Thi hoa hậu chui:

Lý lẽ của thí sinh và sự cứng nhắc của luật

17:11 09/12/2015
Chuyện người đẹp đi thi chui các cuộc thi nhan sắc quốc tế không phải là chuyện hiếm ở xứ mình. Nhất là khi đi thi chui lại được giải, thậm chí giải cao nữa, thì câu chuyện càng lình xình trên mặt báo. Điệp khúc thi chui-được giải-nộp phạt bao năm vẫn tiếp diễn, ít nhiều cho thấy luật vẫn còn những điểm cứng nhắc, chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh có nhu cầu thi thố ở các đấu trường nhan sắc quốc tế.

Theo Luật, những người đẹp Việt Nam muốn được cấp phép ra nước ngoài dự thi các cuộc thi nhan sắc quốc tế, họ phải được giải chính thức các cuộc thi nhan sắc trong nước. Nghĩa là phải ở trong top 3 một cuộc thi được công nhận trong lãnh thổ Việt Nam. Nhưng sự nở rộ của các cuộc thi nhan sắc trong thời gian qua đã khiến cho nhiều cá nhân, đơn vị sẵn sàng đưa thí sinh đi thi "chui", không cần Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép, sau đó nếu được giải và báo chí biết đến thì sẵn sàng nộp phạt hay xin lỗi.

Câu chuyện thi chui này cứ lặp đi lặp lại như một điệp khúc. Khi phải đối diện với án phạt (theo luật là 25 đến 30 triệu đồng), người đẹp nào cũng cho hay, là họ rất hiểu luật, nhưng vì không đáp ứng đủ các tiêu chí của luật đề ra để được cấp phép, nên họ đành thi chui. Vụ việc mới đây nhất, người đẹp Oanh Yến đi thi chui cuộc thi Hoa hậu Toàn cầu và được giải. Khi đối mặt với án phạt 30 triệu đồng từ phía Cục Nghệ thuật biểu diễn, cô trả lời phỏng vấn trên báo chí với những lời lẽ không được cho là xứng với ngôi vị của mình vừa đạt được. Nhưng trong những lời khó nghe đó không phải là không có ý đúng, khiến cho các nhà làm luật phải "suy xét" lại những quy định dường như đang có điểm chưa phù hợp với thực tế cuộc sống hiện nay.

Oanh Yến giành giải tại cuộc thi Hoa hậu Toàn cầu và đang phải đối mặt với án phạt 30 triệu đồng từ Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Trên thực tế, mỗi cuộc thi nhan sắc có những tiêu chí riêng. Một số cuộc thi quốc tế có yêu cầu khắt khe là thí sinh phải giành ngôi vị cao nhất từ cuộc thi chính thức trong nước mới được tham gia. Nhưng một số cuộc thi khác thì không cần tiêu chí đó. Thí sinh có thể chưa từng được giải từ các cuộc thi trong nước, nhưng nếu đáp ứng đủ tiêu chí của cuộc thi đó, về chiều cao, ứng xử, khả năng nói Tiếng Anh chẳng hạn... thì họ sẽ mời tham gia. Nghĩa là, những cuộc thi đó mở cửa với các thi sinh không lọt vào top 3 trong các cuộc thi trong nước, thậm chí là chưa từng thi các cuộc thi người đẹp trong nước. Dù được ban tổ chức cuộc thi nhan sắc quốc tế chấp nhận cho tham gia cuộc thi, nhưng nếu xin phép Cục Nghệ thuật biểu diễn thì thí sinh chắc chắn không được cấp phép dự thi, vì không đáp ứng đủ các tiêu chí về luật. Vậy là xảy ra chuyện, cứ âm thầm đi thi, nếu được giải thì sẽ xin lỗi và nộp phạt.

Điểm danh có đến hàng chục người đẹp Việt từng đi thi chui, được giải và nộp phạt. 30 triệu đồng là số tiền phạt một thí sinh sẵn sàng bỏ ra chịu án, vì nó không phải vấn đề quá lớn một khi họ đi thi và giành được giải thưởng. Giải thưởng cho họ danh tiếng để bắt đầu một sự nghiệp, là bàn đạp để kiếm tiền, để nổi tiếng... Dĩ nhiên nếu không được giải thì chẳng phải nộp phạt. Cục Nghệ thuật biểu diễn đã nhiều lần phát hiện thí sinh đi thi chui, nhưng thường là chẳng thu được tiền phạt của những thí sinh không được giải. Họ không nộp.

