng chảy bị thu hẹp, đất đá đã làm cạn dòng chảy cách từ bờ ra phía biển khoảng 25m. Phía trước cửa Lạch Giang bị cát lấp cạn, khi thủy triều xuống, ghe thuyền của ngư dân không thể di chuyển ra vào. Tình trạng bồi lấp nghiêm trọng cửa biển còn gây nguy hiểm, mất an toàn cho tàu thuyền, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân.

“Do xã Lộc Vĩnh nằm trong địa phận Khu kinh tế (KKT) Chân Mây – Lăng Cô, cửa Lạch Giang nằm cạnh cảng Chân Mây nên chính quyền địa phương có kiến nghị với Ban Quản lý KKT Chân Mây – Lăng Cô về việc sớm xử lý thông thoáng cửa biển Lạch Giang nhưng đến nay vẫn chưa có phương án”, ông Minh nói.

Ông Phan Minh Tâm, Giám đốc Trung tâm Quản lý, khai thác hạ tầng thuộc Ban Quản lý KKT - công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết thêm, sau khi dự án nạo vét cửa Lạch Giang hoàn thành vào cuối năm 2018, luồng lạch được cải thiện về độ sâu, tạo thuận lợi cho tàu thuyền ra vào an toàn được một thời gian. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, đặc biệt là sau những trận lụt lớn cuối năm 2020, tình trạng bồi lắng cửa biển Lạch Giang tái diễn, gây khó khăn, nguy hiểm cho ngư dân địa phương.

Hiện phương án tái đầu tư nạo vét, khơi thông cửa biển Lạch Giang được đặt ra. Tuy nhiên, theo quy hoạch xây dựng cảng Chân Mây được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế phê duyệt, vị trí cửa biển Lạch Giang hiện nằm trong khu vực xây dựng các bến cảng số 6 và 7, nên việc lập dự án đầu tư nạo vét sẽ gây lãng phí. Trước thực trạng tiến thoái lưỡng nan này, Ban Quản lý KKT - công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế đã yêu cầu các đơn vị chức năng lập phương án xử lý theo hướng duy tu luồng lạch hàng năm để đảm bảo cho tàu thuyền ra vào an toàn, trước khi đề xuất tỉnh lập dự án đầu tư cửa biển nhân tạo ở vị trí mới phù hợp.

Hải Lan

Mỹ và Trung Quốc ngày 12/5 đã nhất trí đình chỉ hầu hết các mức thuế đối với hàng hóa của nhau trong một động thái cho thấy căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có dấu hiệu lắng dịu.

Ngày 12/5, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tuyên án phúc thẩm đối với các bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil. Đáng lưu ý, bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) vừa được giảm án 7 năm so với án sơ thẩm (28 năm), vì gia đình nộp 15 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Dư luận quan tâm rằng, với sự tiếp tay của ông Lê Đức Thọ cho Công ty Xuyên Việt Oil gây thiệt hại cho Nhà nước hàng tỷ đồng liệu số tiền khắc phục có thỏa đáng...

Thời gian gần đây, cướp tiệm vàng lại xảy ra tại một số địa phương, với phương thức hoạt động đơn lẻ, lưu động, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh. Mới đây nhất, ngày 5/5 vụ cướp tiệm vàng xảy ra trên địa bàn huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh đã gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và dư luận. Vụ án tuy thiệt hại về vật chất chưa lớn, nhưng phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng lại có phần liều lĩnh, bất chấp hậu quả…

Chiều 12/5, đối tượng Tàu Sa Chín (SN 2001, ngụ xã Phước Hà, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã bị Công an bắt giữ sau hơn 1 giờ đồng hồ gây ra vụ cướp tại chi nhánh một ngân hàng tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.

Ngày 12/5, Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang điều tra vụ án mạng xảy ra tại một phòng trọ thuộc khu phố 5, phường Minh Thành, TX Chơn Thành, khiến người vợ tử vong và người chồng bị thương.

Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần dược Sơn Lâm, bị can Phạm Văn Cách đã có hành vi cấu kết với bị can Nguyễn Mạnh Quyền, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần y dược LanQ, dùng thủ đoạn gian dối, lừa đảo chiếm đoạt hơn 18 tỷ đồng của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và của người dân cùng chi trả. 

Ngày 12/5, Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác thực hiện kế hoạch tuần tra đảm bảo TTATGT tại địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì (Hà Nội), trong đó tập trung xử lý vi phạm đối với các phương tiện xe ba gác, xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh gây mất ATGT khiến người dân bức xúc.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đang điều tra vụ án "Tổ chức đánh bạc; đánh bạc" xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Để phục vụ công tác điều tra vụ án, Cơ quan ANĐT Bộ Công an tiếp tục kêu gọi các cá nhân ra trình diện, hợp tác với Cơ quan ANĐT Bộ Công an, làm rõ các nội dung có liên quan đến vụ án để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.