Chung tay đẩy lùi bạo lực học đường:

Chung tay đẩy lùi bạo lực học đường: Vì đâu nên nỗi?

07:09 06/04/2021
Nhờ những thông tin trên mạng xã hội mà người lớn mới biết tường tận những vụ BLHĐ xảy ra để còn giải quyết và có biện pháp ngăn chặn. Nếu không thì mâu thuẫn học đường càng kinh khủng hơn, sẽ trở thành ung nhọt, khó trị...


Khoa học về tâm sinh lý đã chứng minh, học sinh THCS, THPT là lứa tuổi dễ nổi loạn nhất. Chúng muốn khẳng định mình, thích tách rời khỏi gia đình để tụ tập bạn bè khám phá xu hướng, trào lưu mới. Khi cái tôi vượt ngưỡng chúng sẽ trở nên nổi loạn hơn, thích thành lập nhóm quậy phá kể cả trên thế giới thực và không gian mạng. Từ đó dẫn đến hành vi bè phái, nhục mạ, cô lập những bạn bè nào mà chúng “nhìn thấy ghét”. Đỉnh điểm hơn là đánh đập bạn rồi quay clip đưa lên mạng để chứng tỏ mình là anh cả. Tuy nhiên, trẻ hư ắt phải có nguyên do…

Tiến sĩ Đoàn Văn Báu, một chuyên gia tâm lý tội phạm cho rằng, gia đình chính là yếu tố quan trọng nhất để hình thành nhân cách trẻ. Qua khảo sát các vụ BLHĐ cho thấy trẻ có hành vi bạo lực thì gia đình đều có vấn đề. Nhóm thứ nhất là cha mẹ không quan tâm, bỏ bê con cái, giao phó hết mọi sự giáo dục cho nhà trường. Nguyên nhân là do họ bận bịu việc mưu sinh, hôn nhân tan vỡ, gia đình không hạnh phúc, cha mẹ nghiện ngập, rượu chè, bài bạc… Những đứa trẻ như vậy thường có khuynh hướng bất cần đời, dễ phát sinh hành vi bạo lực hoặc làm theo những hành động xấu bị tiêm nhiễm bởi cha mẹ chúng.

Có một đứa trẻ hay thích vỗ mông, tốc váy bạn học dù nhiều lần bị nhắc nhở, kỷ luật. Khi cô giáo chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình mới biết, mẹ của em đi theo người khác, bố thường xuyên dẫn bạn gái về nhà và có những hành vi vỗ mông, tốc váy bạn gái mà em nhìn thấy. Từ đó em bắt chước bố và áp dụng với các bạn gái học cùng trường. Tương tự, cha mẹ thường xuyên chửi mắng, đánh nhau thì con trẻ sẽ làm theo là điều khó tránh khỏi…

Tập huấn kỹ năng tự vệ cho học sinh ở TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh).

Nhóm thứ 2 là gia đình khá giả, ấm êm nhưng xem chúng là con vàng con bạc, nuông chiều và cung phụng hết mực. Đến bữa cơm chúng không ăn cùng cha mẹ mà buộc người giúp việc mang đến tận phòng. Chúng học không giỏi, không có năng khiếu bẩm sinh nhưng cha mẹ cố cho học đủ thứ, bỏ cả việc đi chơi, giải trí… với mong muốn con trở thành thiên tài. Sự kỳ vọng như vậy đè nặng lên đôi vai đứa trẻ khiến em bị áp lực nặng nề.

Vì quen kiểu sống nuông chiều, bảo bọc, đứa trẻ trở nên ích kỷ, không biết giá trị của lao động, không biết coi trọng người khác. Từ đó, khi đến trường va chạm với những điều bình thường bị cô giáo nhắc nhở, bị bạn bè trêu chọc, không chơi cùng… thì phát sinh sinh tâm lý chán nản, ghét mọi người xung quanh và dễ có hành vi bạo lực.

Cũng xuất phát từ lỗi của phụ huynh, tuy xảy ra không nhiều nhưng đã để lại hậu quả nghiêm trọng đó là cách hành xử thô lỗ của cha mẹ khi con mình bị đánh. Cách đây không lâu, chuyện về một người cha hay tin con mình bị đánh đã vào trường bắt cô ra quỳ gối và lôi những đứa trẻ đã đánh con mình ra để đánh ngay trước mặt cô giáo. Cách hành xử như vậy chính cha mẹ không chỉ làm hư con của mình mà còn ảnh hưởng tâm lý của biết bao đứa trẻ khác…

Cũng theo tiến sĩ Đoàn Văn Báu, trong việc đào tạo học sinh ở nhà trường hiện nay là quá nặng về tri thức mà không chú trọng tới việc dạy đạo đức, rèn luyện thể chất như trước đây. Một số nước phát triển họ chú trọng dạy kỹ năng sống từ những điều sơ đẳng trong cuộc sống hàng ngày. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức hoạt động ở sân trường, hoạt động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân mình.

