677 sinh viên Australia đến Việt Nam học tập

16:36 15/11/2019

Việt Nam tiếp tục là sự lựa chọn hàng đầu đối với sinh viên Australia trong Chương trình Colombo Mới của chính phủ Australia, chương trình giúp sinh viên Australia có cơ hội nâng cao nhận thức về giao thoa văn hóa và có được những trải nghiệm quan trọng trong bối cảnh nguồn nhân lực kết nối toàn cầu hiện nay.

Các sinh viên Australia tham gia học và thực tập tại Việt Nam theo chương trình Colombo Mới.

Trong năm 2020, 677 sinh viên từ 22 trường đại học sẽ đến Việt Nam để học và thực tập thông qua 47 dự án khác nhau. Việt Nam là quốc gia thu hút số lượng sinh viên Chương trình Colombo Mới nhiều thứ 4 trong tổng số 36 quốc gia tiếp nhận thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 

Với số lượng vừa được công bố này, tổng số sinh viên nhận được học bổng của Chương trình để đến Việt Nam kể từ năm 2015 – khi chương trình bắt đầu - cho đến năm 2020 lên tới 3.609 người, xếp thứ 5 trong toàn bộ Chương trình. Các lĩnh vực mà sinh viên của Chương trình sẽ học tập khi ở Việt Nam trong năm 2020 là: Y tế, công nghệ thông tin, phát triển cộng đồng, nông nghiệp, quản lý môi trường, sáng tạo và khởi nghiệp và dạy ngôn ngữ.

“Cùng với sự gia tăng về số lượng, sinh viên tham gia Chương trình Colombo Mới sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong mối quan hệ giữa Australia và Việt Nam. Với những trải nghiệm trực tiếp tại Việt Nam và các mối liên hệ cá nhân cũng như công việc đã tạo lập được, họ sẽ trở thành một mạng lưới đa dạng, có tầm ảnh hưởng và sẽ đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng của cả hai quốc gia”, Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie cho biết. 

Số lượng ngày càng tăng sinh viên đến với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho thấy cam kết tăng cường kết nối với khu vực này của Australia. Những công dân Australia trẻ tuổi với trải nghiệm học tập và làm việc trực tiếp tại các nước trong khu vực sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn sự hiểu biết và mối quan hệ nhân dân giữa Australia và các nước.

Tiên An

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文