Dán nhãn phim Việt:

Liệu cảnh nóng có nguy cơ tràn ngập phim Việt?

15:49 11/01/2017
Quy định mới về dán nhãn phim, dù muộn nhưng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các đạo diễn, nhà phát hành, đó là một xu thế tất yếu của điện ảnh. Tuy nhiên, việc dán nhãn 18+ liệu có tạo điều kiện cho cảnh nóng, bạo lực tràn ngập phim Việt?


Từ ngày 1-1-2017, phim Việt áp dụng 4 mức độ dán nhãn, đó là P (Phim phù hợp với khán giả mọi lứa tuổi), C13 (Phim cho khán giả từ 13 tuổi trở lên), C16 (Phim cho khán giả từ 16 tuổi trở lên), C18 (phim cho khán giả 18 tuổi trở lên). Việc dán nhãn phim được coi là một động thái tiến bộ của cơ quan quản lý, mang đến cơ hội sáng tạo cho đạo diễn và cơ hội thưởng thức tác phẩm nghệ thuật một cách trọn vẹn cho khán giả. 

Trước đây, chúng ta chỉ có dán nhãn 16+ (cấm khán giả dưới 16 tuổi), khiến nhiều phim phải “ngậm ngùi” cắt bỏ hoặc không ra rạp được vì nhiều cảnh nóng, bạo lực không phù hợp với lứa tuổi dưới 16. Còn nhớ, phim “Bụi đời chợ Lớn” của đạo diễn Chalier Nguyễn, sau nhiều lần cắt bỏ những cảnh bạo lực vẫn bị cấm ra rạp. Còn “Bi đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di công chiếu trong tình trạng nhiều cảnh nóng bị cắt bỏ, không còn là tác phẩm hoàn thiện. 

Một phim dán nhãn 18+.

Có một thời, cứ sex, bạo lực là cấm khiến nhiều đạo diễn dở khóc dở cười khi phải cắt bỏ đứa con tinh thần của mình để ra rạp. Tuy nhiên, trong thời đại internet, một cú click chuột, khán giả đã có thể xem trọn những bộ phim bị cấm hoặc cắt. Càng cấm càng khiến khán giả tò mò. Thế giới đã phẳng và mọi sự cấm đoán đều kém hiệu quả.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại rằng, việc dán nhãn 18+ sẽ khiến phim Việt có nguy cơ tràn ngập cảnh nóng, bạo lực, một chiêu trò hút khách của dòng phim giải trí. Nhưng thực tế, cảnh nóng đã không còn là điều xa lạ với khán giả hiện nay. Và chắc chắn họ xem phim không phải vì tò mò mà để thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật. 

Cảnh nóng, nếu không phù hợp với tổng thể phim, chuyển tải một thông điệp nhân văn nào đó, nếu chỉ gợi dục, sẽ không qua được con mắt xanh của các nhà quản lý. 18+ là lứa tuổi đã trưởng thành, họ có đủ hiểu biết, nhận thức để tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. 

Trước đây, chúng ta sợ nên cấm nhưng việc cấm đoán đó thực chất chỉ trên bề mặt và hình thức mà thôi. Và vô hình chung, nó cản trở khả năng sáng tạo của đạo diễn. Chính đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, trong một trả lời phỏng vấn cũng cho rằng: “Cảnh nóng trên màn ảnh Việt được cởi trói, dù muộn so với thế giới thì đó vẫn là một tín hiệu đáng mừng đối với khán giả và nhà làm phim. Khán giả 18+ đã ở tuổi trưởng thành, tại sao lại cấm họ xem những cảnh nóng hay bạo lực”.

“Bụi đời chợ Lớn” từng bị cấm ra rạp vì nhiều cảnh bạo lực.

