11 nghệ sĩ Pháp-Việt diễn chung vở kịch "Sài Gòn"

20:47 14/09/2018
Kể lại cuộc đời của những người Pháp, người Việt Nam bị đẩy đưa theo dòng lịch sử trải dài suốt 40 năm, vở kịch “Sài Gòn” là một cuộc du hành trong không gian và thời gian, từ Việt Nam qua Pháp, từ năm 1956 - khi những người Pháp cuối cùng tại Sài Gòn về nước đến năm 1996 - khi Việt Nam cho phép những người Việt kiều về thăm quê hương.


Câu chuyện tình yêu

Sau tiếng vang lớn tại Liên hoan sân khấu quốc tế Avignon vào mùa hè năm 2017, vở kịch “Sài Gòn” liên tục công diễn và được khán giả chào đón nồng nhiệt tại các nhà hát danh giá trên thế giới. 

Hiện “Sài Gòn” đang lưu diễn quốc tế qua nhiều thành phố: Paris, Lyon, Berlin, Amsterdam, Bắc Kinh, Thượng Hải, Stockholm...  và sẽ có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21 và 22 tháng 9 rồi sau đó lại tới Rome, Vilnius và nhiều thành phố châu Âu khác. 

Khung cảnh của vở kịch là trong một nhà hàng Việt Nam tại Sài Gòn năm 1956

Nữ đạo diễn sân khấu Caroline Guiela Nguyen đã tập hợp 11 diễn viên Pháp, Việt và Việt kiều cho các đêm diễn. Thế là bắt đầu một vở kịch đa âm sắc kể lại những câu chuyện về tình yêu, về cuộc sống tha hương nhuốm màu lãng quên và hoài niệm. 

Cô chia sẻ: “Tôi không muốn nói về họ mà muốn để họ tự kể câu chuyện của chính mình - những con người đã gặp nhau, yêu nhau và cách xa 60 năm rồi cùng nhau viết thành một câu chuyện chung”. 

Mọi việc diễn ra trong một nhà hàng Việt Nam tại Sài Gòn vào năm 1956 hay tại quận 12 Paris vào năm 1996, nơi có nhiều người Việt Nam xa xứ đến sinh sống. 

Nhà hàng này cũng giống rất nhiều nhà hàng Việt khác ở Pháp: trang trí bình dân, hoa cắm nhiều màu sắc với một dàn karaoké. Nhà hàng là nơi sẻ chia những câu chuyện riêng tư của những con người đã từng trải qua những giai đoạn quan trọng của lịch sử. 

"Sài Gòn" là câu chuyện về những người yêu nhau

Đó là câu chuyện của hai người yêu nhau mà phải chia ly, của một anh lính Pháp yêu một cô gái Việt và đưa cô về Pháp, của người con lai và mẹ mình... 

Caroline Guiela Nguyen nói: “Sau khi đã thực hiện nhiều vở kịch kinh điển, tôi chợt hiểu là những câu chuyện và những con người về thế giới đương đại còn ít được khai thác. Tôi muốn khán giả nghe được âm thanh của thế giới xung quanh chúng ta”. 

Ứng tác kịch bản

Trong lần gặp gỡ báo chí, Caroline Guiela Nguyen kể rằng cô và các diễn viên đã cùng sáng tác kịch bản theo phương pháp “ứng tác”. Mọi người không làm việc với một kịch bản có sẵn. Các diễn viên ứng tác trên sân khấu để tự đặt lời thoại cho vai diễn của chính mình. 

Đối với Caroline Guiela Nguyen, việc các diễn viên tự đặt lời thoại cho vai diễn của mình là rất quan trọng. Mỗi người đều có một cách diễn đạt riêng cũng như những trải nghiệm riêng. 

Ví dụ, diễn viên Trần Nghĩa Hiệp nói tiếng Pháp, nhưng tiếng Pháp của Hiệp hẳn là khác so với tiếng Pháp của Pierric, một diễn viên người Pháp. Chính khuôn mặt, cơ thể, trí tưởng tượng, những câu chuyện, ngôn ngữ... của họ mới làm cô quan tâm và dẫn dắt cô vào quá trình sáng tác vở kịch.

