Bộ Giáo dục thừa nhận đề thi chưa phù hợp, phần mềm chấm thi còn kẽ hở bảo mật

14:56 02/08/2018
Sáng 2-8, Bộ GD & ĐT đã tổ chức hội nghị Tổng kết năm học 2017 – 2018 và triển khai nhiệm vụ năm học mới theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo hội nghị.


Khắc phục thiếu giáo viên ở những vùng tăng trưởng “nóng”

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm học vừa qua, ngành giáo dục đã nỗ lực thực hiện có hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra và đạt được một số kết quả nổi bật: 

Chất lượng các hoạt động GDĐT ở tất cả các bậc học từng bước được cải thiện, nâng cao. Mạng lưới trường, lớp mầm non phát triển, tỷ lệ trường, lớp ngoài công lập tăng nhanh. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp vượt chỉ tiêu ở tất cả các độ tuổi. Mạng lưới, quy mô giáo dục phổ thông tiếp tục ổn định, từng bước được rà soát, sắp xếp. 

Chất lượng giáo dục phổ thông đại trà có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt được nhiều thành tựu quan trọng với kết quả nổi bật của các đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế và khu vực, thi khoa học kỹ thuật quốc tế. Công tác xây dựng xã hội học tập từng bước đã lan tỏa và phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Nhiều trường đại học của nước ta đã có tên trong bảng xếp hạng khu vực và thế giới. 

Các địa phương đã phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên tiến hành rà soát hiện trạng đội ngũ, tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng, nhu cầu đào tạo giáo viên để thực hiện giao chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm từ năm 2018 sát với nhu cầu sử dụng, khắc phục tình trạng thừa/thiếu như hiện nay, đặc biệt một số địa phương có tăng trưởng "nóng"”về quy mô học sinh; một số địa phương đã xây dựng các đề án liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; sắp xếp, cơ cấu đội ngũ, tinh giản biên chế....

Hội nghị Tổng kết năm học 2017 – 2018 và triển khai nhiệm vụ năm học mới theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm.

Rà soát, xây dựng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông; xây dựng chuẩn giảng viên sư phạm; ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên, giảng viên, nhân viên trường học.

Để chấn chỉnh tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo, trong đó yêu cầu các cơ sở GDĐT phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng và tập huấn cho giáo viên cách nhận diện và phòng ngừa những tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức; hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và người học khi có tình huống xảy ra; tăng cường thanh tra, kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm đạo đức, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh và người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo ngành Giáo dục các địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhanh các vụ việc xúc phạm danh dự, thân thể nhà giáo (như ở tỉnh Long An, Nghệ An, Hải Phòng), xử lý nghiêm khắc giáo viên, cán bộ quản lý vi phạm quy định đạo đức nhà giáo.

Rút kinh nghiệm sai sót chậm quá nên “nguội”

Bên cạnh những kết quả nổi bật trên, Bộ trưởng thừa nhận vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần phải nghiêm túc xem xét rút kinh nghiệm, trong đó có hạn chế, thiếu sót của kỳ thi THPT quốc gia. Đó là đề thi chưa thật sự phù hợp với Kỳ thi THPT quốc gia, trong đề thi có những câu hỏi có độ khó cao, nhằm mục đích phân hóa kết quả thi của thí sinh nhưng đã làm cho đề thi khó hơn đề thi các năm trước, khó so với yêu cầu của thi THPT.       

Phần mềm chấm trắc nghiệm đã được hoàn thiện một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu chấm thi. Tuy nhiên, còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi.

Trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi, vai trò giám sát của Bộ GD&ĐT trong tất cả các khâu tổ chức thi tại địa phương cũng như trách nhiệm của địa phương trong việc tổ chức thi chưa thật sự đầy đủ; còn để xảy ra tình trạng tiêu cực và gian lận có tổ chức tại một số Hội đồng thi, gây tâm lý lo ngại trong học sinh và dư luận xã hội.

Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu điểm thi của các địa phương và tiếp nhận thông tin từ dư luận phản ánh dấu hiệu về kết quả điểm thi cao bất thường của một số Hội đồng thi tại một số tỉnh, Bộ GDĐT đã thành lập các tổ công tác của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia thực hiện kiểm tra, tổ chức chấm thẩm định kết quả thi tại Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lâm Đồng, Bến Tre.

