Liên hoan sân khấu Thủ đô: Thiếu vắng những kịch bản mới

17:21 07/10/2020
Hai tác phẩm được giải vàng tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2020 là “Bạch đàn liễu” của đạo diễn Trần Lực và “Người tốt nhà số 5” của đạo diễn Tạ Tuấn Minh.

Đây là hai vở diễn tạo được nhiều dấu ấn với công chúng trong thời gian qua. Nhưng điều đó cũng cho thấy một khoảng trống lớn về kịch bản sân khấu bởi đây là kịch bản sân của hai cây đa cây đề trong làng sân khấu, nhà viết kịch Xuân Trình và nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.

1. Liên hoan Sân khấu Thủ đô năm nay có sự góp mặt của 13 tác phẩm của 13 đơn vị nghệ thuật. Hầu hết, các tác phẩm được dàn dựng trong mùa đại dịch và chờ để mở màn cho sự trở lại của sân khấu, chứ không phải dàn dựng chỉ để mang đi thi. Vì thế, chất lượng các tác phẩm năm nay được đánh giá là khá đồng đều, trong đó có nhiều vở kịch được đầu tư kỹ lưỡng, gây hiệu ứng tốt đối với khán giả cũng như trong giới chuyên môn.

Ngay từ đầu hội diễn, NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu, Trưởng Ban Chỉ đạo liên hoan, đã khẳng định sẽ không có mưa giải thưởng tại Liên hoan. Quả vậy, chỉ có hai tác phẩm “Bạch đàn Liễu” và “Người tốt nhà số 5” giành giải Vàng tại Liên hoan lần này. Điều đó cũng không năm ngoài dự đoán. 

NSND Hoàng Dũng đánh giá: "Trong liên hoan, nhiều kịch bản cũ đã được dàn dựng theo cách nhìn mới của ngày hôm nay, cho chúng ta thấy những tư duy mới, những tìm tòi đáng trân trọng. Bên cạnh đó, tại Liên hoan đã xuất hiện nhiều đạo diễn trẻ có tiềm năng, cạnh những đạo diễn thành danh, đã đóng góp nhiều cho sân khấu nước nhà. 

Nhiều nghệ sĩ trẻ tài năng sẵn sàng thay thế các lớp cô, chú, anh chị đi trước. Họ không chỉ chứng tỏ được mình ở phần kỹ thuật tâm lý mà còn điêu luyện sử dụng ngôn ngữ hình thể trong biểu diễn. Sân khấu càng ngày càng hiện đại với rất nhiều trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, đa dạng về thể tài, góp phần làm cho Liên hoan sân khấu đẹp hơn, hấp dẫn hơn”.

Trao huy chương vàng cho các nghệ sĩ.

Còn NSND Thuý Mùi chia sẻ: "Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV là cuộc so tài đầy kịch tính và hấp dẫn. Một số vở diễn được dàn dựng mới đây đã tạo được hiệu ứng tốt trong giới làm nghề và khán giả, bên cạnh đó, có những đơn vị nghệ thuật dựng lại các vở đã từng công diễn nhưng với góc nhìn mới và mang đậm hơi thở của thời đại. 

Liên hoan lần này không chỉ là nơi giao lưu về nghề nghiệp giữa các nghệ sĩ; sự trao đổi, học hỏi cách làm sân khấu thời kỳ mới giữa các đơn vị nghệ thuật mà còn là nơi thi thố tài năng nhằm phát hiện và tiếp lửa đam mê cho những nghệ sĩ trẻ để họ tiếp tục cống hiến tài năng và nhiệt huyết của mình cho khán giả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành sân khấu Việt Nam".

Có lẽ khá lâu rồi, sân khấu Hà Nội lại được khóc cười với một vở diễn ấn tượng như vậy, “Bạch đàn liễu” của đạo diễn Trần Lực và sân khấu Lucteam. Đây là tác phẩm của nhà viết kịch Xuân Trình, ông viết năm 1965 và mới chỉ dàn dựng một lần. 

Kịch lấy bối cảnh làng quê Bắc bộ năm 1968, xoay quanh chuyện tình của Độ - Liễu bắt đầu từ cây bạch đàn và kết thúc khi gốc cây bị đốn ngã, qua đó gửi gắm thông điệp về thực trạng cán bộ lạm dụng chức quyền, tham nhũng khiến người dân khổ sở.

