Chuyện thầy - trò ở đội tuyển thể thao người khuyết tật

16:27 27/12/2020
Nếu như ở các môn thể thao thông thường, vận động viên sẽ được tuyển chọn và luyện tập từ nhỏ, được nuôi ăn ở, học tập tại trung tâm huấn luyện với trang thiết bị đầy đủ. Nhưng với vận động viên người khuyết tật thì khác, họ có thể là người bán hàng rong hoặc kĩ sư, giám đốc… nghề nào cũng có cả.


Để có thể gắn bó với thể thao, các vận động viên và huấn luyện viên người khuyết tật phải vượt qua mọi khó khăn bằng ý chí phi thường. Đằng sau vinh quang của các VĐV người khuyết tật là người thầy tâm huyết và những câu chuyện ít người biết.

Vượt qua khó khăn bằng nghị lực phi thường

Hiện nay trên cả nước chỉ có một số đoàn như đoàn thể thao người khuyết tật Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có chế độ tập luyện nuôi quân, còn lại hầu hết các đoàn thể thao người khuyết tật của tỉnh sẽ tập trung khi có giải đấu. Đó cũng chính là lí do vận động viên phải làm đủ nghề để duy trì cuộc sống.

Đức đã đạt huy chương vàng cự ly 1.500m và huy chương bạc ở cự ly 800m thuộc hạng thương tật T46.

“Nghề tay trái của VĐV khuyết tật rất nhiều và cũng đa dạng, có những người sau buổi tập luyện họ lại đi làm tẩm quất, mát xa, buôn bán... thậm chí còn có những người làm luật sư, giám đốc… nhiều trường hợp họ đến với thể thao như để chinh phục một nấc thành công khác.

Tôi nhớ có một bạn VĐV khá trẻ sinh năm 1989, cách đây 10 năm bạn ấy đến xin tập nhưng được một vài buổi rồi bỏ. Mãi tới gần đây bạn ấy xuất hiện trở lại trên cương vị giám đốc của một doanh nghiệp nhỏ. Có nghĩa rằng bạn ấy trở lại làm kinh tế, khi đã đạt được thành công ở mặt đấy rồi họ trở lại chinh phục mảng khác”, anh Đặng Trần Quân, HLV đội tuyển điền kinh khuyết tật Hà Nội chia sẻ.

Tại trung tâm thể thao người khuyết tật, mỗi người có một loại khuyết tật riêng. Dù khiếm khuyết cơ thể, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt nhưng tính tự lập của các vận động viên đều rất cao. Trừ những việc cần thiết như lên xe xuống tàu cần người giúp đỡ còn trong đời sống hằng ngày VĐV người khuyết tật đều cố gắng tự phục vụ. HLV cũng rất tinh ý sắp xếp các VĐV đi theo cặp để thuận lợi hơn trong ăn uống, đi lại đặc biệt là khi tham gia giải đấu.

Gắn bó với những VĐV đặc biệt này hơn 10 năm, HLV Đăng Trần Quân vừa là người thầy, vừa là người nhà của các VĐV. Để có thể đưa đội tuyển giành thành tích cao trong các giải đấu không chỉ nhờ sự cố gắng vượt bậc của VĐV mà phía sau cần có sự “mát tay” của người thầy huấn luyện. Chia sẻ về những khó khăn mà các vận động viên phải đối mặt.

Anh cho biết, việc chuẩn bị trước khi đến nơi thi đấu cho các VĐV khuyết tật bao giờ cũng sớm hơn so với người bình thường. Theo VĐV Điền kinh Đinh Thị Bích, các VĐV chuyên nghiệp luôn giữ tác phong nhanh trong mọi giải đấu để đảm bảo thời gian.

“Đối với các VĐV chuyên nghiệp, đồ đạc luôn phải chuẩn bị sẵn sàng trước, trong và sau khi thi đấu để đảm bảo về mặt thời gian bởi mọi thứ luôn được đặt sẵn. Ví dụ thi đấu vào 7h sáng thì 6h đã phải dậy, 20 phút sau phải có mặt để di chuyển. VĐV thường sẽ chủ động làm mọi thứ còn HLV thì đảm bảo mọi thứ theo trật tự”, Đinh Thị Bích nói.

Tuy nhiên, với các VĐV khuyết tật, thời gian chuẩn bị có thể gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Bên cạnh đó, HLV theo đội cũng tham gia giúp đỡ các VĐV di chuyển hay mang đồ.

