Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ rừng tại Nam Giang

12:55 20/09/2022

Ngày 20/9, bà Doãn Thị Tuyết, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang (Quảng Nam) cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị đã tăng cường công tác phối hợp với UBND các xã, thị trấn, Kiểm lâm làm việc tại địa bàn các xã, thị trấn, các lực lượng liên quan triển khai nhiều hoạt động về công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Công tác tuyên truyền, vận động được xem là nòng cốt, chủ yếu, quan trọng, lâu dài và xuyên suốt nên trong 9 tháng đầu năm 2022, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang đã chỉ đạo các Bộ phận, Trạm QLBVR, Đội QLBVR cơ động phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, cấp thôn, Kiểm lâm làm việc tại địa bàn các xã, thị trấn tổ chức họp thôn tuyên truyền, phổ biến các nội dung quy định của pháp luật về công tác QLBVR và PCCCR, vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành, phối hợp thực hiện tại địa phương.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang tổ chức tuyên truyền cho người dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Kết quả đã tổ chức được 80 cuộc họp/5.544 lượt người tham gia nghe, tổ chức tuyên truyền lưu động bằng loa với số lượng 202 đợt tại các thôn, xã có diện tích rừng thuộc quy hoạch lâm phận Ban, cùng với đó đã có 858 hộ gia đình ký cam kết thực hiện tốt hoạt động BVR và PCCCR.

Ban đã phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam thực hiện 08 đợt tuyên truyền lưu động tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về công tác QLBVR, PCCCR và bảo vệ động vật hoang dã; tổ chức treo 160 bản pano tuyên truyền với nội dung trọng tâm, dễ hiểu, hình ảnh trực quan, sinh động ở dọc tuyến Quốc lộ 14D và tại các tuyến đường liên xã, liên thôn, các khu vực thường xuyên có người qua lại để có thể phát huy cao nhất hiệu quả tuyên truyền, vận động người dân nhân cao ý thức và thực hiện theo.

Cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng trèo đèo, lội suối để làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng trong lâm phận.

Cùng với đó, ngay từ đầu năm Ban đã xây dựng Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng, các Trạm QLBVR, Đội QLBVR cơ động căn cứ vào đó để xây dựng Kế hoạch PCCCR nhằm chuẩn bị tốt mọi điều kiện, phân công lực lượng trực 24/24h vào mùa nắng nóng để chủ động, sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống cháy rừng xảy ra. Nhờ đó, trong thời gian qua trong lâm phận Ban chưa có vụ cháy nào xảy ra, trên địa bàn chỉ có cháy một số rừng trồng của người dân địa phương, tuy nhiên được phát hiện và chữa cháy kịp thời nên không gây thiệt hại lớn về tài sản.

Tính từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang đã tổ chức được 655 đợt tuần tra, kiểm tra, truy quét trên toàn lâm phận. Kết quả đã phát hiện, thu giữ 1 khẩu súng tự chế và bàn giao cho Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an huyện Nam Giang; đẩy đuổi 4 người dân làm bẫy động vật rừng, 10 người dân địa phương làm vàng sa khoáng, 3 người dân vào rừng hái phong lan ra khỏi lâm phận Ban quản lý; tháo gỡ 17 bẫy dây dùng để bẫy, bắt động vật trái pháp luật.

Phát hiện 1 lán trại của một hộ dân thôn Công Dồn, xã Zuôih dựng trái phép trong diện tích quy hoạch lâm phận Ban tại Tiểu khu 283, 334 và có 20 hộ dân cùng thôn phát dọn thực bì để giành đất chờ đền bù khi xây dựng công trình thủy điện Sông Bung 3A, Ban đã phối hợp với UBND xã Zuôih, Ban nhân dân thôn Công Dồn đình chỉ việc dựng lán trại trái phép này và đã đến tận nhà của 20 hộ dân để tổ chức ký cam kết không tái diễn các hành vi tác động vào rừng trái quy định pháp luật.

Công tác tuần tra, bảo vệ rừng được Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang thực hiện thường xuyên.

Tại Tiểu khu 216 thuộc quy hoạch lâm phận Ban trên địa bàn thôn Pà Dấu II, thị trấn Thạnh Mỹ đã phát hiện hai hộ dân phát dọn thực bì để trồng Keo; Ban đã phối hợp với Kiểm lâm làm việc tại địa bàn thị trấn Thạnh Mỹ, lập biên bản hiện trường, đình chỉ đối với hai hộ dân nêu trên và cam kết không được tái diễn vi phạm.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, nơi làm việc và sinh hoạt an toàn cho lực lượng chuyên trách BVR trong mùa mưa bão sắp đến, Ban quản lý còn chỉ đạo các Trạm QLBVR triển khai và hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp 5 chốt BVR trực thuộc.

Ban xây dựng dự thảo Quy chế phối hợp giữa Ban và UBND các xã, thị trấn, các Đồn Biên phòng và Công an huyện trong công tác QLBVR và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), đã được các đơn vị góp ý; dự kiến sẽ tổ chức ký kết quy chế phối hợp với các đơn vị vào cuối tháng 9/2022 để làm cơ sở triển khai thực hiện trong thời gian đến.

Nhằm chủ động trong mùa mưa bão sắp đến, Ban xây dựng Phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để ứng phó khi có bão, lũ xảy ra tại đơn vị và chỉ đạo các Trạm, Chốt BVR xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn, cũng như phân công lực lượng luân phiên trực để sẵn sàng tham gia khi có yêu cầu của Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai huyện Nam Giang theo đúng nội dung quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng chuyên trách BVR tại Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 7/1/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam.

Ngọc Thi

Những ngày cuối tháng 4/1975, là một thanh niên Sài Gòn (tròn 19 tuổi), tôi cảm nhận rõ sự thay đổi lớn lao của đất nước đang đến rất gần. Và trong ngày 30/4 lịch sử ấy, tôi đã cầm chiếc máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn, ghi lại những khoảnh khắc quân Giải phóng tiến vào nội đô.

Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Đàm Vĩnh Hưng, lại một lần nữa là Đàm Vĩnh Hưng, những ngày qua đã làm dậy sóng dư luận trong lần xuất hiện hoành tráng của mình. Câu hỏi tại sao lại là Đàm Vĩnh Hưng có thể dễ được lý giải theo chủ quan của Hưng là "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện này đi xa", nhưng cũng sẵn sàng được một chiều khác của dư luận diễn dịch theo cách: "Vì sự tự tin thái quá dẫn đến quyết định phản cảm của chính Đàm Vĩnh Hưng".

Gần 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang tham gia liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) như ngồi trên đống lửa khi lúa đã bán đi, tiền chưa nhận được, nợ chi phí sản xuất của vụ Đông Xuân chưa trả thì gánh nặng của đợt xuống giống vụ Hè Thu lại đến…

Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp.

Điện Biên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng ủy Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại trong đó có hợp tác quốc tế với Công an các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp thuộc 2 quốc gia Lào và Trung Quốc trong đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia…

Các đơn vị trúng thầu dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đi qua địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã san ủi đồi núi, đổ lấp xuống con sông chảy qua địa bàn xã này hàng nghìn m3 đất đá. Hậu quả của việc làm này không chỉ gây ra tình trạng sông suối bị chặn dòng, thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ở vùng hạ du, mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh; gây bồi lấp, nhấn chìm ruộng đồng, nhà cửa của hàng trăm hộ dân ở đây vào mùa mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文