Xu hướng kết hôn muộn và càng giàu càng ngại sinh con

07:45 29/08/2024

Tuổi trung bình kết hôn lần đầu thay đổi theo hướng kết hôn muộn hơn; mức sinh thay thế đang giảm thấp nhất trong lịch sử, càng giàu càng ngại sinh… đang là thách thức lớn đối với công tác dân số ở Việt Nam.

Theo Bộ Y tế, nếu mức sinh cứ giảm với tốc độ như hiện nay mà không có các giải pháp để giảm bớt thì đến năm 2025-2059, dân số Việt Nam sẽ tăng trưởng âm và giảm ngày càng nhanh. Làm thế nào để nâng cao mức sinh thay thế là các giải pháp được đưa ra bàn thảo tại hội thảo quốc tế tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp được Cục Dân số (Bộ Y tế) tổ chức ngày 28/8.

Hệ luỵ lớn từ mức sinh thấp

Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số cho biết, Việt Nam chính thức đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 khi tổng tỷ suất sinh = 2,09 con/phụ nữ và đã rất thành công trong việc duy trì mức sinh xung quanh mức sinh thay thế trong suốt thời gian qua. Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007, tạo cơ hội cho nền kinh tế bứt phá, phát triển nhanh; chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức mới nảy sinh, đó là việc duy trì mức sinh thay thế vững chắc trên phạm vi toàn quốc chua thực sự bền vững, mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, xuất hiện xu hướng mức sinh thấp.

Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm thấp nhất trong lịch sử. (Ảnh minh họa)

Ông Dũng đưa ra mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế, tổng tỉ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Xu hướng mức sinh thấp và xuống rất thấp tập trung ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Theo vùng kinh tế - xã hội, hiện có 2/6 vùng là Đông Nam bộ (ĐNB), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế. Các tỉnh ĐBSCL hiện có mức sinh 1,8 con/phụ nữ, ĐNB mức sinh rất thấp với 1,74 con/phụ nữ. Theo kết quả điều tra biến động dân số năm 2021, TP Hồ Chí Minh là địa phương có tổng tỉ suất sinh thấp nhất cả nước với 1,48 con/phụ nữ.

Theo các tỉnh, TP, đã có tới 21/63 tỉnh, TP có mức sinh thấp, chiếm khoảng 39,37% dân số cả nước; hầu hết là những tỉnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh. “Nếu mức sinh giảm thấp và kéo dài sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô dân số, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số… tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước”, ông Dũng nói và cho biết, Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất các chính sách, giải pháp để bảo đảm vững chắc mức sinh thay thế của quốc gia.

Theo ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số, trình độ học vấn và hoàn cảnh kinh tế có liên quan đến mức sinh. Số liệu năm 2023 cho thấy, người giàu nhất có mức sinh là 2 con, người nghèo nhất có mức sinh là 2,4 con, người có mức sống khá và trung bình có mức sinh 2,03 đến 2,07 con. Người có trình độ học vấn dưới tiểu học sinh tới 2,35 con thì người có trình độ trên THPT chỉ đẻ 1,98 con.

Bên cạnh đó, tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại Việt Nam hiện nay đang thay đổi theo hướng kết hôn muộn hơn. Tăng từ 24,1 tuổi (năm 1999) lên 25,2 tuổi (2019). Sau 4 năm, đến năm 2023, tuổi kết hôn lần đầu tiếp tục tăng thêm 2 tuổi và hiện là 27,2 tuổi. Với nam giới, tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 29,3 và nữ giới là 25,1. Cùng đó, phụ nữ thành thị sinh muộn và sinh con ít hơn phụ nữ nông thôn.

Theo các chuyên gia, mức sinh thay thế thấp để lại hệ quả rất rõ, đặc biệt là Nhật Bản – quốc gia già hoá dân số số 1 thế giới. Khi dân số già hoá chi phí xã hội, y tế và an sinh tăng lên rất nhiều; thiếu hụt lao động, nguồn lực kinh tế xã hội sụt giảm… Nếu Việt Nam vẫn duy trì mức sinh thay thế thấp như hiện nay, dự báo đến năm 2069, cứ 2 trẻ em thì có 3 người già (từ 60 tuổi trở lên).