HLV Đặng Trần Quân (bên phải) đã có nhiều năm gắn bó với điền kinh người khuyết tật.

“Sau khi tham gia một vài giải họ cũng sẽ hình thành những thói quen nhất định. Trong cuộc sống hằng ngày họ cũng rất cố gắng chuẩn bị công việc cá nhân nên mọi thứ cũng nhanh chóng hơn. Chủ yếu những nhóm khiếm thị nặng cần sắp xếp các VĐV mắt sáng để kèm. Họ sẽ ở cùng, giúp đỡ nhau trong ăn uống đi lại. Ví dụ khi ngồi ăn bạn mắt kém không nhìn thấy thì bạn mắt sáng bên cạnh hỗ trợ nhau. Có thể bạn mắt sáng nhưng chân tay yếu hơn còn bạn khiếm thị nhưng chân tay khỏe có thể giúp đỡ”, HLV Đặng Trần Quân cho biết.

Gắn bó thân tình, quan tâm chia sẻ như người một nhà, các vận động viên dần rũ bỏ mặc cảm và cởi mở hơn trong cuộc sống. Để gần gũi với học trò của mình, nhiều HLV cũng lựa chọn ăn tập tại trung tâm để rút ngắn khoảng cách thầy-trò. 10 năm làm việc tại đội tuyển điền kinh người khuyết tật cũng là 10 năm HLV Đặng Trần Quân cùng ăn ở sinh hoạt với VĐV.

Chính sự chân thành, thường xuyên chia sẻ, động viên đã giúp tình thầy trò giữa anh và các VĐV điền kinh người khuyết tật Hà Nội ngày càng gắn bó. Anh cho rằng nếu không quan sát, tâm sự sẽ không nắm được tình trạng của các VĐV và đôi khi chỉ cần quan tâm hỏi han đơn giản cũng có thể giúp học trò của anh cải thiện rất nhiều.

Sự khác biệt với thể thao bình thường

Khi được hỏi về khó khăn của nghề HLV khuyết tật, anh Đặng Trần Quân bộc bạch: “Khác biệt và cũng là khó khăn lớn nhất của HLV thể thao khuyết tật là phải phân các môn ra nhiều nhóm, nhiều hạng. Người bình thường chỉ có 1 bộ huy chương điền kinh chẳng hạn như chạy 100m, 200m,400m,… hoặc cùng lắm có giải trẻ các lứa tuổi. Nhưng ở giải dành cho người khuyết tật lại phân ra các nhóm thương tật như: Nhóm mắt, khiếm thị, thiểu năng trí tuệ, nhóm bại não, liệt nửa người, nhóm cắt cụt chân tay,… cùng 1 nội dung nhưng rất nhiều nhóm thương tật”.

Chính vì điều này khiến việc huấn luyện gặp nhiều khó khăn, ở mỗi nhóm thương tật HLV lại phải có một phương pháp dạy khác nhau để giúp VĐV phát huy tối đa khả năng của bản thân. Với nhóm chân giả chân thật sẽ khác, hoặc với nhóm chỉ có một tay thì cách đánh tay cũng phải khác.

Để giúp VĐV có được thành tích tốt nhất, HLV cần phải có những điều chỉnh phù hợp. Còn đối với nhóm người khiếm thị, HLV phải truyền đạt bằng lời nói, bằng cầm tay để hướng dẫn.

Vận động viên điền kinh Trần Văn Đức luyện tập.

Với VĐV bình thường, việc quản lí có thể nghiêm về kỉ luật nhưng với người khuyết tật không hẳn như thế. Người khuyết tật rất đa dạng về lứa tuổi từ 14, 15 cho đến 70, 80 tuổi. Có nhiều người đã là chủ gia đình, đa ngành, đa nghề nên cách tiếp xúc và công tác quản lí không thể giống như HLV bình thường. Để gắn bó với nghề này không hề đơn giản, HLV ngoài sự kiên nhẫn cần có sự tinh ý, thấu hiểu và hơn hết đó là ngọn lửa yêu nghề, yêu thể thao, yêu những VĐV đặc biệt.

Hiện nay, thể thao người khuyết tật đã được Tổng cục Thể dục - Thể thao cùng các nhà tài trợ, ''Mạnh Thường Quân'' quan tâm nhiều hơn. Dù vậy, so với các môn thể thao khác thì thể thao người khuyết tât nói chung và điền kinh khuyết tật nói riêng vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi. Điều đó vừa là khó khăn, vừa là động lực giúp thể thao người khuyết tật nước nhà ngày càng cố gắng phát triển.

