Góc khuất sau vụ tự tử của quan chức bóng đá vì đại án FIFA

10:20 23/11/2017
Thứ ba, ngày 14-11-2017 là một ngày thật buồn của bóng đá Argentina, đội tuyển quốc gia của họ, với vị thế là một ông lớn tham dự World Cup 2018 vào mùa hè sang năm đã bất ngờ thúc thủ trước đội tuyển Nigieria được đánh giá yếu hơn nhiều với tỉ số 2-4, trong một trận giao hữu.


Cũng trong ngày hôm đó, bóng đá nước này, thêm phần u ám khi cựu quan chức bóng đá Jorge Delhon đã gieo mình tự vẫn vào một đoàn tàu ở ngoại ô Buenos Aires chỉ vài giờ sau khi bị buộc tội nhận hối lộ.

Jorrge Delhon bị buộc tội đã nhận hối lộ 2 triệu đô la Mỹ để đổi lấy việc cung cấp quyền phát sóng các trận đấu bóng đá. Vị luật sư 52 tuổi này làm việc cho tập đoàn Football for All, một đơn vị quản lí của chính phủ Argentina về bản quyền phát sóng bóng đá ở quốc gia này.

Delhon là một trong rất nhiều nhân vật bị cáo buộc trong đại án tham nhũng của FIFA được điều tra tại New York. Tại sao đây được gọi là một vụ đại án bởi nó có dính líu đến những nhân vật máu mặt bậc nhất đại diện cho bóng đá Nam Mỹ góp mặt ở tổ chức điều hành bóng đá lớn nhất thế giới.

Burzaco là nhân chứng quan trọng ở đại án của FIFA.

Vị cựu luật sư người Argentina là nhân chứng trong đường dây điều tra 3 trong số những vị lãnh đạo cầm đầu, đó là cựu Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Brazil, ông Jose Maria Marin; Phó chủ tịch FIFA phụ trách khu vực Nam Mỹ, Juan Angel Napout và Manuel Burga, người đứng đầu liên đoàn Peru cho đến năm 2014.

Một trong những nhân chứng chủ chốt trong phiên tòa là giám đốc tiếp thị thể thao Argentina Alejandro Buzarco đã khai rằng ông đã chi trả cho Delhon và một lãnh đạo khác thuộc liên đoàn Argentina số tiền 500.000 USD trong ba năm kể từ năm 2011 đến năm 2014, nhằm sở hữu bản quyền phát sóng các trận đấu. Mọi thứ càng trở nên rối ren khi nhân vật chính đột ngột tự sát.

Thêm nữa, Buzarco cũng khai rằng ông đã chi ra số tiền hàng chục tiệu USD cho 3 nhân vật đang bị xét xử: 2,7 triệu cho Marin; 4,5 triệu cho Napout và 3,6 triệu cho Burga, tất nhiên số tiền đó được đổi lại bằng việc sở hữu bản quyền truyền hình.

Chính vì sự rắc rối bất ngờ này, phiên tòa tại New York dự kiến kéo dài tới 5 tuần vì các công tố viên đã cho gọi hàng chục nhân chứng với 350.000 trang bằng chứng để cáo buộc 3 bị can.

Đây chỉ là một vài nhân tố trong đại án được Cục Điều tra tham nhũng Mỹ tiến hành với Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA được bắt đầu vào tháng 5 năm 2015. Các công tố viên ở New York đã buộc tội hơn 40 giám đốc thể thao và bóng đá, trong đó có 14 cái tên đã từng làm việc tại FIFA.

Cũng từ nhân chứng Burzaco, tòa án Mỹ đã khai thác được thêm những thông tin về việc công ty của ông đã trả hối lộ hàng triệu USD cho các quan chức LĐBĐ Nam Mỹ (CONMEBOL) trong hơn một thập kỷ để bảo đảm quyền phát sóng cho các giải đấu chính như vòng loại World Cup và Copa America.

Các khoản tiền hối lộ được gửi bằng chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ hoặc đưa tiền mặt được đựng trong túi hoặc bao thư. Burzaco khai thêm rằng các đối tác nếu muốn có quyền, tất cả đều phải làm một việc giống nhau đó là đút lót các liên đoàn.

Lời khai của Burzaco cũng khiến tất cả phải sửng sốt khi ông cho rằng cái chết của Delhon là do bị ép buộc. Ông cũng khẳng định rằng, chính mình cũng từng bị đe dọa. Anh trai của Burzaco, một quan chức thực thi luật phát tại Argentina, đã từng thông báo với cơ quan điều tra tại Buenos Aires, về việc có ai đó "muốn bịt miệng Burzaco", "làm cho ông không được tiết lộ bất cứ điều gì tại Mỹ"… và thậm chí, còn có thể giết chết Burzaco.

Burzaco đã ký một thỏa thuận với các công tố viên Mỹ, bao gồm việc tịch thu tài sản trị giá 21,7 triệu USD và toàn bộ cổ phần của ông tại công ty Torneos. Đổi lại, Burzaco sẽ được nhận quyền giám hộ đặc biệt từ FBI và sẽ được bố trí cho một công việc ngay tại Mỹ. Burzaco cũng đã trình bày nguyện vọng của mình ngay tại phiên tòa, ông hy vọng mình sẽ không phải vào tù.

Bằng chứng của Burzaco tiết lộ đã liên quan đến hàng loạt quan chức có ảnh hưởng để nhận lấy quyền phát sóng và quảng cáo ở các quốc gia và các khu vực kinh tế trọng yếu tại Nam Mỹ. Burzaco cũng nói rằng các đài truyền hình lớn và nổi tiếng bao gồm cả Fox Sports cũng đã phải trả tiền hối lộ cho các quan chức bóng đá. Fox Sports thì một mực phủ nhận cáo buộc sai trái từ Burzaco.