Giải pháp nào để “kích” sinh

Theo GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, đại biểu Quốc hội khoá XV, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ cảnh báo, nếu Việt Nam không có đột phá chính sách kinh tế - xã hội và chính sách dân số thì mức sinh của Việt Nam tiếp tục giảm sâu, đi theo con đường của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hiện nay. GS Nguyễn Thiện Nhân nhận định, đa số thanh niên hiện nay vẫn mong muốn kết hôn khi trưởng thành và muốn có 2 con. Nếu có chính sách phát triển bền vững, tạo điều kiện cho thanh niên lập gia đình, sinh con, nuôi con thuận lợi thì sau 20-30 năm nữa các thế hệ tiếp theo sẽ duy trì như vậy. Muốn đạt được dân số phát triển bền vững, mỗi gia đình sinh được 2 con thì thu nhập của một gia đình 2 người đi làm phải nuôi được đàng hoàng 4 người (2 người lớn, 2 trẻ em). Cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người. Thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn (8h lao động/ngày, 40h/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng.

Còn theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, vì sao các cặp vợ chồng trẻ ở các đô thị lớn ngại sinh con. Đó là giá nhà đắt, học hành đắt, chi phí nuôi con lớn và rất lớn. Nhiều người thu nhập thấp, công nhân ở khu công nghiệp, tiền lương chỉ đủ thuê trọ và sinh hoạt tối thiểu; nhiều cặp vợ chồng trẻ không có tiền mua nhà… nên họ ngại sinh con. Để “kích” sinh, theo GS Cử, các tỉnh, thành có mức sinh thấp cần ra soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con mà cần khuyến khích sinh đủ 2 con. Xây dựng chính sách linh hoạt với các bà mẹ trẻ mang thai như họ được nghỉ dài hơn; chế độ làm việc linh hoạt khi có con nhỏ như có quyền được nghỉ nguyên lương khi “con ốm mẹ nghỉ”. Nhà nước có thể hỗ trợ về mặt tài chính cho phụ nữ sau sinh tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế; hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính cho chữa vô sinh đang cần thiết ở nước ta hiện nay.

Tại báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số được lấy ý kiến mới đây, Bộ Y tế đề xuất các cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định tự nguyện, bình đẳng và có trách nhiệm trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con. Còn theo ông Phạm Vũ Hoàng, giải pháp cần điều chỉnh, hoàn thiện trong thời gian tới là cần bãi bỏ chính sách khuyến khích sinh ít con; từng bước ban hành, thực hiện các chính sách sinh đủ 2 con; thí điểm mở rộng thực hiện chính sách hỗ trợ cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời có chính sách không khuyến khích kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh con ít.

Trần Hằng

Thời tiết tại các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì giá rét với nền nhiệt đêm và sáng sớm ở mức thấp 11-13 độ C, trong ngày tăng lên mức 18-22 độ. Một số nơi có thể có mưa bất chợt.

Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến phiến quân Houthi tại thủ đô Sanaa của Yemen, bao gồm một cơ sở lưu trữ tên lửa và một địa điểm "chỉ huy và kiểm soát".

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công các tòa nhà dân cư tại thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến hơn 1.000 km, đồng nghĩa với việc Kiev đưa cuộc chiến vào sâu trong lãnh thổ của Nga.

Sáng 21/12, nhận được thông tin bệnh nhân Đào Thị S (SN 1991, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) bị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng cần gấp lượng lớn máu để phục vụ cấp cứu, Ban Chấp hành Chi đoàn Công an huyện Duy Xuyên đã thông báo huy động đoàn viên trong "Ngân hàng máu sống", sau đó Đại úy Trần Duy cùng 2 đoàn viên khác xung phong lên đường ra Đà Nẵng để hiến máu cứu người.

14 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa tiệc tại quận Long Biên (Hà Nội) đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, có 5 bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiễm trùng nhiễm độc phải hồi sức tích cực, lọc máu, thậm chí đặt ống nội khí quản, thở máy. 

Ngày 21/12, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự vừa triệt xoá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tham gia đầu tư sàn giao dịch chứng khoán. Đây là đường dây do các đối tượng người nước ngoài, câu kết với các đối tượng người Việt Nam thực hiện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, TP ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.

Đã gần 10 ngày trôi qua nhưng đến nay, người dân thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) chưa hết bàng hoàng trước cái chết của bà Sử Thu Nga (SN 1954), mà hung thủ là hai thiếu niên 13 tuổi ngụ cùng địa phương với nạn nhân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文