Man Utd và Liverpool: Phía sau lòng hận thù

15:00 11/09/2015
Cuối tuần này, châu Âu lại sôi sục với Premier League, bởi ở đó sẽ diễn ra một cuộc chiến "ngàn năm hận thù". Man Utd và Liverpool. Dù có gặp nhau bao nhiêu lần đi nữa thì sức hấp dẫn của nó cũng chẳng bao giờ suy giảm. Đơn giản vì đó là cuộc đấu của lịch sử, truyền thống, với ý nghĩa đã đạt đến tầm văn hóa.
1. Hai thành phố Liverpool và Manchester chỉ cách nhau một con đường M602, được nối bởi một cây cầu và một con đường sắt, đó chính là tuyến đường sắt đầu tiên tại châu Âu. Trên con đường sắt đó (tuyến Lancashire -Yorkshire), Manchester Utd ra đời, và cũng trên tuyến đường sắt đó, một cuộc chiến được tạo ra, rồi duy trì cho đến tận ngày nay. Chỉ là trận đấu bóng đá, nhưng Man Utd và Liverpool đã tạo ra một nét văn hóa của cả hai vùng, có giá trị chẳng thua kém gì những quảng trường cổ kính ở Manchester hay di sản The Beatles ở Liverpool.

Dù là 2 CLB ở hai thành phố, nhưng tính chất của trận đấu này khiến nó được coi là trận derby của nước Anh trong suốt gần 1 thế kỉ qua. Bất chấp thời gian, bất chấp sự hành hạ của số phận, với sự trồi sụt của một CLB, ở hoàn cảnh nào đi nữa thì "derby màu đỏ" này cũng là ngày hội, là sự kiện và là một "sản phẩm" đã có lúc được cổ động viên (CĐV) yêu cầu công nhận là di sản văn hóa.

Đương nhiên, yêu cầu của CĐV chẳng được ai chấp thuận, nhưng họ có lí do để nói vậy. Sự kình địch giữa hai CLB hàng xóm không chỉ nằm ở thành tích (Liverpool có 59 danh hiệu còn Man Utd có 62), mà nằm ở cả yếu tố xã hội. Nó liên quan đến hai cảng biển huyền thoại của nước Anh. Cảng Liverpool, từng được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng này trong một thời gian dài.

Nơi đây là khu công nghiệp lớn đầu tiên tại Vương quốc Anh, với cuộc cách mạng công nghiệp đồ sộ. Nhưng khi con đường sắt nối hai thành phố xuất hiện năm 1830, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Đến cuối năm 1878, Manchester United được hình thành với cái tên Newton Heath, đó cũng là lúc một nơi giao thương mới mở ra, thu hút lao động và trung tâm công nghiệp chuyển từ Liverpool tới Manchester. Với sự ra đời của tàu container, cộng với thất bại của ngành công nghiệp dệt may tại Manchester, cảng Liverpool trở nên kém hiệu quả.

Những trận đấu giữa Man Utd và Liverpool vô cùng nóng bỏng.

Một con kênh lớn đủ để mọi con tàu cỡ lớn được xây dựng tại cảng Manchester. Và như thế, sự thù hận giữa hai thành phố bắt đầu từ vấn đề kinh tế xã hội, và bóng đá là nơi để họ xả ra những giận dữ. Đỉnh điểm của sự thù hận đó là năm 1981, với cuộc bạo loạn lớn nhất trong lịch sử bóng đá Anh diễn ra ở Toxteth.

2. Nói đến derby Manchester-Liverpool là nói đến những sự hỗn loạn, những cuộc tấn công lẫn nhau bằng mọi thứ có thể, thậm chí họ dùng cả những "vũ khí" khó tưởng tượng nhất. Thập kỉ 70, 80 của thế kỉ trước, những màn đụng độ giữa hai nhóm CĐV này tạo ra một khái niệm tồn tại đến ngày nay. Cuối thế kỉ XIX, các nhóm CĐV quá khích xuất hiện đầu tiên tại Anh, nhưng phải đến thập kỉ 1980, khái niệm hooligan mới xuất hiện sau nhưng cuộc bạo loạn khủng khiếp giữa Man Utd và Liverpool.

