120 cụm thi sẽ đồng loạt công bố điểm thi

20:06 04/07/2016
Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, 17h ngày 4-7, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo về kỳ thi THPT quốc gia, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Bùi Văn Ga. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi THPT quốc gia đã kết thúc tốt đẹp.

 

Tối 4-7, Bộ GD&ĐT sẽ gửi đáp án đến các trường, cụm thi để thực hiện công tác chấm thi. Đặc biệt, năm nay do thí sinh tập trung tại 63 tỉnh, thành phố với 120 cụm thi nên giảm thiểu được việc ách tắc giao thông. Tỷ lệ dự thi đạt rất cao, gần 99%.

“Sự mở rộng số lượng cụm thi quốc gia là một thách thức lớn đối với Bộ GD & ĐT, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, và sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong cả nước, các trường ĐH, CĐ, các Sở GD & ĐT, chúng ta đã tổ chức thành công kỳ thi năm nay” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga chia sẻ.

"Ngày 20-7 sẽ kết thúc công tác chấm thi"

Trong suốt kỳ thi, Bộ GD&ĐT đã thành lập 14 đoàn thanh tra, kiểm tra, nhất là khâu coi thi. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và lãnh đạo Bộ đã phân công đi kiểm tra tại các địa phương, nhất là các vùng khó khăn để kịp thời động viên, chỉ đạo. Về công tác đề thi 2016, Bộ GD&ĐT thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, thiết lập ma trận đề thi để thực hiện mục đích “hai trong một”.

Đề thi được phân loại cao, từ dễ, trung bình đến khó và rất khó. Đề thi đã đạt được yêu cầu của kỳ thi, không đánh đố, nội dung chủ yếu thuộc chương trình lớp 12. Nhóm câu hỏi vận dụng cao, sẽ giúp cải thiện được phổ điểm, tạo điều kiện cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh được thuận lợi, nhất là trường tốp trên. Theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia, dư luận trong cả nước, đề thi tạo tâm lý thoải mái, hứng thú sáng tạo cho thí sinh khi làm bài thi, có nhiều nội dung liên hệ với thực tiễn.

Cũng theo Thứ trưởng Ga, việc ra đề thi những năm tiếp theo sẽ hướng theo tinh thần phát huy năng lực của thí sinh. Quan điểm của Bộ là tiến hành đổi mới từng bước theo lộ trình phù hợp, bởi đổi mới quá nhanh sẽ ảnh hưởng tới chất lượng làm bài của thí sinh do các em không kịp thích ứng. Mọi thay đổi sẽ được Bộ GD&ĐT cân nhắc kỹ lưỡng.

Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, Bộ sẽ công bố đáp án và chỉ đạo các hội đồng thi tổ chức chấm thi đúng quy chế, đảm bảo thời gian quy định, đảm bảo sự chính xác và công bằng giữa các hội đồng thi.

Theo chỉ đạo của Bộ, đến ngày 20-7, tất cả các cụm thi phải chấm thi xong. Sau khi các trường, địa phương, đại học chủ trì chấm thi xong sẽ gửi kết quả lên Bộ GD&ĐT. Bộ sẽ yêu cầu các cụm thi làm việc với các doanh nghiệp viễn thông nhằm ưu tiên dịch vụ và đường truyền trong những ngày công bố điểm thi, nhất là vào khoảng 20 phút đầu của ngày đầu tiên, bởi đó là thời gian mà lượng truy cập tăng đột biến. Cùng với việc 120 cụm thi trên cả nước đồng loạt công bố điểm thi, đây được xem là giải pháp đảm bảo đường truyền thông suốt, tránh sự quá tải giống năm ngoái.

Về công tác chấm thi, theo Bộ GD& ĐT, cán bộ chấm thi phải được tập huấn về công tác làm tròn điểm đến hai chữ số, chấm hai vòng độc lập giữa giám thị 1 và giám thị 2. Công tác chấm thi phải được thực hiện tốt tạo sự công bằng và niềm tin cho xã hội.

Cũng liên quan chấm thi, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh thêm: Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị tập huấn cho cán bộ giáo viên để có thể chấm thi tốt nhất. Năm nay công tác chấm đề mở đã được bảo đảm. Việc ra đề mở đòi hỏi cán bộ chấm thi sẽ phải chấm theo dạng mở, đảm bảo tính công bằng. "Ngoài ra, trong quy chế không nói đến việc thưởng hay trừ điểm cho tính sáng tạo của thí sinh. Đối với một số trường hợp làm bài đặc biệt, chúng tôi sẽ xem xét"- ông Trinh cho hay.

Cũng theo Thứ trưởng Ga nhấn mạnh: Kỳ thi năm nay được coi là phép thử quan trọng để tiếp tục đổi mới kỳ thi THPT quốc gia. Tâm lý chúng ta vẫn còn nghi ngại vì tính công bằng của năm đầu tiên, nhưng năm nay đã dần tạo niềm tin. Sự lo lắng về độ an toàn, nghiêm túc trước ngày thi sẽ được xóa bỏ. Chúng ta có đủ điều kiện về cơ sở lý luận và thực tiễn để tiếp tục thực hiện kỳ thi trong năm tiếp theo.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có người tung tin lộ đề thi Ngữ văn trên mạng, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ đã có văn bản trả lời chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo ông Ga, ngay sau khi có nguồn tin lan truyền về vấn đề này, Ban chỉ đạo đã có những phương án kịp thời, quyết liệt nhằm ổn định tâm lý, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho việc thí sinh tiếp tục làm bài các môn tiếp theo.

Liên quan đến dữ liệu trong bài thơ Tiếng Việt của Nhà thơ Lưu Quang Vũ ở đề thi Ngữ Văn khiến dư luận tranh cãi, ông Mai Văn Trinh khẳng định: “Quy chế yêu cầu đề thi THPT quốc gia phải đề cập các nội dung chương trình thuộc THPT, chủ yếu lớp 12. Chúng tôi khẳng định, tất cả đều đã đạt mục tiêu đó. Nguồn ngữ liệu đã được sử dụng trong đề thi hoàn toàn chính xác, việc tranh luận trong văn học luôn là điều thú vị. Cuốn sách Bộ GD&ĐT đã sử dụng nguồn dữ liệu là Thơ việt Nam 1945-1985 do NXB Giáo dục phát hành. Đây là cuốn sách gốc, được xuất bản trong thời điểm Nhà thơ Lưu Quang Vũ đang còn sống và hiện nay cuốn sách này dễ dàng tìm thấy ở tất cả các thư viện trên địa bàn Hà Nội”.

Liên quan phương án giảm thiểu những rủi ro trong quá trình xét tuyển sau khi có điểm thi, ông Mai Văn Trinh cho biết: “Việc giảm thiểu thời gian đăng ký xét tuyển trong đợt 1 xuống 10 ngày là sự điều chỉnh có cơ sở thực tiễn. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã xây dựng xong phần mềm xét tuyển. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị và chạy thử phần mềm để phục vụ cho việc đăng ký xét tuyển được đơn giản, nhanh nhất. Do vậy, thí sinh không phải quá hồi hộp trong thời gian chờ đợi xét tuyển, nên căn cứ vào kết quả tuyển sinh các năm trước để cân nhắc trong việc nộp hồ sơ.” Cũng theo ông Trinh, năm nay, Bộ GD&ĐT cũng đã yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo tất cả các trường phổ thông tích cực hỗ trợ thí sinh đăng ký trực tuyến để hạn chế tình trạng thí sinh phải đến tận trường nộp hồ sơ vất vả, tốn kém.
Thu Phương – Thanh Huyền

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文