Việt Nam lọt vào "Câu lạc bộ 15 nước đông dân nhất thế giới"

07:12 13/07/2023

Việt Nam lọt vào "Câu lạc bộ 15 nước đông dân nhất thế giới" khi đạt mốc 100 triệu dân, trở thành cường quốc về dân số theo cả quy mô và thứ bậc. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cũng rất lớn khi nước ta đang có tỷ lệ già hoá dân số nhanh, chênh lệch mức sinh giữa các vùng - miền, đặc biệt là tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh rất nghiêm trọng.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), dân số Việt Nam cán mốc 100 triệu, có 3 đặc điểm nổi bật mang lại cơ hội thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đó là, quy mô dân số lớn khi có mức thu nhập trung bình và tăng nhanh, Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý.

Quy mô dân số lớn, sức mua tăng nhanh, đưa nước ta trở thành một thị trường khá lớn. Mỗi năm, chỉ cần cung cấp cho mỗi người Việt Nam 10 USD sản phẩm hay dịch vụ nào đó, đã có thể thu về cả tỷ USD. Bên cạnh mở rộng thị trường ra thế giới, Việt Nam có cả điều kiện cần và đủ để phát triển thị trường trong nước, tăng khả năng chống chọi trước những biến động thất thường của thị trường thế giới.

Người cao tuổi ở Việt Nam có số năm sống khoẻ mạnh với bệnh tật khá cao.

Thứ hai, Việt Nam đạt được 100 triệu dân trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng", dồi dào lao động.

Theo chuyên gia, "cơ cấu dân số vàng" mang lại nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế, nhưng để tận dụng được nguồn lực này, thì chất lượng dân số vàng (người trong độ tuổi lao động) phải khoẻ mạnh, đủ sức làm việc là phải làm việc với năng suất cao. Theo GS Nguyễn Đình Cử, ở nước ta, lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp cả nước vẫn cao, chiếm khoảng 30%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật ở bậc sơ cấp trở lên còn thấp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam chưa cao, còn kém nhiều nước trong khu vực.

Thứ ba, Việt Nam đạt 100 triệu dân khi mức sinh giảm, thấp, mô hình "gia đình 2 con" phổ biến. Việt Nam đạt đến 100 triệu dân khi chính sách kế hoạch hóa gia đình đã thực hiện được hơn 60 năm, mục tiêu giảm sinh đã đạt được vững chắc và quan trọng nhất là gần 40 năm qua thành tựu đổi mới đã mở ra cơ hội phát triển rộng lớn chưa từng thấy cho đất nước.

Bên cạnh những cơ hội thì Việt Nam vẫn đang đối mặt với tình trạng già hoá dân số nhanh và mất cân bằng giới tính khi sinh nghiêm trọng, chất lượng dân số chưa cao (năm 2021 xếp thứ 115 trong tổng số 193 nước so sánh)… Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, từ 65,2 tuổi (1989) lên 73,6 tuổi (2019), dự báo đến năm 2030 số người cao tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 17% và đến năm 2050 là 25% dân số. Tuy nhiên, đối mặt với điều này là chất lượng cuộc sống của người cao tuổi lại thấp đi, số năm trung bình sống khoẻ mạnh chỉ khoảng 64 tuổi. Ở nam giới có 8 năm phải sống với bệnh tật và nữ giới là 11 năm. Trung bình, cứ một người cao tuổi Việt Nam mắc từ 3-5 bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính phải điều trị kéo dài, thậm chí suốt đời.

Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, những bệnh nhân trên 80 tuổi có đến 6 bệnh phối hợp như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hoá khớp, Parkinson, sa sút trí tuệ, đột quỵ… Còn kết quả nghiên cứu của Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển Việt Nam thì cho thấy, có 62,3% người cao tuổi Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp nhưng chỉ 86,3% trong số đó được tiếp cận y tế. Trung bình một người già mắc 3 chứng bệnh cần theo dõi, chăm sóc y tế. Dự báo đến năm 2049, số người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ tăng 2,5 lần so với mức 4 triệu hiện nay.

Theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hoá gia đình (Bộ Y tế), hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi (chiếm 11,86% dân số). Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số từ năm 2011, nhanh hơn với các dự báo trước đó vào năm 2017, và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn "dân số già" sau 27 năm, đòi hỏi sự thích ứng của xã hội.

Bên cạnh đó, những người làm chính sách dân số vẫn còn nỗi lo thường trực là mất cân bằng giới tính khi sinh cao. Tổng cục Thống kê dự báo Việt Nam sẽ thừa 1,5 triệu nam giới từ 15 đến 49 tuổi vào năm 2034, riêng năm 2019 cả nước bị thiếu hụt 45.900 bé gái. Về lâu dài, hậu quả nghiêm trọng như thiếu phụ nữ làm tăng áp lực kết hôn sớm đối với trẻ gái, phải bỏ học để lập gia đình, có thể tăng nhu cầu mại dâm dẫn đến nạn buôn bán phụ nữ tăng.

Vì vậy, theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, thời gian tới cần làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; nâng cao hiệu lực thi hành quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học, công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi.

Đối với già hoá dân số, lãnh đạo Bệnh viện Lão khoa Trung ương đưa ra giải pháp, cần tiếp tục chú trọng xây dựng nhanh và sớm hệ thống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi rộng khắp cả nước, để việc chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng này tốt hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, khi chưa có được hệ thống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi thật tốt theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam cần phải hỗ trợ cho người cao tuổi kiến thức và kỹ năng tự phục vụ bản thân. Ngoài tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng bệnh từ giai đoạn trung niên, thì cần phải tư vấn dinh dưỡng và phục hồi chức năng, trang bị kiến thức khoa học, các bài tập cho người già và người trong gia đình họ.

Trần Hằng

Chiều 19/10, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký công văn giao các cơ quan chức năng và thị xã Điện Bàn kiểm tra dấu hiệu bất thường đối với trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại điểm mỏ cát ký hiệu ĐB2B, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn.

Chiều 19/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1, TP Hồ Chí Minh cho biết hội đồng kỷ luật của Trường tiểu học Chương Dương vừa họp, bỏ phiếu và đi đến thống nhất, quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với cô Trương Phương Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4 của nhà trường.

CHDCND Triều Tiên tuyên bố phát hiện mảnh vỡ "máy bay không người lái (UAV) của quân đội Hàn Quốc" rơi xuống thủ đô Bình Nhưỡng, đồng thời cảnh báo đáp trả nếu sự việc tương tự lặp lại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố thông tin  lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo quy chế tuyển sinh bậc THCS và THPT. Điểm đáng chú ý trong Dự thảo quy chế là Bộ GD&ĐT đã bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10, cho phép địa phương tự quyết định.

Nhóm tội phạm thực hiện vụ giết người, cướp tài sản và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, xảy ra ngày 25/8/2023, tại phường Sampeou Poun, TP Sampeou Poun, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia đã bị Công an tỉnh An Giang và Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan bóc gỡ, bắt giữ; hiện vụ án chuẩn bị đưa ra xét xử.

Tháng 10, nắng thu dịu dàng, Thủ đô Hà Nội toát lên một vẻ đẹp sâu lắng của đô thị cổ kính và sang trọng. Vẻ đẹp ấy còn được nhân lên bởi những ngày thu lịch sử vọng về từ 70 năm trước: mùa thu tiến về Hà Nội, mùa thu kiến tạo đất nước như lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến đêm 19/12/1946: “Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

Tạo vỏ bọc có các mối quan hệ thân thiết trong và ngoài nước, Nguyễn Thị Hồng (SN 1990, trú tại tổ 12 khu 2, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên 43 tỷ đồng thông qua việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và làm thủ tục cho người Việt Nam xuất cảnh sang nước ngoài để lao động.

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về quyết định truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文