Khi “Kiều” lên sân khấu ballet

12:08 29/05/2020
Sau múa rối, kịch nói, lần đầu tiên kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du được dàn dựng trên sân khấu ballet. Vở diễn do biên đạo múa Tuyết Minh và các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc vũ kịch TP HCM dàn dựng, biểu diễn. NSƯT Tuyết Minh và ê kíp muốn mang văn hóa Việt, vẻ đẹp Việt vào ballet, một hình thức nghệ thuật tinh hoa của phương Tây.


Một vở diễn đậm chất Á Đông

Phải mất 2 năm ấp ủ, biên đạo múa Tuyết Minh mới có cơ hội thực hiện giấc mơ lớn trong cuộc đời mình, dựng vở “Ballet Kiều”. Chị nói, chị đặt mình trong sự tiếp nhận văn học hiện đại, chủ động làm giàu hơn cho tác phẩm thơ trữ tình trường thiên này với tâm thế của tác giả thứ hai đồng sáng tạo thông qua ngôn ngữ hình thể của bộ môn nghệ thuật múa.

Chị muốn thể hiện trọn vẹn giá trị “Đạo làm Người” mà Nguyễn Du gửi gắm trong “Truyện Kiều”, vì vậy “Ballet Kiều” sẽ không đi vào miêu tả lại 15 năm lưu lạc của nàng Kiều.

Một cảnh trong Ballet Kiều.

Điểm nhìn mà Tuyết Minh lựa chọn là 3 lần Kiều gặp hồn ma Đạm Tiên và diễn tiến của toàn bộ vở diễn được ước lệ xoay quanh 4 lần Kiều đánh đàn, bởi thanh âm của tiếng đàn không thể là thứ ngôn ngữ dối lừa của tâm trạng: lúc thì thầm, dìu dặt, mềm mại, tha thiết; khi lại thổn thức, rạo rực, đượm nồng, có trường đoạn thì gào thét, tang thương và rồi khoan nhặt, thanh thoát đồng điệu với sự đa cảm mãnh liệt của trái tim khát khao đi tìm hạnh phúc của nàng Kiều nói riêng, người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Nhiều chuyên gia e dè với “Kiều”, nhất là khi kiệt tác này quá đồ sộ về thi ca, ngôn từ. Kịch nói, múa rối và các vở diễn sân khấu đã từng đưa Kiều lên sân khấu bằng lời thoại, diễn xướng, ca, nói.

Nhưng Tuyết Minh tin là múa sẽ không làm khán giả thất vọng khi vẽ lên không gian đượm chất thơ, trữ tình, vẽ lên hình tượng nhân vật Thúy Kiều, Đạm Tiên, Kim Trọng, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Sư Giác Duyên hàm ý được tư tưởng của Nguyễn Du trong những mối quan hệ ấy với tất cả hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục để mỗi người xem suy ngẫm.

Điểm nhấn của “Ballet Kiều” là sự hòa hợp của nghệ thuật ballet kinh điển với phong cách múa dân gian, múa truyền thống và văn hóa phương Đông đậm bản sắc Việt. Để hóa giải bài toán khó này, Tuyết Minh cùng ê kíp của chị tìm ra phong cách kết hợp giữa kỹ thuật nền tảng của ballet đương đại với khí chất của tuồng, chèo, và vốn múa dân tộc Kinh để chuyển tải được linh hồn cho toàn bộ vở Kiều.

Âm nhạc cũng được chắt lọc, hòa quyện giữa khúc thức của giao hưởng mang âm hưởng ca trù, hát xẩm, tuồng và làn điệu dân ca gắn với những nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, thập lục, trống…

Phần nhạc cho những đại cảnh, trữ tình do nhạc sĩ Việt Anh viết theo khúc thức cho dàn nhạc giao hưởng, còn những phân đoạn thể hiện nét tính cách, nhạc sĩ Chinh Ba phát triển trên những nét âm nhạc truyền thống rất phá cách. Sự tương phản trong âm nhạc gợi cho chị rất nhiều cảm xúc và tạo đất cho diễn viên thỏa sức sáng tạo.

Biên đạo múa Tuyết Minh.

Biên đạo múa Tuyết Minh chia sẻ: “Tôi nghĩ điều làm nên sự thu hút của “Ballet Kiều” trước hết là lối đặt vấn đề khá ấn tượng bằng sự kết hợp giữa ballet và hiệu ứng kỹ thuật Hologame, khi mà cảnh múa ballet dưới nước được tôi đạo diễn khá kỳ công và sự quyết liệt của 2 nữ nghệ sĩ Trần Hoàng Yến và Kim Tuyền quyết tâm thể hiện, chúng tôi đã phải ghi hình thành 2 concept và đầm mình dưới nước 7 tiếng đến 8 tiếng đúng vào lúc Hà Nội đang ở nhiệt độ của tiết trời mùa Đông, và phải nhịn thở rất lâu để lặn xuống thì mới có thể múa được và đủ lâu để có thể ghi hình, nhưng hiệu quả nghệ thuật tương tác và chở ý đồ của vở diễn rất hiệu quả”.

