Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng người nặng lòng với làng cổ

13:38 04/06/2020
Đề tài làng, làng quê, làng cổ không phải là đề tài phổ biến đối với các họa sĩ đương đại nhưng có một họa sĩ lại yêu làng, yêu làng cổ Cự Đà nơi mình hiện sinh sống (mặc dù anh không phải là dân gốc của làng Cự Đà) một cách tha thiết.

Ngôi làng cổ hơn 400 năm tuổi với những mái ngói thâm nâu, những con đường lát gạch cũ với những nghề truyền thống vẫn còn sót lại trong cuộc sống hiện đại ngày nay như làm tương, làm miến dong... một lần nữa lại được sống lại trong tranh của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng.

1. Sự phát triển vội vã của cuộc sống đô thị hiện đại khiến làng Cự Đà cũng không thể tránh khỏi bị đô thị hóa, những mái ngói rêu phong cổ kính dần nhường chỗ cho những ngôi nhà bê tông cốt thép cao tầng, đối với những người yêu văn hóa cổ, yêu các giá trị truyền thống khi thấy làng dần biến mất thì thật đau xót vô cùng. 

Lưu giữ lại vẻ đẹp truyền thống trước khi nó biến mất cũng là một cách yêu làng, lưu giữ làng như họa sĩ Quốc Thắng đang làm. Sau nhiều năm hoạt động nghệ thuật, nhiều lần triển lãm nhóm, mới đây, họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng ra mắt triển lãm cá nhân đầu tiên của anh tại Mành Studio. Triển lãm gồm khoảng hơn 50 tác phẩm cùng chất liệu bột màu (trên giấy báo hoặc giấy bìa) vẽ phong cảnh, tĩnh vật, ký họa lấy cảm hứng từ nơi họa sĩ sinh sống, làm việc gần 10 năm nay.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng.

Với cách tiếp cận thông thường khi vẽ về làng cổ hay phố cổ, thường người họa sĩ hay bị ám ảnh bởi màu thời gian, hoài niệm với những di sản còn sót lại trong nhịp sống hiện đại. Nguyễn Quốc Thắng chọn một cách nhìn cởi mở và lãng mạn hơn, là hòa điệu được sự cổ kính của những cổng làng, nếp nhà, ngõ nhỏ với những gam màu tươi tắn, rực rỡ. Làng đi qua bốn mùa trong tranh vừa bảng lảng, nên thơ, ẩn chứa mơ ước "một sự tươi mới, hạnh phúc".

Tôi hỏi Nguyễn Quốc Thắng vì sao anh chọn bột màu báo cũ, Thắng chia sẻ, đó là một chủ ý của anh. Bản thân việc vẽ trên một tờ giấy có chữ đem lại cảm xúc rất khác với "vẽ trên một tờ giấy trắng tinh". Nét thấp thoáng của chữ, sự nhấn nhá ở cổng làng, mái nhà, ngõ sâu, ô cửa, hàng chum, phên nứa gợi lên vẻ đẹp của hình họa và văn hóa. 

Con đường của cái đẹp, dưới con mắt của người nghệ sĩ, là từ những "đối cảnh"- giá trị vật thể, người ta thấy được, đọc được ở đó giá trị lớn về tinh thần. Giấy báo gợi lại một vẻ đẹp xưa cũ. Ngày xưa, trước năm 1986 còn khó khăn, sơn dầu thiếu thốn thì bột màu và giấy báo cũ là lựa chọn của nhiều họa sĩ đương thời. 

Giấy báo có thể nhuộm cho ngả màu trước khi vẽ. Giấy báo có những họa tiết và mảng miếng cho người họa sĩ tung tẩy. Nền giấy báo trong tranh của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng là những mảng tường, ô cửa, có khi là những khoảng trời riêng rất đặc trưng. Nó vừa gợi lại màu của ký ức, của thời gian, vừa tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt của từng bức tranh. Giấy báo cũng làm nên vẻ xù xì, thô ráp, rất ấm áp của Thắng.