Mỗi năm chỉ có một giải toàn quốc dành cho thể thao khuyết tật để các VĐV có thời gian cọ xát và tìm ra nhân tố mới. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến giải đấu các cấp bị hoãn và dồn lại gần nhau. Nhưng không vì thế mà VĐV bị ảnh hưởng nhiều về chuyên môn. Ảnh hưởng nhiều nhất là về tâm lí, do đặc thù thể thao người khuyết tật tập luyện vô cùng gian khổ nên VĐV chỉ lo lắng dịch bùng phát sẽ không được thi đấu.

Tại giải thể thao Người khuyết tật toàn quốc năm 2020 tổ chức tháng 11 vừa qua ở TP Hồ Chí Minh, đội tuyển điền kinh khuyết tật Hà Nội đạt thành tích tốt nhất. Trong đó có tới 3 vận động viên phá kỷ lục ASEAN Para Games trước đó. Với thành tích 4 phút 22 giây 99 ở cự ly 1.500m, vận động viên Trần Văn Đức đã phá sâu kỷ lục cũ được thiết lại bởi VĐV Muhamad Ashraf tại ASEAN Para Games 2017 (4 phút 24 giây 73) và 2 vận động viên Phùng Đình Tú, Lê Văn Mạnh đoạt Huy chương vàng ASEAN Para Games ở nội dung chạy 100m.

“Về môn điền kinh và đặc biệt là điền kinh Hà Nội chúng tôi sẽ cố gắng tham gia đóng góp từ 15 đến 20 người vào đội tuyển, kết hợp cùng các VĐV trên cả nước lọt vào top 3”, HLV Đặng Trần Quân chia sẻ mục tiêu của đoàn điền kinh người khuyết tật tại ASEAN Para Games sắp tới.

VĐV đội tuyển điền kinh khuyết tật Hà Nội Trần Văn Đức cũng đặt mục tiêu từ nay đến khi ASEAN Para Games 11-2021 diễn ra, anh cùng các vận động viên thể thao khuyết tật phải nỗ lực gấp bội trong tập luyện để giữ thể lực để cố gắng giành kết quả tốt nhất khi thi đấu dưới màu áo đội tuyển Việt Nam.

Bình Nguyễn- Huyền Trang

Ngày 9/1, Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết: đơn vị vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ số ma túy lớn và nhiều vật chứng liên quan khác.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, khoảng 1.000 kiều bào, trong đó có 100 kiều bào tiêu biểu, sẽ tham gia chương trình Xuân Quê hương 2025, mở đầu cho một năm đầy ắp những sự kiện lớn của đất nước, đồng thời, là cơ hội để vinh danh những đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, động viên kiều bào tiếp tục nỗ lực vì sự phát triển của đất nước. 

Ngày 9/1, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Kim Bôi đã phát hiện, đấu tranh được nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội có tên “@hotieubao123, @hotieubaoservice, @hatokibotnetstealer; @jero_stealer_japan” có hành vi mua bán phần mềm mã độc sử dụng để tấn công mạng.

Ngày 9/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Hoàng Khánh Linh (SN 2004, trú tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) về tội giết người. Điều rất đau lòng là bị hại trong vụ án chính là người Linh yêu. 

Thông tin từ Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của Tổng cục Thuế.

Sau gần 10 tháng khởi tố vụ án hình sự liên quan đến một cán bộ Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã khởi tố bị can đối với cựu Trưởng phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng về hành vi nhận hối lộ.

Ngày 9/1, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt, biểu dương, khen thưởng cầu thủ Nguyễn Hai Long với thành tích xuất sắc anh đạt được cùng đội tuyển quốc gia Việt Nam tại giải bóng đá vô địch Đông Nam Á AFF Cup 2024

Theo quy chế tuyển sinh THCS và THPT được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa mới ban hành, từ năm học 2025-2026, việc tuyển sinh vào lớp 6 chỉ còn duy nhất một phương thức là xét tuyển áp dụng cho cả trường công lập và tư thục, không còn ngoại lệ cho các trường THCS chất lượng cao. Thông tin này nhanh chóng nhận được những ý kiến khác nhau từ dư luận.

Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文