Khách du lịch đến Cố đô Huế tăng đột biến trong dịp nghỉ lễ

19:40 02/05/2023

Trong những ngày nghỉ lễ 29, 30/4 và 1/5, các khách sạn từ 1 đến 5 sao và các homestay ở tỉnh Thừa Thiên-Huế đều hết phòng, tổng thu du lịch ước đạt 112 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2022, số lượng du khách đến địa bàn tỉnh năm nay tăng hơn 50%.

Chiều 2/5, ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, từ ngày 29/4 đến sáng 2/5, tổng lượng du khách đến địa bàn tỉnh ước đạt gần 80.000 lượt, trong đó có 42.000 lượt khách lưu trú, công suất buồng phòng đạt gần 95%.

Đặc biệt, trong các ngày 29, 30/4 và 1/5, các khách sạn từ 1 đến 5 sao và các homestay ở tỉnh Thừa Thiên-Huế đều hết phòng, tổng thu du lịch ước đạt 112 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2022, số lượng du khách đến tỉnh Thừa Thiên-Huế năm nay tăng hơn 50%, số lượng du khách lưu trú tăng 45%, doanh thu du lịch tăng hơn 60%.

Lượng khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên-Huế dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng đột biến.

Đặc biệt trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, lượng khách du lịch vào tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế đạt cao kỷ lục với 54.291 lượt khách, cao gấp đôi cùng kỳ năm 2022. Trong đó, chỉ tính riêng ngày 1/5, di sản Huế đón 24.313 khách mua vé vào tham quan, đạt doanh thu trên 3,5 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, di sản Huế đón tổng cộng 778.470 lượt khách, tổng doanh thu gần 121,5 tỷ đồng.

Tuần lễ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến với Cố đô Huế.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, lượng khách du lịch đến Cố đô Huế tăng cao vào dịp lễ năm nay nhờ hiệu ứng của tuần lễ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 (diễn ra từ ngày 28/4 đến 5/5) và các lễ hội hưởng ứng của địa phương. Bên cạnh đó, các sản phẩm và dịch vụ du lịch, các điểm tham quan, tuyến phố đi bộ... tại trung tâm TP Huế, khu di sản Huế đã hấp dẫn, lôi cuốn du khách.

Anh Khoa

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày ra số báo đầu tiên (1/11/1946 – 1/11/2024), Báo CAND phát hành ấn phẩm An ninh thế giới số Đặc biệt bao gồm các bài viết hấp dẫn về lực lượng CAND, công tác đảm bảo an ninh trật tự và các vấn đề kinh tế - xã hội lớn của đất nước. Mời độc giả đón đọc. 

Tuần qua, sau khi TAND thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự đối với Đường Văn Thái (HĐXX tuyên phạt Thái 12 năm tù giam, quản chế 3 năm), các thế lực thù địch lại giở chiêu trò tung tin xuyên tạc, chống phá, đánh tráo bản chất vụ việc.

Trong bối cảnh căng thẳng hiện tại, việc tiếp tục duy trì tình trạng xung đột kéo dài không chỉ gây ra tổn thất về kinh tế mà còn làm phức tạp hóa tình hình chính trị trong khu vực. Do đó, vấn đề trung gian hòa giải để chấm dứt hoặc ít nhất là giảm bớt xung đột trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các bên liên quan, bao gồm cả cộng đồng quốc tế.

Ngày mai (5/11), nước Mỹ bước vào cuộc tổng tuyển cử năm 2024. Cuộc đua vào Nhà Trắng nhận được sự quan tâm trên hết, cử tri sẽ phải lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris làm người chèo lái “con thuyền nước Mỹ” trong 4 năm tiếp theo.

Trong bối cảnh liên minh cầm quyền của Nhật Bản đánh mất vị thế quá bán tại Hạ viện trong tổng tuyển cử vừa diễn ra mới đây, đồng thời, thời hạn của kỳ họp Quốc hội bất thường mới để bầu chọn thủ tướng đang đến gần, phe đối lập đang gây nhiều áp lực rất lớn đối với Thủ tướng Shigeru Ishiba.

Ngày 3/11, một nguồn thông tin cho hay, Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an (phía Nam) vừa phối hợp cùng một số đơn vị liên quan, bắt giữ Phạm Đức Bình (tức Bình “Kiểm”; SN 1970, quê Quảng Ninh). Đối tượng này được cho là đại ca giang hồ “nổi tiếng” một thời.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文