Tốt nghiệp chuyên ngành đồ họa Trường Đại học Mỹ thuật, Nguyễn Quốc Thắng từng được biết đến với mảng tranh khắc gỗ, anh cũng từng vẽ nhiều tranh sơn dầu; tuy nhiên ở lần ra mắt này, anh chọn chất liệu bột màu. Chất liệu mà theo anh "rất gần gũi, phổ thông" nhưng lại "bông xốp, trong trẻo", cho phép thể hiện cảm xúc ào ạt về một nơi chốn bình dị, thân thuộc là làng.

Các tác phẩm được trưng bày trong triển lãm “Đối cảnh Cự Đà” của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng.

2.Thắng sinh ra ở Hải Phòng, nhưng lại chọn một ngôi làng cổ ở Hà Nội để sinh sống. Thấm thoắt đã 10 năm anh bỏ phố về làng, tìm thấy sự bình yên, ấm áp của làng quê. Nếu về Cự Đà, men theo những con đường nhỏ, qua cánh cổng làng đã cũ, ngã màu rêu, bước đến một khoảng sân rộng của ngôi nhà cổ ba gian, hai chái điển hình của Đồng bằng Bắc Bộ, sẽ thấy nơi làm việc của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng. 

Về với làng, với sự dân dã, mộc mạc đó, Nguyễn Quốc Thắng như được trở về với chính mình. Nhiều người bảo anh lánh xa đời sống và sự phồn hoa của đô hội. Còn họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng cho rằng, anh yêu làng và anh chọn được sống ở làng. Chính đằng sau sự bình yên của những ngôi làng đó cũng ẩn chứa nhiều câu chuyện về sự đổi thay và những biến thiên của thời cuộc. Đó cũng là chất liệu tạo cảm hứng cho sự sáng tạo của người nghệ sĩ.

Những ngày tháng thanh bình, cuộc sống trôi đi chậm hơn những gì người ta thường sống. Nếp làng thì luôn vậy chỉ là anh đã có cái nhìn mới, cái cảm mới về những bức tường vôi loang lổ, những cột điện chằng chịt hay những hồi nhà xưa cũ. Những con ngõ bé hun hút vào mỗi chiều sấp bóng, những bóng dáng người làng đi liêu xiêu đội miến, hay những cụ già bước thật chậm nắm tay nhau đầy hạnh phúc. 

Đôi lúc hạnh phúc theo anh cảm nó thật giản dị. Lối sống làng và con người thế hệ trẻ tuổi luôn là một sự đối lập khó có thể thấu hiểu sâu sắc. Ở đây dường như Thắng thấy làng không xa lạ, dọc đường sông Nhuệ là một quần thể các đền, chùa, miếu trải qua vài trăm năm thâm trầm.

Tranh của Thắng vẽ bằng nhiều chất liệu, vẽ than trên giấy; chì, mực nho, bột màu. Anh tạm thời gạt bỏ chất liệu sơn dầu vốn dĩ theo anh nhiều năm sáng tác. Anh mê những mảng tường rêu phong, những khoảng trời sương sớm trên những cánh đồng phơi miến đầy màu sắc, những buổi chiều chạng vạng đong đầy cảm xúc bảng lảng trong tranh anh. 

Ngõ làng, cổng làng, đình làng, con người... có một màu trầm mặc bởi sự cổ kính nhưng anh đã khoác lên cho làng một bảng màu rực rỡ của bột màu, những mảng trắng xốp mịn, những khoảng tối trong vắt và những mảng chữ hay hình của báo cũ anh cố tình giữ lại trên tranh. Hai chất liệu bột màu và báo cũ như một nhân duyên đẹp để anh tô lên vẻ đẹp ngôi làng cổ quý giá, mà mọi chất liệu khác không hấp dẫn được anh. Sự tan chảy của màu, với màu báo in ghi đậm tạo nên lớp trung gian trong trẻo đầy tính hội họa. 