Vấn đề đặt ra là, mức tiền phạt quá nhẹ, hoàn toàn không phải là vấn đề với một người đẹp đi thi, và nhất là giành được giải thưởng quốc tế. Nhưng tiền có lẽ chỉ là một góc nhỏ của câu chuyện. Dường như luật để cho phép người đẹp trong nước đi thi còn đang bị gò, thiếu biên độ rộng rãi để tạo điều kiện công bằng cho các người đẹp trong nước muốn tham gia vào các cuộc thi quốc tế.

Không ít cuộc thi nhan sắc ở nước ngoài không áp dụng tiêu chí thí sinh phải nằm trong top 3 một cuộc thi trong nước, vậy có cần thiết phải quá cứng nhắc với tiêu chí này khi cấp phép cho thí sinh đi thi. Ngay cả các cuộc thi trong nước, đôi khi chất lượng thí sinh không đồng đều. Chẳng hạn người đã từng lọt top 3 cuộc thi này, tham gia cuộc thi khác lại chỉ lọt vào top 10. Hay một số người đẹp không có điều kiện tham gia các cuộc thi trong nước, vì lý do cá nhân, nhưng họ lại được ban tổ chức một cuộc thi quốc tế mời tham gia vì cho rằng họ đủ tiêu chí tham dự cuộc thi đó. Những trường hợp như vậy, nên chăng Cục Nghệ thuật biểu diễn có thể cấp phép, tạo cơ hội cho thí sinh đi thi. Miễn là thí sinh đủ điều kiện về tư cách chấp hành pháp luật, học vấn tương đương hay khả năng ngoại ngữ. Tất cả những điều kiện đó có thể thẩm tra qua lý lịch của thí sinh.

Không ai ủng hộ việc đi thi chui, và có lẽ, cũng không người đẹp nào muốn đến với cuộc thi nhan sắc quốc tế bằng cách đó. Và đành rằng luật thì phải nghiêm. Nhưng thiết nghĩ, nghiêm mà không quá cứng mới có thể có cơ hội cho nhiều người đẹp trong nước mang chuông đi đánh xứ người. Mặt khác, cũng cần phải nghĩ thêm, vì sao nhiều người đẹp được cấp phép đi thi lại ra về tay trắng, trong khi những thí sinh thi chui lại được giải?

Hội Quân

Xe ô tô 4 chỗ màu đỏ nhãn hiệu Toyota Yaris, BKS: 30A - 017.32 di chuyển trên đường Kim Giang theo chiều từ Cầu Tó hướng đi Cầu Dậu, khi đến trước số nhà 896, 898 Kim Giang đã va chạm với 6 xe máy (3 xe máy đang di chuyển dưới lòng đường, 3 xe máy dựng trên vỉa hè).

Nhiều dự án, công trình thuộc lĩnh vực giáo dục do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQL DA ĐTXD) tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư (CĐT) có tiến độ giải ngân và thi công còn chậm, gây nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy và học tập tại các trường. Trước thực tế này, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam vừa họp và “chốt” thời hạn hoàn thành nhiều công trình, dự án này.

Chủ trương sẽ hướng tới triển khai dạy 2 buổi/ngày tại các trường phổ thông hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tại các xã biên giới trong thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm về giáo dục và đào tạo đang nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận xã hội.

Từ đầu năm 2025 đến nay, Công an TP Huế đã chủ động xây dựng kế hoạch, xác định các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT để tăng cường biện pháp nghiệp vụ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hiệu quả tội phạm và các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, các đối tượng lừa đảo thường giả mạo cơ quan thuế, yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân, đường link cài đặt ứng dụng giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

Đa số ý kiến các đại biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 9/5 bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị, cần phân loại hợp lý các đối tượng áp dụng, nhất là đối với sản phẩm tự nhiên…

Với mục tiêu xây dựng quốc gia phát triển văn minh, hiện đại, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã đặt ra yêu cầu cấp thiết thực hiện cuộc “cách mạng” tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị. Điều này đòi hỏi sự thống nhất trong nhận thức và quyết tâm, quyết liệt trong hành động với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với những vấn đề cụ thể sau:

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.