Thực tế lâu nay, các nhà kiểm duyệt vốn vẫn hay soi cảnh nóng ở những bộ phim mang tính giải trí, thị trường. Bởi cảnh nóng trong những bộ phim này thường thiếu tính nghệ thuật. “Những gì thiếu thẩm mỹ, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam Namcũng sẽ bị cắt bỏ. Việc dán nhãn giúp cho đạo diễn, các nhà làm phim tự biết giới hạn khán giả của mình, nhưng không phải họ muốn làm gì cũng được. Một tác phẩm nghệ thuật đích thực có những giá trị chuẩn mực của nó”, Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần khẳng định. 

Xem ra, sắp tới khán giả sẽ có nhiều món ăn hấp dẫn hơn để thưởng thức. Và việc dán nhãn 18+ chỉ nới rộng biên độ cho nhà sản xuất về cảnh nóng, bạo lực phù hợp với lứa tuổi chứ không có nghĩa, đó là cơ hội cho những tình huống phản cảm, gợi dục.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần : Không có sự tự do tuyệt đối

Việc dán nhãn cho phim là theo thông lệ quốc tế, chúng ta cần phải làm, bởi từ trước đến nay chỉ có 16+, thiệt thòi cho khán giả và nhiều nhà làm phim khi phim bị cắt bỏ. Quy định này cũng tạo thuận lợi cho nhà sản xuất họ có định hướng từ đầu là sẽ chọn làm phim hướng tới đối tượng khán giả nào. 

Về khán giả, cũng có lợi khi lựa chọn vì đã có những tiêu chí rõ ràng. Hội đồng duyệt phim của năm nay sẽ không chỉ có các nhà chuyên môn mà còn có đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo, Đoàn Thanh niên, đại diện Ủy ban Thanh thiếu niên   nhi đồng của Quốc hội để lựa chọn những phim phù hợp với các lứa tuổi. 

Ngoài ra, khi duyệt phim nhập ngoại, ta cũng tham khảo các nước trong khu vực xem họ dán nhãn như thế nào để làm thông số tham khảo. Chính các nhà sản xuất có thể tự lựa chọn phim của họ chiếu cho đối tượng nào. 

Vừa rồi, có một bộ phim khi duyệt bị dán nhãn 16+ nhưng nhà sản xuất đã xin không bị hạn chế đối tượng để chiếu cho dưới cả 16+ vì như thế doanh thu sẽ tốt hơn, vì thế họ chọn cách cắt bỏ một số đoạn bạo lực trong phim.

Tuy nhiên, cũng có nhiều lo lắng rằng, việc dán nhãn 18+ có khiến cho phim Việt sẽ ngập tràn cảnh nóng và bạo lực, vốn là một chiêu câu khách của nhiều nhà sản xuất. Nhưng tôi được biết, 18+ không có nghĩa là chúng ta muốn đưa bất cứ cảnh nào vào phim cũng được, Luật Điện ảnh đã có những quy định cụ thể về những giới hạn của hình ảnh sex và bạo lực, tiếng động trong phim như thế nào. 

Thực tế cũng sẽ có tranh luận giữa hội đồng duyệt và nhà sản xuất để đưa ra một sản phẩm tốt nhất. Không có sự tự do tuyệt đối ở đây. Tôi thấy có một xu hướng rất hay mà các nhà làm phim ở Việt NamNam cần học. Đó là vừa qua chúng tôi duyệt một bộ phim về La Mã cổ đại, nhiều cảnh đầu rơi máu chảy được xử lý bằng công nghệ 3D rất kinh khủng. 

Chúng tôi đã yêu cầu không phát hành ở Việt Nam Nam hoặc nếu phát hành thì phải cắt bỏ những đoạn bạo lực. Một tuần sau, chính bên nhà sản xuất đã gửi tới một phiên bản khác, tức khi làm phim họ đã định liệu trước bộ phim của họ chiếu ở đâu và có những phiên bản khác nhau phù hợp với văn hóa, thẩm mỹ của các nước như Trung Đông hay Châu Á. 