Với tinh thần nghiêm túc, kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị chức năng kịp thời xác minh làm rõ, xử lý các sai phạm, thông báo kết quả chấm thẩm định và thông tin đầy đủ cho các thí sinh, các cơ quan truyền thông. Đồng thời, đề nghị Trưởng ban Chỉ đạo thi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc rà soát, đánh giá quy trình tổ chức thi tại địa phương nhất là khâu coi thi, chấm thi.

Nói về kỳ thi THPT quốc gia, đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho hay, kỳ thi khá thành công ở chỗ giảm tải khó khăn cho người học. Nhưng để xảy ra sự việc gian lận tại Hà Giang và Sơn La làm “chúng tôi rất đau lòng. Đây là vi phạm cố ý nghiêm trọng, chúng tôi không đồng tình. Qua sự việc này, lỗ hổng kỳ thi cần phải được khắc phục ngay. Kỷ luật, kỷ cương kỳ thi phải được giải quyết ngay”. 

Cũng theo lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, kỳ thi không nên có thay đổi quá lớn để tránh xáo trộn thí sinh. Qua sự cố thi cử này, cần rút kinh nghiệm sớm, việc rút kinh nghiệm cũng đã được Bộ GD & ĐT làm nhiều năm, nhưng “do làm chậm nên thành làm nguội. Do đó, việc đóng góp không hiệu quả”.

Một số địa phương khác như Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai... tiếp tục ủng hộ kỳ thi THPT quốc gia nhưng đề nghị Bộ phải có khâu kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh.

Sẽ chấm thi theo cụm

Về giải pháp hoàn thiện kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD & ĐT cho hay, sẽ tiếp tục hoàn thiện kỳ thi trung học phổ thông quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh giáo dục đại học, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích trong giáo dục, giảm áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội.

Cụ thể sẽ rà soát, đánh giá nghiêm túc, xử lý kịp thời những tiêu cực và hạn chế bất cập xảy ra trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo tổ chức thi; tiếp tục bổ sung ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi đáp ứng tốt hơn mục đích, yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia; hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường tính bảo mật, ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong chấm thi; cải tiến phương thức tổ chức chấm thi theo hướng chấm tập trung theo các cụm và tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò giám sát, thanh, kiểm tra của Bộ GD&ĐT và trách nhiệm đối với các Hội đồng thi.

Thu Phương

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Theo một số nguồn tin quân sự, kể từ tuần trước, các lực lượng Nga đã tăng gấp đôi cường độ tấn công của họ trên một số mặt trận, trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và thời gian tới có khả năng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Đặc biệt, việc Nga nối lại các hoạt động quân sự ở Zaporizhzhia từ đầu tháng 10 cho thấy khả năng Moscow sẽ mở đợt tấn công lớn nhằm vào khu vực này.

Ngày 4/11 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất một số giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại chùa Xuân Lũng (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Sáng 16/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) cho biết, vừa phối hợp cùng Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ Huỳnh Văn Thanh (SN 1989, ngụ Trà Vinh), Chung Diệu Long (SN 1988, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra, làm rõ hành vi trộm và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Một buổi tối trung tuần tháng 11/2024, lớp học tình thương nằm bên đầm Sam (thuộc đầm phá Tam Giang) ở khu tái định cư (TĐC) Đập Góc, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sáng trưng ánh đèn điện cùng nhiều tiếng cười nói của các em học sinh. Như thường lệ, cứ vào buổi tối có 20 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở khu TĐC Đập Góc lại mang sách vở đến lớp học miễn phí này để được thầy Hòa dạy kèm viết chữ, tập đọc và làm Toán. Bên trong phòng học rộng gần 50m2 với những bộ bàn ghế gỗ được kê san sát, các em học sinh cần mẫn ngồi viết chữ theo hướng dẫn của thầy Hòa. 

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng Công an xã tại Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng, trong đó phổ biến vẫn là chiêu thức mạo danh người có công quyền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文