11 nghệ sĩ Pháp-Việt diễn chung trong vở kịch "Sài Gòn" 

Vấn đề ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng trong vở kịch. Tác phẩm thể hiện lại câu chuyện của những người Việt Nam sang định cư tại Pháp. Khi trở lại đất nước mình, họ nhận ra rằng mình nói một thứ tiếng Việt lỗi thời. 

Hay đó là câu chuyện về những người có biết chút ít tiếng Pháp nhưng tiếng Việt lại bị mai một, khiến họ khó diễn đạt một cách trọn vẹn những nỗi đau của mình. 

Khi bắt tay vào việc chọn diễn viên, Caroline Guiela Nguyen đã khéo léo sắp đặt để 11 nghệ sĩ người Pháp, người Việt và người Pháp gốc Việt cùng tham gia để tạo nên một sức sống rất riêng của vở kịch.

Chưa hết, để xây dựng vở diễn một cách chân thực hơn, Caroline Guiela Nguyen cùng các cộng sự đã đến TP.HCM năm 2015 và 2016 trong khuôn khổ chương trình Nghệ sỹ lưu trú Villa Saigon do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức. 

Trong suốt thời gian này, họ đã tìm hiểu và cảm nhận Việt Nam. Họ đã quay phim, chụp hình, phỏng vấn, ghi lại cảm xúc... Họ cũng đã tham khảo các tài liệu lưu trữ và nghiên cứu về chiến tranh Đông Dương. Sau đó họ cũng đã đi tìm hiểu về cộng đồng người Việt ngay tại Paris.

“Chúng tôi thấy cần phải đến Việt Nam để hiểu và cảm nhận đất nước này. Chúng tôi dành nhiều thời gian để phỏng vấn, quay phim, thu âm, chụp ảnh, vẽ, viết. 
Nữ đạo diễn người Pháp gốc Việt Caroline Guiela Nguyen 

Chúng tôi cũng đi tìm trong tài liệu lưu trữ và tìm thông tin về lịch sử Đông Dương. Sau đó chúng tôi cũng đã đi tìm hiểu về cộng đồng người Việt ngay tại Paris. Chúng tôi đã chia sẻ tất cả chất liệu này với các diễn viên, họ đã giúp chúng tôi xây dựng vở diễn”, Alice Duchamp, chuyên gia phối cảnh của đoàn kịch Les Hommes Approximatifs cho biết. 


Caroline Guiela Nguyen là người Pháp, có mẹ là người Việt Nam. Cô là một đạo diễn sân khấu còn trẻ nhưng rất tài năng. Sau khi học về xã hội học và nghệ thuật biểu diễn, Caroline Guiela Nguyen theo học ngành đạo diễn sân khấu Trường Sân khấu quốc gia Strasbourg. Tại đây, cô đã gặp gỡ những cộng sự tương lai của cô trong đoàn kịch “Les Hommes Approximatifs” được thành lập vào năm 2009. Năm 2016, cô đã được trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn Chương và được đề cử giải thưởng Molières năm 2015 cho tác phẩm “Elle brûle” và năm 2018 cho tác phẩm “Sài Gòn”. Cô là nghệ sỹ thường trực của Nhà hát Odéon, nhà hát Châu Âu, Nhà Văn hóa MC2 Grenoble và là thành viên của nhóm nghệ thuật La Comédie de Valence thuộc Trung tâm Kịch nghệ quốc gia Drôme-Ardèche. Kể từ lần đầu tiên về Việt Nam năm 1996, nữ đạo diễn trở về quê mẹ mỗi năm một lần để gắn bó và hiẻu sâu sắc hơn về Việt Nam.


H.Chi

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố tại hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra ngày 27/12.

Ngày 27/12, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) gồm Trường Mẫu giáo Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) chưa được Sở cấp phép hoạt động giáo dục.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với lô đất 94 Lò Đúc. Ngay trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành công tác đầu tư theo hướng xây dựng không gian hiện đại về thương mại - dịch vụ. 

Ngày 27/12, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hòa (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Võ Thành Đạt (SN 2000, trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai phóng viên đến mỏ cát trên địa bàn xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình và đe dọa sẽ viết bài liên quan đến các sai phạm của mỏ cát này và yêu cầu chủ mỏ cát phải chung chi 50 triệu đồng để bỏ qua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文