Như vậy nhà sản xuất đã chủ động ứng xử với các tình huống phát hành. Các nhà làm phim của Việt Nam Namcũng nên có định hướng cụ thể, rõ ràng cho mình khi làm phim để tránh tình trạng phim bị cắt bỏ và loay hoay với việc dán nhãn mác nào.

“Hương ga” - bộ phim bị xếp loại 16+.

Đạo diễn Phan Đăng Di: Khán giả sẽ là màng lọc tốt nhất

Dãn nhãn cho phim một cách cụ thể như vậy sẽ tránh được việc cắt bỏ phim khiến các tác phẩm nghệ thuật không còn trọn vẹn, bởi khi đưa bất cứ cảnh nào vào phim, đạo diễn đều có ý đồ riêng của mình. 

Tuy nhiên, dán nhãn phim nghĩa là nhà sản xuất chấp nhận bị hạn chế về đối tượng khán giả. Nhưng việc bị đánh mất khán giả dẫn đến thất thu sẽ là bài toán đối với các nhà làm phim, đặc biệt là phim thị trường. Vì thế, họ sẽ phải cân nhắc khi thực hiện các cảnh nóng hay bạo lực.

Nhiều ý kiến cho rằng dán nhãn 18+ sẽ khiến phim Việt tràn ngập cảnh nóng, bạo lực. Thực tế không phải vậy. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên cởi bỏ tư duy kiểm duyệt phim một cách cứng nhắc. Phản cảm hay không phản cảm, hãy để cho khán giả tự trả lời. 

Nếu khán giả chấp nhận được thì có nghĩa chúng ta không nên quá lo lắng, bởi mục đích của phim là đến được với khán giả. Chúng ta càng cấm, khán giả càng tò mò. Thời đại của internet, chỉ một cú click chuột, khán giả đã có thể xem những gì họ muốn. 

Tôi muốn kể câu chuyện khi phim “Bi, đừng sợ” sang chiếu ở Thụy Sĩ, một trường học đã chọn phim này chiếu cho học sinh từ 14-16 tuổi. Tôi phân vân bởi phim có nhiều cảnh nhạy cảm. 

Nhưng khi trình bày thắc mắc của mình thì Hội đồng giáo dục nhà trường trả lời rằng, họ đã xem và quyết định chọn “Bi, đừng sợ” chiếu cho 600 học sinh xem, lý do họ đưa ra là học sinh ở tuổi đó cần phải biết những sự thật về cuộc sống, gia đình, không nhất thiết phải là những sự thật ngọt ngào. Rõ ràng, chúng ta đâu có ngăn cản được sự tiếp nhận của các bạn trẻ. 

Nếu chúng ta lúc nào cũng ôm khư khư một nỗi lo rằng: phim nhạy cảm, phản cảm, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục thì không bao giờ chúng ta phát triển được. Cần sự tự do về cơ chế để người nghệ sĩ có được trạng thái tự do khi sáng tạo. 

Song song với việc đó, chúng ta cần chuẩn bị về mặt giáo dục, giúp giới trẻ biết thanh lọc những cái tốt- xấu, biết tự giới hạn cho mình. Điều đáng sợ là nền điện ảnh của chúng ta không có gì để khoe với thế giới và chúng ta mãi mãi đi bên lề của điện ảnh thế giới. 


Việt Hà

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã may mắn thoát chết và hiện đã vượt qua cơn nguy kịch sau khi bị một thành phần chính trị đối lập bắn 4 phát đạn vào vùng bụng hôm 15/5. Châu Âu bị một phen chấn động bởi vụ ám sát chính trị hiếm hoi xảy ra giữa những căng thẳng chính trị, ngoại giao xung quanh cuộc chiến tại Ukraine.

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn Thủ đô đang được triển khai nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tối 18/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở đến các đơn vị thi công, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe bảo đảm TTATGT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文