Bí mật về World Cup cho người khuyết tật, vừa chống nạng vừa đá bóng như nghệ sĩ

11:22 16/07/2018
Với họ, bóng đá không chỉ là môn thể thao mà là khao khát làm lại cuộc đời, xem tàn tật là cánh cửa đi đến chân trời mới. Vừa đá bóng vừa chống nạng là rất đau đớn, gian nan vất vả nhưng họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa vô cùng.


Amp Football là bộ môn thể thao đặc biệt, được khai sinh năm 1980 tại Mỹ. Phổ biến tại những quốc gia từ nhiều năm đồng nghĩa với bóng đá như Brazil, Argentina, Anh, Hy Lạp hoặc Nga, song cũng khá phát triển tại một số quốc gia châu Phi - nơi những năm qua liên tiếp xảy ra chiến tranh khiến hàng nghìn người bị mất chân/tay.

"Ở đó, nhiều người khuyết tật không có tiền mua sắm chân giả và thực tế tất cả đều dùng nạng. Đôi lúc trên đường phố Lục địa Đen có thể chứng kiến những cầu thủ chơi bóng như vậy. Chính vì thế, gần đây, Ghana và Sierra Leone cũng có đội tuyển Amp Football của mình.

Trận giao hữu tuyển Amp Football Ba Lan (áo trắng) - tuyển Amp Football Anh, năm 2017.

Giải Vô địch Amp Football Thế giới đầu tiên được tổ chức năm 2007 tại Hy Lạp (12 đội tuyển quốc gia tham dự) cùng thời gian tại Sierra Leone diễn ra giải Cup châu Phi lần thứ 1. Năm 2008, giải Vô địch Amp Football châu Âu đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp. Trong các giải Vô địch Thế giới 2010, 2012 và 2014 lần lượt có 18, 12 và 23 tuyển quốc gia tranh tài.

Phát hiện trong mình sức mạnh lớn nhất thời điểm tồi nhất

"Nếu có khát vọng và ý chí, tất cả đều có thể", danh thủ Marek Zadebski - tuyển thủ Ba Lan, bộ môn Amp Football (bóng đá thiếu chân, tay) hồn nhiên chia sẻ. Bóng đá của những người sau phẫu thuật tháo chân là bộ môn thể thao khai sinh tại Mỹ, thập kỷ 1980.

Mãi đến năm 2011, Ba Lan mới có đội tuyển Amp Football. Tất cả thành viên đội tuyển đều là người khuyết tật. Vì nhiều lý do khác nhau, các tuyển thủ phát hiện trong mình sức mạnh lớn nhất vào chính thời điểm bản thân buộc phải đối mặt với hiện thực hoàn toàn xa lạ: cuộc sống người tàn tật.

Trung vệ Mariusz Adamczyk (32 tuổi, nạn nhân ung thư xương): ''Tôi đã chiến đấu với bệnh hiểm nghèo liên tục 10 năm. Và giành chiến thắng, cho dù phải hy sinh 1 chân. Đúng vậy, tôi đã thắng. Bệnh hiểm không thể khuất phục con người kiên cường. Cái chân bị bệnh đã bị cắt bỏ, nhưng chính tôi đã giành phần thắng trong cuộc chiến này''.

Năm 19 tuổi, thủ môn hiện nay Marek Zadebski  gặp tai nạn kinh hoàng. "Tuổi mới lớn, không phải ai cũng có ý thức về giới hạn khả năng của mình. Sự thiếu kiến thức đã trừng phạt tôi. Buổi tối định mệnh, thay vì cùng đám bạn đến sàn nhảy disco, tôi lấy đồ nghề, tự sửa thiết bị biến thế điện gia đình hỏng hóc.

Hôm nay tôi vẫn còn nhớ cảm giác đau choáng ngợp… Mãi đến chiều hôm sau xảy ra tai họa, tôi mới tỉnh dần sau cơn hôn mê'' - Zadebski khi ấy bị điện giật, phải tháo bỏ cánh tay, nhớ lại. Tiền vệ người thành phố Warszawa Przemyslaw Swiercz 29 tuổi trải qua ca phẫu thuật tháo chân sau tai nạn giao thông.

"Ý nghĩ đầu tiên sau ca phẫu thuật?" - Niềm vui vô hạn khi biết mình còn sống. Khát vọng sống vô biên và thái độ lạc quan với tất cả biến cố rủi ro đã kết nối họ. "Sau tai nạn, tôi cưới vợ, cô gái thật lòng yêu mình, bất chấp người yêu đã trở thành tàn tật. Hiện tôi có gia đình sống hòa thuận (hai vợ chồng đều là nhân viên văn phòng, thu nhập không cao nhưng ổn định), 2 con gái tuổi mẫu giáo, rất ngoan. Nếu tôi không gặp tai nạn, không biết cuộc sống của tôi hiện có ổn như bây giờ", Swiercz hóm hỉnh và chân thành tâm sự.

Mở cánh cửa vào thế giới mới

Adamczyk - trung vệ thép tuổi đầu 3 kể câu chuyện từng gặp trong đời: "Có lần, những người khác sau phẫu thuật tháo chân tình cờ gặp anh tại phòng khám ung thư, tất cả đều nhất loạt "trố mắt ngạc nhiên".

Bởi họ chứng kiến tôi, người cùng cảnh ngộ, song đi lại thoải mái, bình thường, sống hồn nhiên, vui vẻ với mọi thứ", cựu nạn nhân ung thư xương tường thuật. Thực tế khuyết tật đã mở cánh cửa vào thế giới mới, đầy thách thức cho 4 chàng trai đã kể và các thành viên còn lại của Tuyển Amp Football Ba Lan.

Chính Amp Football đã chứng tỏ là quà tặng cuộc đời thú vị dành cho tất cả nam thanh niên không may thiếu chân, tay đam mê thể thao.

Luật chơi Amp Football rất đơn giản. Mỗi đội có 7 cầu thủ, kể cả thủ môn. Thủ môn thiếu 1 cánh tay, các cầu thủ di chuyển trên sân bằng nạng, không được phép dùng chân giả. Mỗi trận đấu gồm 2 hiệp, mỗi hiệp 25 phút. Diện tích mặt sân nhỏ bằng một nửa sân tiêu chuẩn. Khung thành cũng nhỏ hơn, cùng tỷ lệ. Cầu thủ không được phép chơi bóng bằng nạng. Tương tự bóng đá truyền thống, trọng tài cũng dùng thẻ bắt các lỗi của cầu thủ…
Nguyễn Minh

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文