Tranh Quốc Thắng như cái gì đó đầy dữ dội về màu sắc, sự gồng mình trong đấu tranh giữ gìn nét đẹp làng đang dần mất đi trong anh. Vẽ về làng cổ, về cái cũ nhưng tranh Thắng đẹp lạ, mới mẻ bởi mảng màu mạnh mẽ nhưng không mất đi nét đẹp cổ kính của kiến trúc làng quê Bắc Bộ ẩn chứa dưới nhiều lớp không gian hình hài kỹ lưỡng đan xen đầy tính đồ họa trong mảng trống dầy đặc hình. Với số lượng tranh trên 100 bức gồm... đã chọn lựa của anh sẽ được in trong 1 cuốn sách nhỏ ra mắt trong thời gian tới. 

"Đối cảnh Cự Đà"- một triển lãm về làng cổ khá độc đáo của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng đã làm sống lại vẻ đẹp xưa cũ của ngôi làng nổi tiếng này. Triển lãm được trưng bày tại ngôi làng cổ Cự Đà. Ngắm nhìn những bức tranh của Thắng, người xem sẽ thấy tiếc nuối về sự mất mát của một ngôi làng trong cơn lốc đô thị hóa. 

Nằm bên bờ sông Nhuệ, cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà có địa thế "nhất cận thị, nhị cận giang" một thời phồn thịnh. Làng có những ngôi nhà cổ, những đình, chùa cổ… mang kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ đặc trưng, bên cạnh những ngôi nhà theo lối kiến trúc Pháp có tuổi đời hơn 100 năm.

Linh Nguyễn

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sáng 12/11, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và nghiệp vụ công tác Đảng trong CAND. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu khai mạc.

Sau gần 2 tháng thực hiện tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại, Cơ quan CSĐT 2 cấp Công an TP Hồ Chí Minh đã tiến hành khởi tố 6 vụ án/31 bị can để điều tra về các tội “Mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, thu giữ hơn 9,7 tấn Xyanua, 315 kg axit Sulfuric, 105 kg axit Clohidric cùng nhiều tang vật có liên quan; khẩn trương truy xét các đầu mối tiêu thụ Xyanua tại nhiều tỉnh, thành, thu hồi 313,5 kg Xyanua được mua bán trái phép…

Ngày 12/11, TAND tỉnh Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Thanh Việt (SN 1953, trú tại: ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, nơi thường trú trước khi phạm tội: thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hai tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Đây vụ án gây xôn xao dư luận trên 40 năm qua, đối tượng đã cùng đồng bọn gây ra vụ án mạng khiến 6 người tử vong và trốn lệnh truy nã suốt 43 năm.

Chiều 12/11, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang cho biết, đã làm việc với ông Trần Hữu Tân (SN 1991) và tiến hành đình chỉ hoạt động của bến thủy không phép cạnh cầu Cửa khẩu Giang Thành (tại ấp Hòa Khánh, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang).

Xuất phát từ chuyện mâu thuẫn cá nhân, sau giờ chào cờ đầu tuần, 2 nam  sinh cùng 2 nữ học sinh xông vào đánh nhau. Trong lúc xô xát, hai nam  sinh đã dùng vật sắc nhọn (nghi là dao) đâm 2 nữ sinh trọng thương.

Những ngày qua, một đoạn clip dài 1 phút 15 giây, ghi lại cảnh một đám ăn hỏi ở miền Tây Nam Bộ xuất hiện trên mạng xã hội thu hút rất nhiều người xem và bình luận. Trong clip này, một người phụ nữ xưng là mẹ của cô dâu đã tuyên bố cho con gái cưng của hồi môn sau đám cưới là 600 công đất (60ha), trị giá 90 tỷ đồng.

Tuyến Quốc lộ 54 qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long có lưu lượng phương tiện đông, lòng đường hẹp, mặt đường lồi lõm và đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp, tiềm ẩn loạt nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. 

Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, đại diện Ban QLDA Thăng Long (đơn vị được Bộ GTVT giao quản lý, thực hiện dự án) cho biết, thời điểm hiện tại, Ban đã làm việc với đơn vị tư vấn triển khai thiết kế lập dự án theo lệnh khẩn cấp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文