Hàng loạt vụ ẩu đả diễn ra như cơm bữa, cảm tưởng như nó là gia vị không thể thiếu cho các trận đấu giữa hai CLB này. Chung kết FA Cup năm 1996, số CĐV Liverpool đã lao tới nhổ vào mặt Eric Cantona, huyền thoại của Man Utd, rồi đấm HV Ferguson khi Man Utd lên bục nhận chức vô địch. CĐV này sau đó bị bắt và nhận án tù 3 tháng vì tội tấn công, sỉ nhục người khác.

Lại là trận đấu tại FA Cup năm 2006 diễn ra ở sân Anfield của Liverpool, hàng loạt vật thể lạ từ khán đài chủ nhà ném về phía CĐV Man Utd. Và trong đó là rất nhiều chiếc cốc chứa… chất thải cực kì bẩn thỉu. Thời điểm từ 1998 đến tận những năm 2000, mỗi khi tiếp Man Utd trên sân nhà, CĐV Liverpool đều bị cấm đi đường gần lối vào của CĐV đội khách, sau khi các CĐV Liverpool ném trứng thối vào HLV Ferguson.

Theo thống kê chưa đầy đủ của cảnh sát Liverpool, đã có 82 vụ va chạm được ghi nhận giữa hai nhóm CĐV quá khích, gây thiệt hại về người và vật chất kể từ năm 1960 đến nay. Đây là số lượng vụ ẩu đả lớn nhất so với tất cả các trận đấu khác tại Anh.

CĐV Liverpool và Man Utd đã tạo ra khái niệm hooligan.

Tuy nhiên, hận thù là thế nhưng giữa họ không chỉ có sự kình địch. Trong nỗ lực làm nguội bớt mối quan hệ, cả Liverpool và Man Utd cùng nhau cố gắng xóa đi những vết nhơ quá khứ. Họ không nỗ lực loại bỏ đi tính chất và ý nghĩa của một trận cầu nghiệt ngã, mà chỉ làm vơi đi sự hận thù giữa các CĐV. Bởi thực chất, Man Utd và Liverpool đều có lịch sử, truyền thống và cả những nỗi đau như nhau.

Đầu tiên phải nói rằng, Frederick Attock, Giám đốc bộ phận vận chuyển toa xe tuyến đường sắt Lancashire -Yorkshire, năm 36 tuổi là Chủ tịch kiêm Tổng thư ký đầu tiên của Newton Heath (tức Man Utd bây giờ). Ông này thực chất là người Liverpool. HLV vĩ đại của Man Utd, Sir Matt Busby vốn là cầu thủ nổi danh ở Liverpool. Bên cạnh đó, cả Man Utd và Liverpool đều là những CLB trải qua những bi kịch. Liverpool là thảm họa Heysel (1985) và Hillsbrough (1989). Còn Man Utd là thảm họa rơi máy bay tại Munich (1958).

Ngay sau thảm họa Munich khiến Man Utd mất đi gần như toàn bộ đội hình chính, Liverpool (khi ấy đang chơi tại giải hạng Hai) là CLB đầu tiên đến trụ sở của Man Utd, gặp gỡ ban lãnh đạo và đề nghị giúp đỡ. Cụ thể, họ đưa ra một số tiền khá lớn, ngỏ ý cho đối thủ mượn 2 cầu thủ bất kì, cùng với đó là kế hoạch tổ chức các buổi cầu nguyện. Tuy nhiên, Man Utd chỉ nhận lời yêu cầu cho các buổi cầu nguyện mà thôi.

Rồi nữa, ngày 2/8/1971, khi Hooligan Man Utd làm loạn trên sân, rồi bị kỉ luật 2 trận không được đá ở Old Trafford, Liverpool lại có mặt, đề nghị cho đối thủ mượn Anfield 1 trận miễn phí làm sân nhà. Và trận đấu đó Man Utd thắng Arsenal 3-1. Đổ lại, Man Utd cũng luôn có mặt bên cạnh Liverpool trong những lúc khó khăn nhất. Khi các CĐV Liverpool tổ chức cầu nguyện cho các nạn nhân vụ Hillsborough năm 1989, họ bất ngờ nhận được thư từ Man Utd, nói rằng họ cũng tổ chức cầu nguyện chung bao gồm cả hai nhóm CĐV. Cùng với đó, Man Utd sẵn sàng chia sẻ bằng cách giúp đỡ Liverpool bằng một khoản tiền.