Cảnh trong vở “Bạch đàn liễu” giành giải vàng.

Hơn 50 năm sau, câu chuyện của “Bạch đàn liễu” được đạo diễn Trần Lực khai thác lại ở một góc độ mới và vẫn còn nguyên tính thời sự. Đó là câu chuyện chống tham nhũng và vấn đề dân chủ ở nông thôn, sự áp bức của những vị quan xã, quan huyện lên người dân. Trần Lực đã mang đến cho khán giả một vở diễn mang đậm chất dân gian Việt Nam nhưng không kém phần hiện đại. 

NSND Thúy Mùi nhận xét: "Đã qua hơn 50 năm nhưng tác phẩm vẫn đúng với thời đại. Cách dàn dựng của Trần Lực và sân khấu Lucteam mang đến sự mới lạ, hấp dẫn, khiến khán giả vừa cười, vừa suy ngẫm".

Rõ ràng, sân khấu đã không đứng ngoài cuộc mà lăn xả vào hiện thực và phản ánh hiện thực một cách sắc nét. Đó cũng chính là thông điệp trong các vở của nhà viết kịch tài hoa Lưu Quang Vũ. Liên hoan lần này, Nhà hát Kịch Việt Nam, đạo diễn, NSƯT Tạ Minh Tuấn đã dàn dựng lại vở “Người tốt nhà số 5” của ông. 

Dù đây không phải là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhưng thông điệp ông để lại trong tác phẩm chưa bao giờ cũ, làm người tốt có dễ không? Không hề dễ khi mà trong xã hội, cái ác đang lên ngôi và chèn ép những giá trị. Ngoài hai tác phẩm đạt giải A, còn có “Tình sử Thăng Long” của Nhà hát Chèo Hà Nội dành giải B…

Cảnh trong vở “Người tốt nhà số 5” giành giải Vàng.

2. Tuy nhiên, nhìn vào danh mục các tác phẩm được giải tại Liên hoan sân khấu năm nay, cho thấy một vấn đề nổi cộm, đó là thiếu vắng những kịch bản mới, phản ánh hiện thực xã hội đương đại. Đó là một vấn đề của sân khấu nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung.

NSND Hoàng Dũng chia sẻ: “Chúng ta vui mừng vì sân khấu có những tiếng nói trẻ trung, tươi mới nhưng nhũng người làm sân khấu vẫn chờ đợi những kich bản mới, hấp dẫn, phản ánh tiếng nó của thời đại hôm nay”. Không thể phủ nhận những giá trị của “Bạch đàn liễu” hay “Người tốt nhà số 5”, và những vấn đề mà các tác giả đặt ra trong đó. Nhưng công chúng cũng rất cần những tác phẩm mới, phán ánh hiện thực xã hội hôm nay. 

Trong khi, sân khấu là phương tiện hữu hiệu và trực diện để người nghệ sĩ có thể nói tiếng nói của thời đại. Đây cũng chính là một khoảng trống lớn của sân khấu Việt Nam trong nhiều năm qua. Vì không có kịch bản mới đủ hay và hấp dẫn nên hầu hết các nhà hát đều dàn dựng lại các kịch bản cũ.

Vở tình sử “Thăng Long” giành giải Bạc.

Sân khấu muốn hấp dẫn khán giả phải có kịch bản hay. Đó là điều cốt lõi. Sức hút của “Bạch đàn liễu”, “Người tốt nhà số 5” cho thấy sân khấu chưa bao giờ hết hấp dẫn khán giả. Điều quan trọng là chúng ta thiếu vắng những tác phẩm đủ sức nặng để kéo khán giả đến rạp. 

NSND Trương Nhuận khi còn sống cũng rất trăn trở với điều này khi ông trò chuyện cùng tôi về sức hút của các tác phẩm của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Ông cho rằng, sân khấu bên cạnh việc dàn dựng các tác phẩm kinh điển, cần có những tiếng nói mới của thời đại. 

Bao giờ chúng ta mới có một nhà viết kịch Xuân Trình, Lưu Quang Vũ thứ hai, dám xông pha vào đời sống, vào những địa hạt nhạy cảm của đời sống để nói được tiếng nói của thời đại? Đó là một câu hỏi nhiều năm qua vẫn còn bỏ ngõ của sân khấu nói riêng và của  văn học nghệ thuật nói chung.

Lan Tường

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文