Hy vọng về một cơn sốt mang tên "Ballet Việt"

Chọn ballet - loại hình nghệ thuật múa kinh điển để “kể” “Truyện Kiều”, biên đạo múa Tuyết Minh cho rằng: “Tiêu chí kỹ thuật, kỹ xảo phải đạt được niêm luật của bộ môn múa ballet. Mặt khác, để thể hiện được tâm hồn Việt, khắc họa được những nét tính cách nhân vật điển hình, các diễn viên phải thấm đẫm văn hóa phương Đông, cốt cách, tinh thần và bản sắc văn hóa củangười Việt nên mỗi cử chỉ, động tác hay tổ hợp múa đều phải chắt lọc, đều phải có thủ pháp mang tính sáng tạo cao thì mới đủ chuyển tải hết tinh, khí, thần của các lớp diễn”.

Vì thế, thách thức lớn của “Ballet Kiều” ở chính khâu chọn diễn viên. Nhiều năm gắn bó với ballet và múa, Tuyết Minh gần như nắm trong lòng bàn tay những diễn viên nổi trội hiện nay của Nhà hát Nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh, một thế hệ diễn viên trẻ, tài năng và đam mê.

Đó là nữ nghệ sĩ ballet Trần Hoàng Yến, solist đảm nhận các vai nữ chính trong kịch mục của nhà hát (“Kẹp hạt dẻ”, “Cô bé Lọ Lem”, “Coppelia”, “Hồ Thiên Nga”, “Carmen”, “Mùa xuân thiêng liêng” và các vở múa trong nước như: “Chạm tay quá khứ”, “Mảnh ghép giấc mơ”, “Cà phê Sài Gòn”…).

Yến là một diễn viên tài năng và đam mê, cống hiến không ngừng nghỉ cho nghệ thuật múa. Nhân vật Thúy Kiều là một vai diễn nặng, 15 cảnh diễn trên mũi cứng với những trường đoạn Solo, Solo trên nền tập thể, Duo và đặc biệt để giữ được nền tảng nghiêm luật của cổ điển châu Âu, Yến sẽ phải trưng trổ kỹ thuật ở hình thức múa Pas De Deux, khác với các vai solist chính trong các vở ballet kinh điển thế giới mà Yến đã từng thể hiện theo văn hóa phương Tây.

Với nhân vật nàng Kiều, có những trường đoạn vắt kiệt sức của Yến bởi diễn xuất sao cho thấm đượm tinh hoa bản sắc dân tộc Việt nhưng lại phải nhuần nhuyễn, điệu nghệ với kỹ thuật, kỹ xảo và độ sang, bay của cổ điển châu Âu.

Diễn viên đảm nhận vai Kim Trọng được giao cho nam nghệ sĩ ballet Đàm Đức Nhuận. Sau khi tốt nghiệp loại giỏi hệ 7 năm đào tạo chính quy chuyên ngành diễn viên cổ điển châu Âu tại Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, nay là Học viện Múa Việt Nam, anh được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2019 với biệt danh “Hoàng tử ballet phía Nam” (sau NSƯT Cao Chí Thành) với một list vai diễn đáng nể trong các vở ballet kinh điển thế giới đã được sáng đèn thường niên tại Nhà hát Lớn thành phố Hồ Chí Minh như: Vai hoàng tử trong “Chopiniana”, “Cindellela”, “The Nurcracker”, “Giselle”, “Le Corsaire” vai Ali…

Nhân vật Từ Hải được giao cho nam nghệ sĩ ballet Hồ Phi Điệp. Phi Điệp hiện là Phó đoàn Vũ kịch Nhà hát Nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh; năm 2008, anh đoạt Huy Chương Bạc Cuộc thi Tài năng Múa toàn quốc, năm 2019 anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú với các vai diễn ấn tượng trong các vở diễn như: “Carmen”, “The Nurcracker”, “Giselle”, “Chuyện tình non sông”, “Mặt trời trong tim”…

Một nghệ sĩ đặc biệt mà biên đạo múa Tuyết Minh rất tâm huyết khi giao cho anh 2 vai diễn với hai tạo hình nhân vật, 2 nét tính cách trái ngược nhau trong “Ballet Kiều” đó là Sùng A Lùng. Lùng sẽ vào vai Tú Bà trong “Ballet Kiều”… và sẽ thăng hoa hơn bất kỳ người đàn bà nào thể hiện vai này.