Sau sự kiện này, BLĐ Liverpool và Man Utd đã thành lập một tổ chức CĐV chung với các hoạt động hàn gắn quan hệ giữa hai bên. Họ thiết kế băng rôn, khẩu hiệu có chung logo hai CLB, kêu gọi và thuyết phục các hội CĐV quá khích kiềm chế mỗi khi họ gặp nhau. Và kết quả là nhiều năm qua, số lượng các vụ ẩu đả, hỗn loạn, gây hấn giữa hai đội đã giảm tới 62%.

3. Bóng đá khi đã trở thành văn hóa, là một giá trị mang tính di sản, nó cần phải được nuôi dưỡng tương xứng với tầm vóc ấy. Và thực tế cho thấy, những mối quan hệ giữa Liverpool và Man Utd đang dần được cải thiện. Một trang web kêu gọi văn hóa ứng xử được CĐV Liverpool thành lập, và kết quả là đã có một sự kiện bất ngờ diễn ra trước trận Liverpool gặp Bordeaux ở Champions League năm 2006 tại Anfield. Nhóm CĐV này đã đưa ra thông điệp hòa khí với Man Utd và được các khán đài nhiệt liệt ủng hộ trước sự ngỡ ngàng của CĐV… Bordeaux.

Và câu chuyện cuối cùng khẳng định cho sự hàn gắn giữa hai CLB, đó là câu chuyện đầy cảm động về một nhà báo nổi tiếng: Tony Wilson, người làm việc cho đài truyền hình Granada và BBC. Wilson được biết đến như một CĐV điên cuồng của Man Utd, đến mức ông có biệt danh là "Mr Madchester". Năm 2007, khi Wilson phát hiện mắc bệnh ung thư, Liverpool đã đến bệnh viện, tặng ông một vé danh dự khán đài VIP tại sân Anfield, hỗ trợ một phần viện phí, cùng một bảng vị danh dự của CLB.

Sự trân trọng được thể hiện ngay trên trang web của Liverpool, dù trước đó, vào năm 1978, Wilson từng bị coi là "kẻ thù nguy hiểm" của CĐV CLB này, sau sự việc Wilson mặc áo CLB Bruges (Bỉ) lên sóng truyền hình Granada, nhằm chế giễu thất bại của Liverpool trước CLB này tại trận chung kết cúp châu Âu năm đó. Và khi Wilson qua đời, Liverpool cũng đã tổ chức tưởng niệm cùng với CĐV Man Utd.

Thống kê số lượng và tỷ lệ CĐV Man Utd khắp thế giới.

Bóng đá là như vậy. Có thù hận, có yêu ghét, nhưng cuối cùng, tất cả vẫn phải tuân theo quy tắc cuộc chơi. Đó là sự trân trọng, bởi bóng đá cũng như cuộc sống. Nó thể hiện văn hóa của những người tham gia. Và để "derby màu đỏ" thực sự trở thành di sản, nó cần nhận được những thái độ, những cách ứng xử xứng tầm.

Bất ngờ với CĐV Liverpool và Man Utd tại Việt Nam

Ai cũng biết tại Việt Nam, lượng CĐV của Man Utd cực kì lớn. Tuy nhiên, những con số thống kê được đưa ra sau đây khiến không ít người bất ngờ. Sau khi Arsenal rồi Man City đến du đấu tại Hà Nội, Premier League bắt đầu biết rằng Việt Nam có rất nhiều CĐV của họ, với một thị trường cực kì tiềm năng. Liverpool đã đưa ra thống kê số CĐV của mình với kết quả cực bất ngờ. Trong danh sách 50 thành phố khắp thế giới có lượng fan đông nhất thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 2 vị trí trong top 15: Hà Nội thứ 15 và thành phố Hồ Chí Minh thứ 14, với số lượng CĐV đăng kí trên mạng xã hội tương ứng là 103.546 và 106.596.

Man Utd còn bất ngờ hơn. Tờ Telegraph đã thống kê số lượng CĐV man Utd trên khắp thế giới rơi vào con số khoảng trên 600 triệu người. Đứng đầu là Trung Quốc với 108 triệu CĐV, chiếm 8% tổng số dân. Xếp hạng 2 là Indonesia với 55 triệu CĐV (22,5% dân số). Và ngạc nhiên khi Việt Nam xếp hạng 5 với 26 triệu CĐV (chiếm 29,2% dân số). Nếu xếp số lượng CĐV trên tỷ lệ dân số, CĐV Man Utd tại Việt Nam là cao nhất thế giới, trên Mexico (25 triệu người, chiếm 22,3% dân số).

Lê Giang

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文