“Sức mạnh mềm” của âm nhạc trong mùa COVID-19

07:52 23/02/2021
Sở dĩ gọi là “sức mạnh mềm” là vì dù không “đao to búa lớn”, nhưng hiệu quả, thành công mang lại đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 


Năm 2020 vừa qua - năm của mất mát, đại dịch, khó khăn, nhưng công tác truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có tận dụng sức mạnh âm nhạc, công tác phòng chống đại dịch ở Việt Nam đã được bạn bè, các hãng truyền thông khắp toàn cầu ghi nhận và đánh giá cao.

Với sự đa dạng của các kênh, phương tiện và nền tảng công nghệ, âm nhạc vẫn chiếm một vị thế đặc biệt, có sức hút và lan tỏa với đông đảo công chúng. Thú thật, nếu không có đại dịch COVID-19, người viết bài này có lẽ chẳng bao giờ ngồi xuống nghe một bản nhạc trọn vẹn của Khắc Hưng hay Quang Đăng. Rất nhiều lời chia sẻ, khẳng định từ những người bạn của tôi rằng họ không biết Quang Đăng là ai, cho đến khi xem trên các phương tiện truyền thông quốc tế vào thời điểm đỉnh của dịch.

Nhạc sỹ Khắc Hưng – tác giả của “Ghen Cô Vy”.

Giữa đỉnh điểm dịch, một buổi sáng sau khi tập thể dục xong, tôi nhận được tin nhắn kèm đường dẫn bài hát từ một người bạn ở Helsinki (Phần Lan) gửi cho. Thật là điều thú vị khi đó là lời bài hát “Ghen Cô Vy” phiên bản tiếng Phần Lan. Tôi nghe ngay và cảm thấy rất hay, nhất là tinh thần chống dịch. Chưa bao giờ tôi nghe một bài hát mà lòng đầy cảm xúc như thế. Nghe từng câu, thấm từng lời, bảng tiếng Việt lẫn tiếng Anh, đôi khi tôi cay mắt, xen lẫn niềm vui và tự hào: “Cùng rửa tay xoa xoa xoa xoa đều/Đừng cho tay lên mắt mũi miệng/Và hạn chế đi ra nơi đông người”.

Ca từ, vũ điệu, tạo cho tôi cảm giác mọi thứ đang làm cho người nghe ghi nhớ dễ dàng mà không phải khiên cưỡng hay ép buộc các nguyên tắc phòng chống dịch. Sát khuẩn, rửa tay, mang khẩu trang. Và những cụm từ này, cùng với  từ pandemic - tức đại dịch, là những từ phổ biến của năm, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên mọi phương diện trải dài suốt năm 2020 và có lẽ nhiều năm sau nữa. Có thể nói, bài hát, với ca từ hội đủ những hấp dẫn, kiến thức cần lưu ý, những điều cần thực hiện về phòng chống dịch được đúc kết với một thái độ lạc quan, một lối ca từ nền nã và thu hút. Một sự cuốn hút, nhưng không tạo cho người nghe một cảm giác khó chịu cảm tính vì tính ép buộc.

Chương trình “Last Week Tonight” với phần dẫn dắt của người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng John Oliver cũng đã dành những lời khen tặng, tôn vinh đến “Ghen cô Vy” như “rất tuyệt vời”, “Ca khúc như một bài hát hộp đêm sôi động”, “Bài hát sẽ mắc kẹt trong tâm trí bạn nhiều ngày”.

Dù thế giới đã công nhận, “ngả mũ” ngợi khen nhưng người Việt Nam luôn cảm thấy cần phải sáng tạo hơn nữa. Những ý tưởng độc đáo tuyệt vời ra đời để nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân, cộng đồng. Ai cũng biết, sống trong thời đại dịch bệnh dễ làm người ta trở nên căng thẳng, cáu gắt. Chúng ta đều đồng ý rằng, sống lâu trong cảnh bức bối, không mấy dễ chịu, con người dễ mất thăng bằng, cơ thể mệt mỏi. Nhưng khi nghe những điệu nhạc, có âm điệu, thúc giục, những nỗi phiền muộn được vơi đây phần nào. Tinh thần, nhờ vậy, cũng được cải thiện một cách đáng kể, nhất là trong thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội.

Tất nhiên, không chỉ có “Vũ điệu rửa tay”, “Ghen Cô Vy” của Khắc Hưng, Quang Đăng, mà trước đó cũng có rất nhiều nghệ sĩ, ca sĩ thực thụ giỏi và họ đã ít nhiều thành công mang văn hóa Việt Nam, lan tỏa tinh thần, sức mạnh đoàn kết dân Việt Nam. Qua những thời khắc gian nan, hoạn nạn, mới thấy được tinh thần cộng đồng, yêu nước của dân ta vẫn luôn nồng nàn, tiềm ẩn trong mỗi con người.

