Bức tranh ảm đạm về thói quen đọc sách của học trò

08:42 18/06/2019
Liên tục trong nhiều năm, văn hóa đọc luôn trong tình trạng “báo động đỏ”. Đặc biệt, sự thờ ơ với việc đọc lành mạnh của người trẻ vẫn đang là vấn đề còn nan giải.


Kết quả khảo sát về niềm tin, thói quen đọc sách trong giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh do Hội Xuất Bản Việt Nam, văn phòng đại diện phía Nam công bố mới đây cho thấy, chỉ có 42% học sinh tiểu học, 36% học sinh Trung học cơ sở thích đọc sách. Có đến 35% học sinh tiểu học, 16% học sinh Trung học cơ sở rất không thích và không thích đọc sách.

Kết quả cũng cho thấy, chỉ có 28% học sinh trung học cơ sở thường xuyên đọc sách nhưng có đến 63% số học sinh được khảo sát khẳng định thường xuyên sử dụng Ipad, điện thoại di động, máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.

Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ, một trong số các thành viên của đề tài nghiên cứu “Niềm tin – thói quen đọc sách trong giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh” cho rằng, học sinh Tiểu học và Trung học sơ cở là hai nhóm đối tượng cần được quan tâm đầu tư nhiều trong việc tạo lập cảm xúc yêu thích đối với việc đọc từ môi trường gia đình, nhà trường.

Tạo dựng niềm tin, thói quen đọc sách cho trẻ cần sự nhập cuộc tích cực từ các bậc phụ huynh. Ảnh minh họa:CTV

Tuy nhiên, kết quả khảo sát đã phác họa một “bức tranh” không tươi sáng. Bởi lẽ, không gian, môi trường giúp các em thực hành việc đọc sách chủ yếu tập trung ở trong gia đình thay vì nhà trường. Có 60% học sinh Tiểu học và 55% học sinh Trung học cơ sở thường đọc sách ở nhà. Nhưng tỷ lệ bố mẹ không khuyến khích con đọc sách ở cấp Tiểu học chiếm đến 24%, cao hơn số lượng bố mẹ bắt buộc, khuyến khích con đọc sách (23%).

Quỹ thời gian để các em tạo lập thói quen đọc sách từ gia đình, nhà trường hầu như bỏ ngỏ, thiếu tính chủ đích và có kế hoạch. Chỉ có 25% học sinh tiểu học và 13% học sinh trung học cơ sở đọc sách vào giờ ra chơi ở sân trường hoặc trước giờ vào lớp (mà có lẽ chủ yếu là ôn bài vở).

Về vấn đề này, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất Bản Việt Nam cho rằng, lâu nay, khi đề cập đến việc phát triển văn hóa đọc, ta thường căn cứ vào số lượng sách được xuất bản trong năm đem chia cho tổng dân số Việt Nam để ra con số một người dân đọc bao nhiêu cuốn sách trong năm để từ đó nhận định sức đọc của người Việt kém, hoặc những nhận định rất cảm tính khi cho rằng giới trẻ ngày nay quay lưng với văn hóa đọc…

Nhưng, cốt lõi của chiến lược phát triển văn hóa đọc phải là niềm tin, thói quen, hành vi, kiến thức đọc. Niềm tin, thói quen đọc sách là hai thành tố quan trọng mang tính nền tảng góp phần tạo nên văn hóa đọc trong cộng đồng. Để giải quyết những vấn đề bất cập về văn hóa đọc, cần có nhiều giải pháp tác động, tạo lập niềm tin, thói quen, xu hướng đọc tích cực trong giới trẻ.

Làm được điều này thì không thể trong một sớm một chiều mà là một quá trình lâu dài. Phải truyền thông và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, gia đình, nhà trường một cách thường xuyên về văn hóa đọc nhưng tránh cách truyền thông hô khẩu hiệu mang tính phong trào.

Nhà nước nên sử dụng ngân sách cho các video clip dưới dạng một câu chuyện có đầu tư kịch bản, chiếu như một chuyên mục quảng cáo phát trong khung giờ vàng. Cần vận động các tổ chức xã hội các nhóm cộng động trẻ thực hiện các kênh youtube về sách lành mạnh, hấp dẫn có sức cuốn hút, dẫn dắt, định hướng cho mọi người…

Người lớn cần làm gương cho trẻ, thường xuyên đọc sách cùng con, đưa trẻ đi nhà sách thường xuyên, cùng trẻ chọn sách. Nhà trường nên thực hiện đều đặn các tiết đọc sách, các sinh hoạt ngoại khóa, các cuộc thi về sách hấp dẫn trong trường/ lớp…

N.Nguyễn-G.Thuận

Tội phạm lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, thiếu thốn tình cảm, sính người nước ngoài của phụ nữ cô đơn để thao túng cảm xúc và đẩy nạn nhân vào “cái bẫy lãng mạn” của ái tình. Hình thức lừa đảo xuyên biên giới không còn mới, tuy nhiên vẫn có nhiều người dính phải bẫy, mất tiền tỷ.

Liên quan đến vụ việc người đàn ông tấn công nhân viên y tế tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, ngày 7/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã đề nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với Khuất Văn Sinh (SN 1984, trú tại khu 24, xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba).

Chính sách này không những động viên tinh thần và hỗ trợ cho cán bộ, chiến sĩ (CBCS) làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm ma túy, mà còn đóng góp vào sự thành công trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy. Từ đó có thể nhân rộng mô hình hiệu quả này ra các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp nhận thông tin đối với sai phạm của Trung tâm xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Thốt Nốt tại KCN Thốt Nốt (giai đoạn 3) đối với 3 hợp đồng cho thuê đất của Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.

Ngày 7/5, Cục Hải quan cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa diễn biến rất phức tạp. Hoạt động vận chuyển trái phép ma túy, tiền tệ, vàng qua biên giới có dấu hiệu gia tăng ở tuyến hàng không với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Lịch sử không xoay vòng để những người di cư tìm lại câu hỏi nên đi hay ở của bối cảnh quá khứ. Điều quan trọng và mang tính thời sự hiện nay là làm thế nào để việc hòa hợp dân tộc được thực hiện thiết thực, người Việt dù ở bất cứ đâu trên thế giới, bất cứ thành phần, địa vị nào cũng đều hướng về Tổ quốc, đoàn kết vì sự phát triển của quê hương, đất nước.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ từ bỏ chiến dịch ném bom hàng ngày nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen sau khi đạt được “hiểu biết chung” cũng như việc Oman xác nhận làm trung gian cho lệnh ngừng bắn giữa Washington và Houthi.

Các tổ công tác Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã chia nhỏ lực lượng, cơ động di chuyển nhiều vị trí và tiến hành mật phục tại các điểm nóng, truy lùng xe quá tải qua lại trong đêm tối. Phóng viên CAND theo xe của tổ công tác di chuyển qua rất nhiều trục đường chính cũng như đường nhánh tại khu vực ngoại thành. 

Việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để áp dụng chung cho đầu tư xây dựng các dự án đường sắt là rất cần thiết và cấp bách để tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, hiện thực hóa mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo quy hoạch.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.