Còn vai diễn thứ hai đó chính là vai người kể chuyện “Đại Thi hào Nguyễn Du” xuất hiện ngay ở Khai từ của vở diễn. Để thể hiện vai diễn này, Lùng sẽ phải hóa thân thành một ông lão thâm trầm, uyên bác nhưng lại vô cùng giản dị, mộc mạc. Sùng A Lùng là người con của đồng bào dân tộc Mông, năm 2016 anh đoạt Huy Chương Vàng trong Cuộc thi Tài năng Biên đạo trẻ toàn quốc; năm 2019 là nghệ sĩ múa Việt Nam được mời tham dự Liên hoan múa các nước châu Á tại Bắc Kinh, đã có kinh nghiệm làm việc với nhiều biên đạo và tham gia trình diễn nhiều vở diễn ballet, đương đại trong nước và quốc tế tại Nhà hát Nhạc Vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh. 

“Đối với khán giả nước ngoài, họ đã quá quen với sự hoành tráng, xa hoa, chuẩn mực của các vở ballet kinh điển, tôi nghĩ họ sẽ muốn xem ballet Việt Nam có điều gì khác biệt, và tôi tin họ sẽ có nhiều thứ để thưởng thức từ âm nhạc, từ phong cách múa, từ trang phục, từ văn hóa Á Đông với cách tư duy và chiều sâu tâm hồn.

Họ sẽ thấy đồng cảm vì chất nhân văn, tinh thần nhân đạo là cầu nối từ trái tim đến trái tim không phân biệt Âu, Á, không phân biệt màu da, tôn giáo như “Truyện Kiều” đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam, được dịch ra nhất nhiều thứ tiếng”, biên đạo múa Tuyết Minh mong muốn.

Ballet vẫn là món ăn còn xa lạ với công chúng Việt Nam. Nhưng sau cơn địa chấn mang tên “Hồ Thiên Nga” năm 2019, chúng ta có quyền hy vọng về cơn sốt mang tên “Ballet Kiều” vào tháng 6-2020 tại thành phố Hồ Chí Minh và tháng 8-2020 tại Hà Nội.

“Ballet Kiều” do Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam chỉ đạo nội dung, NSND Chu Thúy Quỳnh, NSND Ứng Duy Thịnh chỉ đạo nghệ thuật, biên đạo múa NSƯT Tuyết Minh chuyển thể kịch bản và là tổng đạo diễn cùng nghệ sĩ Phúc Hùng. Phần âm nhạc do nhạc sĩ Việt Anh và nhạc sĩ Chinh Ba đảm nhiệm.
Lan Tường

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

VKSND TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm. Đáng lưu ý, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã làm rõ sự “tiếp tay” của nhóm đối tượng nguyên lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng kiểm định xe cơ giới (VAR) cho các đối tượng khác trong quá trình gây án.

Hai thập kỉ từ sau đợt mở rộng lớn nhất lịch sử, Liên minh châu Âu (EU) đã gặt hái những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện đang đối mặt không ít thách thức từ bối cảnh địa chính trị thay đổi, cũng như sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Vẫn chiêu trò cũ rích, thế nhưng thời gian gần đây một số người dân ở Phú Yên tiếp tục nhận được những cuộc điện thoại di động (ĐTDĐ) mạo danh cán bộ các cơ quan tư pháp, đưa ra nhiều thông tin liên quan đến số phận pháp lý của người nghe điện thoại, rồi yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đánh giá tác động môi trường cũng như hồ sơ phê duyệt, quy mô trang trại này chỉ được phép nuôi 150 con lợn nái, nhưng khi kiểm đếm để đền bù, GPMB cao tốc Bắc - Nam, trang trại này nuôi đến 668 con. Ngoài ra, trước thời điểm cao tốc được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 5 tháng, dự án này cũng được điều chỉnh tăng thêm về diện tích, quy mô chuồng trại dù số lượng vật nuôi không biến động.

Vào ngày 15/3, Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) nhận tin báo từ người dân về việc, trên địa bàn xã Cẩm Giang (huyện Gò Dầu) xảy ra vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. Nạn nhân tử vong là bà Đ.T.N (SN 1960), còn chồng bà N. là ông L.V.P (SN 1964) bị thương tích nặng. Gây án xong, đối tượng nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường.

Sau hơn 10 năm để “đắp chiếu” giữa trung tâm thành phố, ngày 2/5, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh đã phát đi thông báo kết luận của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố đối với Dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Nhà thi đấu Phan Đình Phùng). Đây là công trình thể dục thể thao quy mô lớn với 4 mặt tiền ở quận 3.

Cảnh sát phải dùng biện pháp mạnh để giải tán hàng loạt người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học ở Mỹ ngày 2/5, bao gồm cả việc dỡ bỏ một khu cắm trại tại Đại học California tại Los Angeles, trong bối cảnh hỗn loạn bùng phát và ngày càng gia tăng tại hàng loạt trường đại học trong tuần này.

Trong những ngày cuối tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu, Nghệ An đến QL 46B). Đây là hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc 2.000km.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文