76.000 thí sinh Hà Nội thi giành suất vào lớp 10 công lập

08:01 09/06/2017

Sáng 9-6, kỳ tuyển sinh quan trọng bậc nhất trong đời học sinh mở màn với môn Văn, thời gian 120 phút.


Hơn 6h, trục đường từ Nguyễn Xiển đến điểm thi trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa) rất đông học sinh được phụ huynh chở đi thi. Tranh thủ thời gian ngồi sau xe bố mẹ, các sĩ tử đọc lại tài liệu trước giờ thi Văn.

Phía trong sân trường Phan Huy Chú, từng nhóm thí sinh túm tụm trao đổi bài. "Văn là môn em lo lắng", Nguyễn Hoàng My (THCS Hoàng Liệt) chia sẻ. My đăng ký nguyện vọng một vào THPT Lê Quý Đôn, nguyện vọng hai vào THPT Trần Hưng Đạo. Học lực trung bình, suốt nhiều tháng qua, em đã cố gắng ôn tập, hy vọng đỗ vào một trường cấp ba công lập như mong muốn của bố mẹ.

Phía ngoài cổng, nhiều phụ huynh nán lại, cố gắng dặn với con làm bài cẩn thận.

Thí sinh tranh thủ trao đổi bài trước khi vào phòng thi. Ảnh: Quỳnh Trang.

Tại điểm thi THCS Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy), từ 6h rất đông thí sinh, phụ huynh có mặt. Nhiều em ăn vội bữa sáng, tranh thủ ôn bài trước giờ gọi vào phòng thi. "Em lo lắng vì không biết đề sẽ thế nào. Nếu đề khó, em sợ không qua được, nhất là môn Toán", một thí sinh đến từ THCS Trưng Vương nói. 

Đăng ký nguyện vọng một vào THPT Việt Đức, nữ sinh không dám xem tỷ lệ chọi vào trường top đầu của Hà Nội này vì sợ lo lắng hơn. Trước đây, vì quá áp lực, em từng dự tính dùng nguyện vọng hai hiện nay là THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng, để đăng ký nguyện vọng một. 

"Sáng em học trên lớp, chiều ở nhà làm hết bài tập được thầy cô giáo giao, tối tập trung ôn tiếng Anh. Có những ngày em học đến 3-4 giờ sáng. Khoảng một tháng nay, mẹ yêu cầu em ngủ sớm thì thời gian học kéo dài đến 23h", nữ sinh chia sẻ và giải thích phải nỗ lực thức khuya ôn bài như thế mới không thua kém kiến thức so với các bạn đi học thêm nhiều ở trung tâm luyện thi. 

Áp lực lớn nhất của nữ sinh học lực giỏi trường THCS Trưng Vương hiện nay là thi đỗ trường chuyên Hà Nội - Amsterdam. Trước đó, em tham gia kỳ thi vào lớp 10 trường THPT chuyên Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). 

Thi vào lớp 10 là cuộc thi căng thẳng nhất suốt 9 năm qua của phần lớn học sinh lớp 9. Ảnh: Quỳnh Trang.

Có mặt ở điểm thi THCS Lê Quý Đôn (Cầu Giấy, Hà Nội) lúc 6h30, anh Phạm Tiến Duy (quận Đống Đa) lo cho em trai tên Tiến Du sẽ thi vào THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Đây là lần thứ 3 trong vòng 10 ngày, Du đi thi vào lớp 10. Hai lần trước, sĩ tử này thử sức với THPT chuyên Đại học Sư phạm và THPT chuyên Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Đây là trường có đầu vào còn khó hơn đại học, với tỷ lệ chọi ngất ngưởng, lần lượt là 1:10 và 1:5,4.

"Hai lần trước em tôi làm bài khá tốt nên lần thi này tinh thần thoải mái hơn. Du học Toán rất tốt nhưng yếu ở môn Văn. Nếu sáng nay làm bài thuận lợi, tôi tin gánh nặng tâm lý của em sẽ được xóa bỏ", anh Duy nói.

Xác định mục tiêu đỗ vào trường chuyên, sĩ tử Tiến Du đã phải ôn luyện vất vả suốt một năm qua. Thời gian nước rút, ngoài lịch học thêm dày đặc cả tuần, em tự ôn bài từ tối đến 1h sáng, thậm chí bỏ bữa vì làm dở đề. Ngoài đăng ký thi THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Tiến Du còn đăng ký 2 nguyện vọng dự phòng vào trường THPT công lập Lê Quý Đôn và THPT Đống Đa.

Kỳ thi vào lớp 10 công lập được xem là quan trọng bậc nhất trong đời học sinh, cũng là kỳ sát hạch căng thẳng nhất trong 9 năm từ tiểu học đến THCS. Nếu trượt, học sinh sẽ phải học dân lập, trường nghề, hoặc giáo dục thường xuyên với chi phí cao hơn, môi trường học tập không tốt bằng (với giáo dục thường xuyên).

Năm học tới, chỉ tiêu của các trường công lập Hà Nội gần 57.000, trong khi có tới 76.000 học sinh đăng ký. Cuộc đua vào lớp 10 do đó trở nên căng thẳng. Một số trường THPT công lập không chuyên, tỷ lệ chọi rất cao. Trường Chu Văn An chỉ tuyển 240 học sinh nhưng có đến 730 hồ sơ đăng ký nguyện vọng một, tỷ lệ chọi là 1:3. THPT Kim Liên một đấu 2,3. THPT Thăng Long có 1.237 hồ sơ nguyện vọng một nhưng chỉ tiêu tuyển thấp hơn gấp 2,5 lần...

Theo vne

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文