Người đắm đuối với "dòng tranh Hàng Trống"

09:23 16/12/2020
Sau khi xuất bản cuốn "Dòng tranh dân gian Kim Hoàng vào năm 2019, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa lại vừa cho ra mắt cuốn sách "Dòng tranh dân gian Hàng Trống", một dòng tranh dân gian độc đáo nhất của Hà Nội. Tranh dân gian đang hồi sinh từ những con người tâm huyết và yêu văn hóa dân gian như nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa.

1. Dù cuộc sống thay đổi từng ngày, hiện đại và phát triển hơn, nhưng tranh dân gian và rộng hơn, văn hóa dân gian vẫn có những giá trị trong đời sống hiện đại. Sau một thời gian mải mê chảy theo guồng quay của cuộc sống, chúng ta giật mình nhận ra, mình là ai, thuộc về đâu. Văn hóa dân gian chính là một cách định vị chúng ta là ai trong thế giới phẳng này.

Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa, người đã dành nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn dòng tranh dân gian, hiểu rõ hơn ai hết, giá trị của tranh dân gian trong đời sống văn hóa Việt Nam. Chị nói: "Tôi từng đi nhiều nơi trên thế giới, tôi thấy họ phát triển văn hóa dân gian, tranh dân gian thành những sản phẩm du lịch thú vị, độc đáo, vậy tại sao chúng ta không làm trong khi chúng ta sở hữu một kho tàng vô giá". 

Bắt đầu từ đâu, đó chính là hành trình trở về tìm lại những giá trị nguyên bản của các dòng tranh. Và sự ra đời của những cuốn sách "Dòng tranh dân gian Kim Hoàng", "Dòng tranh dân gian Hàng Trống" là cách chị Hòa muốn lưu giữ lại các giá trị đang dần mai một, từ đó làm cơ sở cho các nghệ sĩ phát triển tranh dân gian trong đời sống hôm nay.

Nghệ nhân dân gian cuối cùng của tranh Hàng Trống.

Chị chia sẻ: "Các thế hệ trước đã để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu là những dòng tranh dân gian như Kim Hoàng, Hàng Trống (Hà Nội), Đông Hồ (Bắc Ninh), làng Sình (Thừa Thiên- Huế)… Khi thấy dòng tranh Kim Hoàng đã mai một, từ năm 2015 - 2016, tôi đứng ra lập dự án, tìm cộng sự là những nhà nghiên cứu, am hiểu văn hóa dân gian và mải miết khôi phục dòng tranh dân gian độc đáo này. 

Về tìm gặp người làng Kim Hoàng, xã Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội), cả làng không còn ai làm nghề, những cụ già lưng còng cũng chỉ còn vài ba người nhớ đến dòng tranh xưa. Chúng tôi đã nỗ lực hết sức, tự bỏ tiền túi, bền bỉ khôi phục và bước đầu gặt hái được những thành công. Tuy nhiên, vẫn mong muốn có thêm những đồng vọng từ chính quyền sở tại, thêm sự vào cuộc của các cơ quan văn hóa… Chỉ có sự chung tay, chúng ta mới có thể bảo tồn và phát huy được tốt những giá trị văn hóa của ông cha. Với tranh Hàng Trống cũng vậy. 

Nếu không sớm có chiến lược tốt, chúng ta sẽ phải chứng kiến sự tàn lụi của một dòng tranh độc đáo của đất Thăng Long - Hà Nội. Mong muốn lớn hơn của chúng tôi khi xuất bản sách là làm cách nào để tranh dân gian Hàng Trống có thể xuất hiện nhiều hơn trong đời sống, đặc biệt, tranh có thể trở về với phố".

2. Hiếm có nơi nào như Hà Nội hội tụ được hai dòng tranh dân gian độc đáo, đó là tranh Kim Hoàng và tranh Hàng Trống. Tranh dân gian Hàng Trống từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa của người Kinh kỳ. Đây là một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, phổ biến nhất ở Việt Nam. Đề tài của tranh dân gian Hàng Trống đa dạng: tranh lịch sử, tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh trang trí, tranh sinh hoạt xã hội… 

Chính vì sự đang dạng của dòng tranh này, nên đã đi được vào nhiều tầng lớp trong xã hội, được treo ở nhiều không gian khác nhau. Tranh Hàng Trống không chỉ xuất hiện trong dịp Tết hay trong những nghi lễ thờ cúng, mà còn có nhiều bức về các đề tài như Chợ quê, Bịt mắt bắt dê, Múa rồng… 

Đây cũng là dòng tranh dân gian được quan tâm, sưu tập. Mặc dù có ảnh hưởng từ tranh dân gian do các nghệ nhân Trung Quốc thời trước, song các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống của Hà Nội, Việt Nam đã có nhiều cải tiến, cải biên, và sáng tạo mới, tạo nên dấu ấn riêng của từng thời kỳ.

