Mai anh đào rực rỡ trong chớm Xuân Langbiang

14:22 22/01/2024

Nắng vàng trải dài qua dãy Langbiang hùng vĩ, thuộc huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), khơi dậy vẻ đẹp hoang sơ của miền đất Nam Tây Nguyên với huyền thoại về nàng Lang và chàng Biang.

Mùa xuân chớm đến với Langbiang bắt đầu từ những cơn gió thổi mạnh. Hơi lạnh từng đợt tràn về, những thiếu nữ K’ho khẽ rùng mình bên tà áo mỏng. Trên sườn núi xa, rừng mai anh đào già vội vã trút lá, tiếng tù và vọng ra từ eo núi, tiếng cồng chiêng thổn thức gọi bạn hiền… Đó là dấu tín báo hiệu một mùa xuân nữa đã cận kề.

Rừng mai anh đào ở Lạc Dương vào mùa bung hoa. Ảnh Việt Hoàng

Mỗi năm một lần, cứ vào độ trổ hoa, rừng mai anh đào ra sức khoe sắc.  Với đồng bào K’ho ở Langbiang, hoa mai anh đào là biểu tượng của mùa xuân, của mùa vui, mùa của con cháu đoàn tụ đông đủ bên gia đình sau một năm bận rộn chuyện miếng cơm manh áo thường nhật.

Nguồn gốc về hoa mai anh đào trên cao nguyên Langbiang vẫn còn là đề tài để các nhà sinh vật học thảo luận. Một luồng ý kiến cho rằng, mai anh đào có nguồn gốc từ nước ngoài, được các nhà nông học miền Nam di thực về trồng tại Đà Lạt vào những năm 1960 của thế kỷ trước. Luồng ý kiến khác lại khẳng định, đây là loài cây hoang dã bản địa, khởi nguồn từ khu vực rừng núi, trải dài từ dãy Langbiang tới vùng Đa Nhim, ở độ cao trên 1.500m so với nước biển.

Mai anh đào được bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) trồng ở khuôn viên của gia đình. Ảnh Việt Hoàng

Nhận ra vẻ đẹp của loài hoa này, các nhà sinh vật học đã “di thực” từ rừng già về trồng trong khuôn viên các căn biệt thự, đường phố, nơi công cộng và sớm trở thành loài hoa đặc trưng, nổi tiếng trên cao nguyên Langbiang. Bởi thế, thành phố Đà Lạt ngày nay còn có tên gọi khác là “thành phố mai anh đào”.

Từ xa xưa, khi đời sống kinh tế của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Langbiang còn gặp rất nhiều khó khăn, cơm chưa đủ no, áo chưa đủ mặc nhưng không ít gia đình đã “rước” loài hoa này về trồng trong khuôn viên của gia đình mình. Với bà con, hoa mai anh đào gắn liền với vẻ đẹp tinh tế mà vẫn giữ được nét hoang dã, mộc mạc. Từ ngày đặt trồng cho tới khi trút lá đơn bông là quãng thời dài. Không cần bàn tay con người chăm bón, nâng niu chiều chuộng, nhưng loài hoa ấy vẫn vươn lên mạnh mẽ để cuốn hút con người bằng sắc đẹp màu hoa.

Mai anh đào là biểu tượng của mùa xuân trên cao nguyên Langbiang. Ảnh Nguyễn Văn Hào

Nay, mai anh đào đã trở thành biểu tượng của mùa xuân trên cao nguyên Langbiang.  

Để rồi, khi mùa xuân chớm về, trước những căn nhà xinh xắn dưới chân núi Langbiang của đồng bào dân tộc thiểu số K’ho, du khách gần xa chợt ngỡ ngàng trước sắc hồng rực rỡ của loài hoa hoang dã đang đua nhau khoe sắc...

     

Khắc Lịch

Tổng công ty điện lực và công ty điện lực các tỉnh tập trung toàn bộ lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó bão số 3, khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện đảm bảo an toàn để cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua.

Trước khi bão số 3 tiến vào Hà Nội, đã có rất nhiều nghĩa cử từ những người dân dành cho nhau trong lúc khó khăn. Đoàn xe ô tô chắn gió cho xe máy trên cầu hay những thông tin chia sẻ nhà ở tránh trú bão là những tình cảm ấp áp đang gây xúc động trên mạng xã hội.

Hàng chục hộ dân đang sống trong các ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ trước bão đã được các quận ở Hà Nội di dời đến nơi an toàn, trong đó có 14 hộ dân tại chung cư P16A (phường Thuỵ Khuê) và 3 hộ với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công (chung cư nguy hiểm cấp độ D). 

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, vụ việc ở Mái ấm Hoa hồng có vấn đề liên quan đến công tác quản lý chưa chắc. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được. Đây có vấn đề liên quan đến buông lỏng quản lý.

16h chiều 7/9, người dân Hà Nội đã có thể nhận thấy rõ sự ảnh hưởng rõ rệt của bão số 3 khi mưa lớn diễn ra khắp Thủ đô cùng với gió giật mạnh. Đường phố Hà Nội vắng lặng, lác đác có người di chuyển nhưng rất khó khăn. Lực lượng CSGT ứng trực 100% quân số, liên tục tuần tra, tổ chức cắt dọn cây xanh bị quật đổ.

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 (Yagi), thực hiện Điện số 03 của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh Hà Nam, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú bão an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文