Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ước nguyện cho đất nước Việt Nam, nhân dân ấm no hạnh phúc, mãi mãi thanh bình

13:18 26/07/2024

“... sang thăm Ấn Độ, khi đến chiêm bái Bồ đề Đạo tràng nơi Đức Phật thành đạo, cụ Nguyễn Phú Trọng rất thành kính tha thiết với ước nguyện duy nhất là cầu cho đất nước Việt Nam, nhân dân ấm no hạnh phúc, mãi mãi thanh bình, phát triển sánh vai cùng năm châu trong thế giới hòa bình”, Hòa thượng Thích Huệ Phước chia sẻ.

Trưa nay (26/7), ngay trước giờ diễn ra Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hòa thượng Thích Huệ Phước - Uỷ viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Hoằng pháp Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Đại biểu HĐNĐ tỉnh Thừa Thiên Huế ngồi chăm chú trước màn hình ti vi để dõi theo truyền hình trực tiếp giấy phút tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi yên nghỉ cuối cùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với Hòa thượng Thích Chơn Thiện và các đại biểu khi vào làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế trong giờ giải lao. (Ảnh: Tư liệu)

Cũng như hàng triệu triệu người dân Việt Nam, những ngày qua, khi nghe tin Tổng Bí thư qua đời, Hòa thượng Thích Huệ Phước rất buồn đau, thương tiếc vô hạn với một vị lãnh tụ kiệt xuất.

Hòa thượng Thích Huệ Phước nhớ lại, tại đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng nhập Niết bàn được tổ chức tại non thiêng Yên Tử năm 2008, lúc đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch Quốc hội đã thay mặt Đảng, Nhà nước đọc văn tưởng niệm, trong đó có đoạn: “Trong con người và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, đời và đạo, đạo và đời luôn luôn hòa quyện vào nhau, gắn bó với nhau vì hạnh phúc của muôn dân, vì sự phát triển của đất nước...”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hòa thượng Thích Chơn Thiện trò chuyện thân mật trong giờ giải lao của một buổi họp Quốc hội tại Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu)

“Và tôi rất cảm động khi được nghe Cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện (đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế 4 khóa) – tháp tùng Đoàn Quốc hội do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc đó là Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu sang thăm Ấn Độ. Khi đến chiêm bái Bồ đề Đạo tràng nơi Đức Phật thành đạo, cụ Nguyễn Phú Trọng rất thành kính tha thiết với ước nguyện duy nhất là cầu cho đất nước Việt Nam, nhân dân ấm no hạnh phúc, mãi mãi thanh bình, phát triển sánh vai cùng năm châu trong thế giới hòa bình”, Hòa thượng Thích Huệ Phước nhớ lại và chia sẻ.

Vòng hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi viếng khi Hòa thượng Thích Chơn Thiện qua đời.

Cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc còn sống được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, rồi sau này là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quý trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng đặt tên cho một cuốn sách do Cố Hòa thượng viết với tựa đề “Trí tuệ và Chân thành”.

“Cuộc đời Tổng Bí thư rất giản dị nhưng đã để lại cho nhân dân và đất nước là quá vĩ đại - cống hiến trọn đời mình cho Đảng, cho dân tộc quang vinh, vì dân vì nước cho đến hơi thở cuối cùng. Tổng Bí thư luôn một cõi lòng nặng trĩu khát khao và quyết sách đưa đến thành công thịnh vượng trong phát triển đất nước bền vững và ngoại giao, hội nhập quốc tế.

Tổng Bí thư là một tấm gương sáng ngời của chiến sĩ cách mạng tận trung, mẫu mực “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” còn lưu lại muôn đời cho hậu thế nương theo và học tập; còn mãi như vầng trăng trong mát, diệu hiền với thời gian vô cùng và không gian vô tận”, Hòa thượng Thích Huệ Phước chia sẻ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chọn xã Hồng Hạ thuộc huyện biên giới A Lưới để đến thăm và làm việc trong chuyến công tác tại Thừa Thiên Huế vào năm 2014. (Ảnh: Tư liệu)