Cú đánh quyết định của Burzaco được diễn ra trong buổi chiều, khi ông cáo buộc Julio Grondona, cựu chủ tịch LĐBĐ Argentina kiêm phó chủ tịch cấp cao của FIFA, đã nhận hối lộ không dưới 1 triệu USD, để bỏ phiếu cho Qatar đăng cai World Cup 2022. Đó quả thực là một cú đánh gây sốc với tất cả, và tạo ra hướng đi mới cho đại án vốn đang xoay quanh vấn đề bản quyền.

Cái chết với nhiều nghi vấn của Jorge Delhon, rồi những lời khai của Burzaco đã tạo ra một câu chuyện nhuốm màu Mafia trong tổ chức bóng đá hàng đầu Mafia. Bóng đá là môn thể thao vua, là thứ đã làm giàu cho hàng loạt cá nhân, tổ chức mà Liên đoàn bóng đá thế giới không thể "đứng ngoài".

Chắc hẳn, giới mộ điệu chưa thể quên, cựu chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã từng bị một diễn viên hài người Anh xông vào giữa cuộc họp báo của FIFA tại Thụy Sỹ năm 2015 để sỉ nhục và tung tiền vào mặt. Diễn viên hài người Anh Simon Brodkin bước lên trước mặt chủ tịch FIFA Sepp Blatter, nói rằng đây là tiền vận động cho World Cup 2026 ở Bắc Triều Tiên.

Cái vẻ mặt ngỡ ngàng và ngơ ngác của người đàn ông đứng đầu liên đoàn là một hình ảnh từng ám ảnh tất cả, và gợi cho người ta cảm giác về một "thứ bóng đá nhuốm màu tiền". Trong quá khứ, đã có không biết bao nhiêu những cáo buộc tham nhũng liên quan đến FIFA, chủ yếu là vì chiếc vé đăng cai các giải đấu lớn và vấn đề bản quyền truyền hình.

Jorge Delhon - cựu quan chức bóng đá Argentina tự tử vì tham nhũng.

Đã có không ít người phải vào tù, không ít người mất chức, không ít người phải trốn chui trốn lủi biệt xứ, nhưng sự cám dỗ của đồng tiền lợi nhuận "bóng đá" khiến họ không thể dừng lại. Bởi bóng đá càng phát triển, nguồn thu càng khổng lồ, và lòng tham của con người thì luôn che mờ lí trí.

Một hình ảnh khác cũng từng ám ảnh ai đó quan tâm đến những vấn đề chính trị bóng đá, ông lão 83 tuổi người Uruguay Eugienio  Figueredo, râu tóc bạc phơ, vẫn không được buông tha dù đã về hưu, thậm chí còn không mở nổi mắt trong một phiên tòa diễn ra năm 2015.

FBI đã phải tính tới những phương án nương tay với "Con cá mập" của Nam Mỹ, là biệt danh của cựu Chủ tịch LĐBĐ thế giới này, bởi ông đã quá già yếu và khó lòng gánh được bản án 15 năm tù.

Quyết định được đưa ra là 10 năm, báo chí còn kháo nhau rằng, chẳng biết Figueredo có đủ sức để trả hết án cho công lí hay không? Câu chuyện đó thêm một lần chứng minh rằng công lí chẳng tha cho bất cứ ai, sai trái ở lĩnh vực nào, dù đó có là "thể thao vua" đi chăng nữa.

"Tặng quà" là văn hóa của FIFA

Một trong những vụ tai tiếng nhất của lịch sử FIFA thuộc về Jack Wagner, người xuất thân từ LĐBĐ Trinidad & Tobago, là một thành viên điều hành từ năm 1983 đến năm 2011, ông đã phải từ chức sau khi dính cáo buộc rằng ông đã đút lót những thành viên tại vùng Caribbean.

Vào thời điểm bị bắt, Wagner từng gây sốc với cả thế giới khi cho rằng, việc "tặng quà" là một phần của nền văn hóa FIFA, trong suốt 30 năm làm việc trong tổ chức. Sau khi bị bắt buộc phải từ chức ở LĐBĐ thế giới, Wagner hưởng niềm vui khi được cho rằng không tham gia vào bất cứ vụ tham nhũng nào, ông trở lại Trinidad & Tobago và trở thành Bộ trưởng Bộ An ninh ở quốc gia này. (Anh Quân)

Từ người hùng thành tội đồ

Brazil được coi là vương quốc bóng đá, là nơi sở hữu nhiều cup vô địch thế giới nhất, mang đến thứ bóng đá trình diễn đẹp mắt nhất, nhưng cũng chứa đựng những vụ scandal lớn nhất. Năm 2001, có một nhà "chính trị bóng đá" đã khiến tiền đạo được coi là "Người ngoài hành tinh" Ronaldo phải đứng trước Ủy ban điều tra quốc hội Brazil để làm rõ việc hãng Nike có ép buộc anh phải ra sân ở trận chung kết World Cup 98 trong tình trạng chấn thương hay không. Đó được coi là một đoạn kết cho một "đoạn trường tài liệu" đáng quên nhất trong lịch sử bóng đá Brazil. Những nghi vấn về việc "hối lộ" của Nike với các quan chức bóng đá Brazil tác động khiến số 9 phải vào sân được sáng tỏ là có thật, và nhân vật được coi là người hung ấy chính là cựu chủ tịch LĐBĐ Brazil Jose Maria Marin, người đứng trước vành móng ngựa lúc này. (Anh Quân)

Anh Quân

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文