Yếu tố gây độc trong nguồn nước khiến cá biển chết hàng loạt

09:05 21/04/2016
Những ngày này, câu chuyện của người dân miền Trung đều xoay quanh việc cá biển chết. Nhiều luồng thông tin được đồn thổi xoay quanh hiện tượng cá chết. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định có yếu tố gây độc trong môi trường nước tại khu vực này.

Suốt 10 ngày qua từ Hà Tĩnh vào đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế hiện tượng cá biển chết hàng loạt trôi dạt vào bờ đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng vạn người dân miền Trung. Do lo ngại ăn phải cá chết nên khắp các chợ ở miền Trung, cá biển bày bán la liệt nhưng người dân không dám mua. Biển vào mùa du lịch nhưng người dân không dám tắm. 

Những ngày này, câu chuyện của người dân miền Trung đều xoay quanh việc cá biển chết. Nhiều luồng thông tin được đồn thổi xoay quanh hiện tượng cá chết. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định có yếu tố gây độc trong môi trường nước tại khu vực này.

Hiện tượng chưa từng xảy ra

Việc cá biển chết hàng loạt, hoặc lờ đờ trôi dọc bãi biển các tỉnh Bắc miền Trung đang thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước nói chung, còn với người dân vùng biển nơi đây đang chờ đợi một câu trả lời từ phía cơ quan chức năng. 

Ngư dân Nguyễn Đình Hà, xã Bảo Ninh khẳng định, hơn 40 năm làm nghề biển, sống gần biển nhưng chưa bao giờ ông chứng kiến hiện tượng cá biển lại chết trôi dạt lên bờ nhiều như lần này. 

Theo ghi nhận của chúng tôi, dọc từ biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) vào đến tận Quảng Đông, Nhân Trạch, Đức Trạch, Nhật Lệ, Bảo Ninh (Quảng Bình), Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị)… có rất nhiều loài cá chết trôi dạt lên bờ. Nhiều nơi người dân địa phương vừa thu lượm cá chết thì tối đến nước thủy triều dâng, sáng hôm sau cá lại nằm đầy trên bờ biển. 

Mấy ngày đầu, một số nơi người dân địa phương còn đổ xô đi đánh bắt các loại cá chưa bị chết nhưng bơi chậm và nổi lên mặt nước ở vùng gần bờ để ăn hoặc bán, nhưng cách đây vài hôm báo chí đăng tải có người bị ngộ độc vì ăn cá chết ở biển nên giờ chẳng mấy ai dám ăn. 

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình kiểm tra tình trạng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển.

Theo ghi nhận của cán bộ Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình, các loại cá biển chết chủ yếu sống ở tầng đáy biển ven bờ như cá phèn, cá phèn đổng, cá đục, cá liệt, cá bò... Ngoài việc cá tự nhiên trên biển chết thì rất nhiều lồng nuôi cá của người dân địa phương các tỉnh Bắc miền Trung cũng bị cá chết hàng loạt. 

Vũng Áng là địa bàn nổi tiếng về mực nhảy (mực đang sống) để phục vụ du khách nhưng nay các lồng nuôi của người dân mực chết sạch. Tại Quảng Bình, số liệu thống kê ban đầu cho thấy, có gần 1 tấn các loại cá như cá mú, cá hồng, cá ong của các chủ nhà hàng bị chết. 

Ông Phạm Minh Công (47 tuổi), chủ nhà hàng Biển Đông ở thành phố Đồng Hới cho biết, gia đình ông mua gần 4 tạ cá mú, cá hồng và cá ong dự trữ để phục vụ khách dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30-4 nhưng cá đã đồng loạt chết. Việc cá biển chết đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe của nhiều người dân Bắc miền Trung. 

Ngày 20-4, cán bộ Trạm y tế xã Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình cho biết, trong 2 ngày qua, một số người dân trên địa bàn đã phải đến trạm y tế xã điều trị do ngộ độc hoặc tiếp xúc với cá biển như trường hợp em Huỳnh Văn Tài (15 tuổi), anh Phan Thanh Điệp (26 tuổi), chị Đặng Thị Mỹ Duyên (21 tuổi). 

Những người này đến trạm y tế trong tình trạng tay chân bị sưng đỏ, đau rát và ngứa ngáy khó chịu do tiếp xúc với cá đuối biển đang nổi lờ đờ dọc bờ biển. 

Bé Trần Thanh Thủy (8 tuổi) con chị Phạm Thị Lệ ở xã Quảng Phú cũng đã phải đến trạm y tế xã để điều trị vì nghi là ngộ độc do ăn ăn phải nhiều mực biển…

Cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc

Liên quan đến việc cá chết ở vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngày 19-4, ngành nông nghiệp của các địa phương này bước đầu đã xác định cá chết là do nguồn nước. Theo thông báo của Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt tại biển Vũng Áng là do “yếu tố gây độc trong môi trường nước”. 

Tại Quảng Bình, ngày 19-4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và môi trường, UBND tỉnh Quảng Bình báo cáo về tình trạng cá chết bất thường trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình, đồng thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình nhận định, có thể dưới tác động của dòng hải lưu Bắc cực - Xích đạo nên nguồn nước ô nhiễm ở Hà Tĩnh bị đẩy vào dọc bờ biển phía Nam gây nên hiện tượng cá chết ven biển Quảng Bình từ Bắc vào Nam…

Chúng tôi đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan cùng các địa phương cần sớm vào cuộc, điều tra nguyên nhân, làm rõ hiện tượng cá biển chết hàng loạt để có hướng xử lý, bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, ổn định cuộc sống của người dân. Đối với người dân các vùng ven biển, khi chưa xác định được nguyên nhân cụ thể hiện tượng cá chết, cần bình tĩnh, không hoang mang, tránh các luồng dư luận không đúng sự thật để tránh bị lợi dụng.

Hơn 1.000 tấn cá chết trên sông Cái Vừng do thiếu ôxy

Chiều 20-4, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Tháp cho biết, đã phối hợp với Sở TN-MT tỉnh An Giang làm rõ nguyên nhân tình trạng cá chết hàng loạt tại các lồng, bè nuôi trên đoạn sông Cái Vừng (thuộc huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp và huyện Phú Tân, An Giang). 

Hiện tượng cá chết hàng loạt tại các lồng, bè nuôi trên đoạn sông Cái Vừng xảy ra vào ngày 3 và 4-2 vừa qua. Đến nay, có tổng cộng 37 hộ nuôi cá của huyện Hồng Ngự bị thiệt hại với 106 lồng, bè gồm các loại: cá he, rô phi, điêu hồng, lăng nha, chép giòn… Ước số lượng cá chết là 394 tấn cá. Phía bờ nuôi của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cũng bị thiệt hại khoảng 650 tấn cá (42 hộ nuôi với hơn 120 lồng, bè). 

Theo kết luận của Sở TN - MT tỉnh Đồng Tháp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiếu ôxy trong nước (do nước bị ô nhiễm, hàm lượng DO giảm thấp) bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 

(Văn Vĩnh)

Dương Sông Lam

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文