Còn nhớ, thời điểm giữa năm 2011, khi tàu Bình Minh 2 đang khảo sát địa chấn trên thềm lục địa của Việt Nam, bị tàu Trung Quốc cắt cáp, hòa chung tâm trạng và suy nghĩ về trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước thời cuộc, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn và Nguyễn Phan Quế Mai đã cùng kết hợp cho ra đời một ca khúc trở thành hiện tượng đặc biệt kể từ thời điểm đó đến hôm nay.

“Tổ quốc gọi tên mình” mang theo giá trị cổ vũ, khơi gợi ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước đã phủ sóng khắp các kênh truyền thông, trên các trang mạng xã hội, trên sóng truyền hình. Nhiều người thích nhất ở tác phẩm này, không phải là âm nhạc, mà là cái chất Việt Nam đặc trưng, tinh thần dân tộc Việt Nam đặc trưng trong đó.

Âm nhạc luôn giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiến tạo và duy trì nhận thức xã hội về thay đổi hành vi.

Các nhà nghiên cứu truyền thông trên thế giới có chung nhận định, dưới góc độ dùng truyền thông để tác động thay đổi hành vi, cần chú ý vào các tiêu chí như ngắn gọn, rõ ràng; nội dung cần tập trung dễ hiểu; hướng đúng đối tượng mục tiêu mà vẫn chứa được thông điệp hay định hướng hành vi kế tiếp thông qua việc lồng ghép các thông điệp; lặp lại đồng bộ trên các kênh, sản phẩm truyền thông (ghi dấu và ghi nhớ). Những điểm này có thể, hoặc ít nhất được xem xét khi đào tạo các nhà báo, cán bộ truyền thông, văn nghệ sĩ, trong các chiến dịch, định hướng tuyên truyền, những người mà công việc của họ có ảnh hưởng đến đại số đông nhận thức, thái độ của công chúng.

Nhìn vấn đề dưới các giá trị tốt đẹp hơn, tôi tin, thông qua các giá trị âm nhạc của “Vũ điệu rửa tay”, “Ghen Cô Vy”, thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn. Đó cũng là cách mà âm nhạc và truyền thông mang Việt Nam, kèm theo những giá trị tốt đẹp, vươn xa hơn...

Hồng Chi

Trưa 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển 58 kg ma túy.

Dù 930 căn hộ đã được bàn giao cho cư dân từ năm 2019, nhưng đến tháng 5/2023 chủ đầu tư chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức là Công ty CP BĐS Hiệp Phú Land (HPL) mới có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho cư dân. Tình trạng này khiến người mua nhà phản ứng gay gắt về việc chậm được cấp sổ hồng…

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Xung đột Israel-Palestine từ lâu đã trở thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế, với giải pháp hai nhà nước được nhiều người coi là chìa khóa để đạt được hòa bình lâu dài. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh và đau thương, phần lớn người Palestine đã mất niềm tin vào giải pháp này, cho rằng đó là một giấc mơ không thể thành hiện thực.

Theo một số nguồn tin quân sự, kể từ tuần trước, các lực lượng Nga đã tăng gấp đôi cường độ tấn công của họ trên một số mặt trận, trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và thời gian tới có khả năng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Đặc biệt, việc Nga nối lại các hoạt động quân sự ở Zaporizhzhia từ đầu tháng 10 cho thấy khả năng Moscow sẽ mở đợt tấn công lớn nhằm vào khu vực này.

Ngày 4/11 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất một số giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại chùa Xuân Lũng (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Sáng 16/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) cho biết, vừa phối hợp cùng Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ Huỳnh Văn Thanh (SN 1989, ngụ Trà Vinh), Chung Diệu Long (SN 1988, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra, làm rõ hành vi trộm và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Một buổi tối trung tuần tháng 11/2024, lớp học tình thương nằm bên đầm Sam (thuộc đầm phá Tam Giang) ở khu tái định cư (TĐC) Đập Góc, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sáng trưng ánh đèn điện cùng nhiều tiếng cười nói của các em học sinh. Như thường lệ, cứ vào buổi tối có 20 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở khu TĐC Đập Góc lại mang sách vở đến lớp học miễn phí này để được thầy Hòa dạy kèm viết chữ, tập đọc và làm Toán. Bên trong phòng học rộng gần 50m2 với những bộ bàn ghế gỗ được kê san sát, các em học sinh cần mẫn ngồi viết chữ theo hướng dẫn của thầy Hòa. 

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文