Tái hiện carnival dân gian tại lễ rước Thánh mẫu trong lễ hội điện Hòn Chén

13:03 10/04/2024

Lễ hội điện Hòn Chén mang đậm nét văn hóa, góp phần làm điểm nhấn cho lễ hội mùa hạ của Festival Huế 2024. Trong đó, điểm nhấn là tái hiện carnival dân gian với lễ rước cung nghinh Thánh Mẫu Hội đồng Tứ phủ trên tuyến đường bộ, thay vì bằng đường sông như truyền thống.

Ngày 10/4, lễ hội điện Huệ Nam (còn gọi là điện Hòn Chén ở xã Hương Thọ, TP Huế, Thừa Thiên Huế) đã chính thức khai hội và diễn ra đến hết ngày 11/4. Hàng nghìn người dân địa phương cùng du khách trong và ngoại tỉnh đã về tham dự.

Đoàn rước làm lễ tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh trước khi xuất phát.

Từ sáng sớm, Đoàn rước xuất phát từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo tại 352 Chi Lăng (phường Gia Hội, TP Huế). Đoàn rước với các hương án và hàng trăm thánh đồng, đạo hữu trong trang phục truyền thống, cờ phướn đã tạo nên không khí lễ hội trang nghiêm nhưng cũng đầy sôi động khi đón nhận sự chào đón của hàng nghìn người dân, du khách…

Lễ rước cung nghinh Thánh Mẫu trên tuyến đường bộ.

Đoàn rước bộ với chiều dài khoảng 3km đi dọc các trục đường chính và đến không gian di tích Nghinh Lương Đình ở bờ Bắc sông Hương. Thời điểm này, đoàn thuyền cũng xuất phát từ Chi Lăng lên bến Nghinh Lương Đình. Tại đây, đoàn rước bộ và đoàn thuyền thực hiện lễ cáo yết, cầu an.

Điểm nhấn của lễ hội điện Huệ Nam là tái hiện carnival dân gian với lễ rước cung nghinh Thánh Mẫu Hội đồng Tứ phủ.

Sau lễ, các đoàn lên thuyền và ngược dòng sông Hương lên điện Huệ Nam. Tại đây, các nghi lễ chính được tổ chức trang trọng như: trống khai hội và lễ cáo yết; lễ chánh tế; lễ cầu nguyện quốc thái dân an; lễ hành hương và sinh hoạt hội tại các bằng, án…

Đoàn rước bộ qua các tuyến đường dài khoảng 3km.

Lễ hội điện Huệ Nam được Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Bảo trợ điện Huệ Nam và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp tổ chức, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích; đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - Di sản văn hoá phi vật thể đã được UNESCO vinh danh.

Các đoàn rước trên thuyền ngược dòng Hương đến với điện Huệ Nam.

Theo Ban tổ chức, lễ hội điện Huệ Nam mang đậm nét văn hóa, góp phần làm điểm nhấn cho lễ hội mùa hạ của Festival Huế 2024. Trong đó, điểm nhấn là tái hiện carnival dân gian với lễ rước cung nghinh Thánh Mẫu Hội đồng Tứ phủ trên tuyến đường bộ, thay vì bằng đường sông như truyền thống.

Đoàn rước cập bến tại điện Huệ Nam để thực hiện các nghi lễ chính.

Được biết, lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung, được tổ chức hằng năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, nơi thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na. Đây cũng được xem là một lễ hội văn hóa dân gian truyền thống mang tính cộng đồng đặc trưng ở xứ Huế.

Hải Lan

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文