Là đại biểu HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều khóa, Hòa thượng Thích Huệ Phước vẫn nhớ như in, đầu năm 2014, Tổng Bí thư đến thăm tỉnh Thừa Thiên Huế mà không phải đến chốn phồn hoa đô hội mà đến tận thôn quê xã Hồng Hạ, một xã vùng sâu vùng xa còn rất nghèo nàn lạc hậu, đường sá đi lại hiểm nguy của tỉnh Thừa Thiên Huế để thấy được khó khăn, vất vả của bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

Hòa thượng Thích Huệ Phước bày tỏ lòng thương tiếc vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Qua đó, Tổng Bí thư đã chia sẻ, hướng dẫn, chỉ đạo cho bà con vươn lên làm kinh tế ở vùng đất nghèo khó của địa phương cũng như tỉnh nhà. Đặc biệt, là sự quan tâm của Tổng Bí thư qua Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm học sinh Trường Tiểu học xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế. (Anh: Tư liệu)

“Giờ đây, trái tim của nhà lãnh đạo lỗi lạc đã ngừng đập để cho hàng triệu triệu trái tim khác đập mạnh hơn vì lòng nhiệt huyết, vì sự trong sáng, chân thành và đạo đức của muôn kiếp nhân sinh; vì lý tưởng độc lập dân tộc, vì an lạc hạnh phúc và phồn vinh cho đất nước và nhân loại. Tôi thành tâm cầu nguyện anh linh của Cụ Tổng Bí thư sẽ chan hòa pháp giới hồn thiêng sông núi để hộ trì cho nền hòa bình, ổn định và phát triển của Việt Nam, khu vực và thế giới”, Hòa thượng Thích Huệ Phước giọng nghèn nghẹn chia sẻ với chúng tôi trước giờ phút cả nước đau buồn tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.

Hải Lan

Ngày 3/9, Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, lực lượng CSGT đã hỗ trợ các lái xe gặp sự cố trên cao tốc. Việc làm của các anh đã được lái xe cảm kích, thấy may mắn được giúp đỡ đúng thời điểm.

Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ sống và làm việc trong 15 năm cuối đời (1954-1969). Sau 55 năm kể từ ngày Bác đi xa, tất cả di tích, tài liệu hiện vật của Người tại đây vẫn được giữ gìn, phát huy hiệu quả. Khu di tích đã đón gần 90 triệu lượt khách, trở thành “điểm đến”, “điểm nhấn” trong quan hệ ngoại giao cấp cao của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, việc bảo vệ, bảo quản di tích và các hiện vật tại Khu di tích đòi hỏi nhiều kỳ công và không hẳn nhiều người biết đến.

Chiều 3/9 (ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9), người dân ùn ùn trở lại Hà Nội để chuẩn bị đi làm, đi học khiến giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ cũng như khu vực cửa ngõ Hà Nội tăng cao, các phương tiện di chuyển chậm. Trong khi đó, bên trong nội đô, đường phố vắng vẻ, giao thông khá thuận lợi.

Khoảng 21h37 tối 2/9, Công an phường Tân Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình trong khi làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT, TTATGT trên địa bàn phường dịp nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 đã gặp một bé trai bị lạc bố, mẹ đang rất hoảng sợ, đứng một mình ở đường Tây Thành, phường Tân Thành, TP Ninh Bình nên đã đưa về trụ sở Công an.

Ngày 3/9, Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và và phòng thủ dân sự Bộ Công an (gọi tắt là Ban Chỉ đạo ƯPT BCA) có công điện gửi Ban chỉ huy ƯPT Công an các tỉnh, thành phố và các đơn vị chức năng về việc chủ động ứng phó với bão Yagi và mưa lũ do ảnh hưởng của bão.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh cho biết, toàn bộ các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố phải thực hiện nghiêm các quy định ngay từ đầu năm học mới, không được phép kêu gọi phụ huynh đóng các khoản thu mang tên “quỹ trường” hay “quỹ lớp”.

Ngày 3/9, Cơ quan ANĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, vừa phát thông báo tìm bị hại trong vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” do bị can Bùi Thị Kim Dung chủ mưu.

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (2/9) kéo dài 4 ngày đã tạo điều kiện để du khách có thời gian đi chơi xa. Đà Lạt vẫn là sự lựa chọn của đông đảo du khách trong và ngoài nước trong dịp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文