Tranh Hàng Trống có những bức nổi tiếng như: "Lý ngư vọng nguyệt", "Thất đồng", "Ngũ hổ", "Tố nữ"; bộ tranh truyện "Hoa Tiêu", "Kiều"…; bộ tranh về cảnh dạy học, cảnh nhà nông hay các kiểu khác: canh, tiều, ngư, mục (nhà nông, tiều phu, đánh cá, chăn trâu)… Nhờ những sáng tạo bền bỉ của các thế hệ nghệ nhân, tranh dân gian Hàng Trống có thể sánh ngang với bất cứ dòng tranh đồ họa danh tiếng nào.

Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa chia sẻ, ngày trước, tranh Hàng Trống phát triển ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón và từng được bày bán tại nhiều nơi ở Hà Nội cũng như một số tỉnh, thành ở Bắc Bộ. Có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của dòng tranh dân gian Hàng Trống, cũng như sự chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hoá, tôn giáo của các vùng miền, các dân tộc của dòng tranh này. 

Khi đất nước còn khó khăn, cách nghệ nhân làm tranh dân gian Hàng Trống thường in trên giấy dó bồi dày hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh khổ to và dài thường bồi dày, hai đầu trên - dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiến trúc kiểu nhà cao, cửa rộng nơi thành thị. 

Ván khắc gỗ được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống được in bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác. Với các gam màu chủ đạo: lam, lục, đỏ, da cam…, tranh Hàng Trống tạo ấn tượng thị giác cho người thưởng lãm, đặc biệt là những bức tranh được treo lâu ngày.

Trải qua thời gian, đến nay dòng tranh dân gian Hàng Trống chỉ còn duy nhất gia đình nghệ nhân Lê Đình Nghiên giữ lửa nghề. Đó là điều thật sự đáng mừng nhưng đồng thời là tín hiệu cảnh báo trước câu chuyện "thất truyền" như đã từng xảy ra ở nhiều dòng tranh dân gian khác, hoặc các nghề truyền thống khác.

Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa đã dành nhiều năm trời đến gặp nghệ nhân Lê Đình Nghiên và con trai ông là anh Lê Hoàn, để ghi chép lại nhiều câu chuyện. Những chia sẻ thẳng thắn, chân tình của ông và con trai cũng như các thành viên trong gia đình giúp cho cuốn sách có nhiều tư liệu bổ ích.

Nghệ nhân dân gian Lê Đình Nghiên và nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa.

Vì thế, trong cuốn sách "Dòng tranh dân gian Hàng Trống" có 400 bức tranh, ảnh, trong đó có nhiều tranh, ảnh tư liệu quý được sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau. Số tranh, ảnh khác được trực tiếp chụp từ các bộ sưu tập tranh dân gian Hàng Trống của chính tác giả - nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa, hoặc của các nhà sưu tập khác. 

Đặc biệt, hàng trăm bức ảnh được chụp nghệ nhân ưu tú Lê Đình Nghiên cùng con trai là Lê Hoàn để mô tả, minh họa các công đoạn làm tranh. Một số ảnh, trang có giá trị tư liệu cao được chính gia đình nghệ nhân tranh Hàng Trống Lê Đình Nghiên cung cấp. Đó là một tài liệu vô cùng quý hiếm để các nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu có thể lấy làm cơ sở cho các dự án mới của mình.

"Chúng tôi mong muốn bắc thêm một một cây cầu để nối tranh dân gian Hàng Trống với hiện đại. Qua cuốn sách này, bên cạnh cung cấp những tư liệu cần thiết để tìm hiểu về một dòng tranh dân gian nổi tiếng, chúng tôi cũng hi vọng có thể lan tỏa hoặc đánh thức tình yêu văn hóa truyền thống đang tiềm ẩn hoặc khuất lấp đâu đó trong tâm hồn của thế hệ trẻ. 

Và hơn thế, mong có sự đồng hành mạnh mẽ hơn từ những cơ quan văn hóa của Thủ đô, để một ngày không xa, người dân và du khách gần xa có thể gặp những quầy tranh, hiệu tranh dân gian Hàng Trống trên chính con phố Hàng Trống như đã từng…", tác giả Thu Hòa gửi gắm.

Đây là công trình được xuất bản tiếp nối cuốn "Dòng tranh dân gian Kim Hoàng" và "Dòng tranh dân gian Đông Hồ" của nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thu Hòa (Chủ biên), Trịnh Sinh, Lê Bích đã ra mắt năm 2019. Hai cuốn sách này vừa được trao giải B Giải Sách Quốc gia lần thứ 3 năm 2020. Cả ba cuốn này đều là do tác giả tự bỏ tiền làm sách, từ đi thực tế, gặp gỡ nghệ nhân, đến nhờ người chụp ảnh, thiết kế, in ấn… Hoàn toàn không sử dụng tiền tài trợ từ bất cứ dự án nào. Cuốn sách "Dòng tranh dân gian Hàng Trống" dày 340 trang, khổ 21x29cm, gồm 5 chương: Lịch sử tranh dân gian Hàng Trống, Nghệ thuật tranh dân gian Hàng Trống, Kĩ thuật vẽ tranh dân gian Hàng Trống, Phân loại tranh dân gian Hàng Trống, Tranh dân gian Hàng Trống trong đời sống đương đại.
Linh Vân

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文