Các học sinh nội trú ở Nhật Bản phải tự mình làm tất tần tật, còn ở ta cái gì cũng giao khoán cho bên ngoài vào làm, học sinh chỉ có việc học và học. Từ đó chúng không có tính tự lập và thường để mặc hay dựa dẫm, nhờ vả người khác mỗi khi có chuyện liên quan đến mình. Đó cũng là lý do hình thành nên những nhóm học sinh để công kích, dọa nạt, cô lập những ai không nghe lời.

Còn đối với giáo viên, những người trực tiếp giảng dạy các em, nhiều người còn thiếu kỹ năng sống thì làm sao có thể giúp các em hoàn thiện mình. “Lúc có quy định cấm giáo viên dạy thêm, con tôi đi học thêm, cô giáo bảo nếu ban giám hiệu hay bất cứ ai hỏi thì nói là học cô khác dạy nhé để cô đó bị kỷ luật vì cô rất ghét cô đó. Rồi có lần, bạn cùng lớp con tôi hát rất hay nhưng không được cô giáo chọn đi thi hội diễn cấp quận, nguyên nhân theo cô giáo là do “những ngày lễ, Tết ba mẹ bạn ấy không biết điều!”.

Chuyện BLHĐ tôi hỏi trường con có xảy ra không, con tôi bảo đánh, chửi nhau hàng ngày mà thầy cô dặn đừng nói cho ai biết, kể cả ban giám hiệu. Tôi nghe những câu chuyện như vậy mà rụng rời tay chân” - chị Thu Tuyết, một phụ huynh học sinh lớp 9, ngụ TP Thủ Đức bức xúc chia sẻ.

Học sinh phổ thông ngày nay hầu hết đều biết sử dụng điện thoại thông minh để truy cập mạng xã hội như facebook, youtube, tiktok… Trên đó có nhiều điều hữu ích nhưng cũng lắm nội dung mang tính kích động, bạo lực hoặc có định hướng sai cho các em. Những năm gần đây còn xuất hiện nhiều giang hồ mạng livestream cởi trần, mình xăm vằn vện dạy đủ thứ đạo đức trên đời, phần nhiều là dạy trẻ bạo lực, dùng nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn và sống dối gian để có lợi cho mình. Người lớn nghe một lần là “một đi không trở lại” nhưng đối với giới trẻ thì đó là thần tượng, tôn sùng họ như những người thầy. Giang hồ 3.H là một trong số đó, anh ta có lượng “fan hâm mộ” khá hùng hậu, nói gì cũng nghe, nói gì cũng “thưa thầy”. Sở dĩ H. “thành công” như vậy vì những câu từ, lời nói, cách hành xử rất giang hồ đó rất dễ tác động vào tâm lý các em trong lứa tuổi nổi loạn, thích khám phá, thích khẳng định mình, thích tách rời gia đình để khẳng định cái tôi của mình.

Theo các chuyên gia, cha mẹ, thầy cô phải biết định hướng để các em sử dụng mạng xã hội một cách có chọn lọc. Bởi mặt tích cực mà mạng inetrnet nói chung và mạng xã hội mang lại là vô cùng lớn lao, tất nhiên tiêu cực cũng nhiều. Nó cũng y như ngoài đời thực, chúng ta phải biết cho con chọn bạn mà chơi, như kiểu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. “Trong khi các “giang hồ mạng” dạy gì trẻ cũng nghe, còn các giáo sư, tiến sỹ nói nhiều điều hay, bổ ích thì HS lại không muốn nghe. Vì chúng ta làm quá chỉn chu, quá khoa học, quá cầu toàn, không phù hợp với cách suy nghĩ, hành động của giới trẻ ngày nay nên các em không nghe theo lời”, Tiến sĩ Đoàn Văn Báu nhấn mạnh.

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) cho rằng, nhờ những thông tin trên mạng xã hội mà người lớn mới biết tường tận những vụ BLHĐ xảy ra để còn giải quyết và có biện pháp ngăn chặn. Nếu không thì mâu thuẫn học đường càng kinh khủng hơn, sẽ trở thành ung nhọt, khó trị.

Thực tiễn mà nói, trong gia đình cái “anh” Google thay cha mẹ đủ thứ trên đời, cái gì không biết chúng cũng vào đây hỏi và làm theo. Có rất nhiều thứ, dù cha mẹ là người thông thái cũng không thể nào giải đáp hết thắc mắc của con, nhất là những thắc mắc mang tính chất riêng tư, thầm kín. Do vậy, nếu biết hướng con sử dụng mạng xã hội một cách tích cực thì sẽ đạt được thành quả không phải nhỏ, được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng sống… phục vụ cho quá trình học tập cũng như ứng xử trong cuộc sống đời thường. Tất nhiên liều lượng sử dụng cũng vừa phải, khoa học để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần.

Huyền Nga-Mã Hải

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文