Dư luận cung quanh việc thí điểm tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3

09:52 02/10/2016
Liên quan đến đề án Ngoại ngữ giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu thí điểm tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật như ngoại ngữ thứ nhất từ lớp 3, nhiều ý kiến cho rằng, nên có nhiều ngoại ngữ của các nước lớn để học sinh lựa chọn bởi một nền giáo dục tốt cần phải đáp ứng được nhu cầu của nhiều người.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đặt ra những điều kiện cần và một lộ trình cụ thể mà Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị trước khi áp dụng vào thực tế.

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng: Theo thống kê sơ bộ, hiện nay nhu cầu học tiếng Anh của các thế hệ trẻ tại Việt Nam chiếm khoảng 96%. Điều này cho thấy, vẫn còn một tỷ lệ khoảng 4% người học nhất định có nhu cầu muốn học ngoại ngữ khác.

Một nền giáo dục tốt phải đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học, trong đó có nhu cầu học các ngoại ngữ khác nhau. Do vậy, việc đưa thêm một số ngoại ngữ của một số nước lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga vào thí điểm để tăng sự lựa chọn cho người học, ở đây chủ yếu là học sinh cũng là phù hợp.

Thực tế cho thấy, do tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, quá cấp thiết nên thời gian vừa qua chúng ta đã tập trung nguồn lực cho ngoại ngữ này. Nay theo kế hoạch, ta cũng phải chú trọng đến các ngoại ngữ khác nữa.

Tuy nhiên, TS Lê Viết Khuyến cho rằng, điều khiến ông cảm thấy băn khoăn là việc triển khai như thế nào khi mà mọi nguồn lực cho việc này chưa có sự chuẩn bị, thậm chí là còn rất yếu. Nhu cầu đối với việc học các ngôn ngữ này ở mức nào, chúng ta cũng chưa biết rõ?

Đề án dạy ngoại ngữ vừa qua chủ yếu là đầu tư cho tiếng Anh, đầu tư hàng nghìn tỉ đồng nhưng hiệu quả thì rất khiêm tốn. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu vẫn là chúng ta còn thiếu giáo viên giỏi, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn còn chưa nhiều. Sắp tới đưa tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật… vào giảng dạy thí điểm thì không biết sẽ ra sao, hiệu quả sẽ thế nào?

Khảo sát sơ bộ cho thấy, nhu cầu học tiếng Anh của các thế hệ trẻ tại Việt Nam chiếm tới 96%. Ảnh: CTV.

Cũng theo đề xuất của TS Lê Viết Khuyến, trước khi đưa các ngoại ngữ này vào thí điểm, ngành giáo dục cần có sự khảo sát nhu cầu của người học và nhu cầu của thị trường lao động đối với từng ngoại ngữ. Từ đó, xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể theo thứ tự ưu tiên cũng như lên kế hoạch đào tạo giáo viên phù hợp.

Đồng quan điểm trên, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho biết: Việc thí điểm dạy thêm một số ngoại ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nga ở một số nơi không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học là hoàn toàn hợp lý. Tùy vào điều kiện, vị trí địa lý mà nhu cầu giảng dạy ngoại ngữ cũng cần phải chú tâm.

Những vùng có thế mạnh về du lịch, vùng biên giới dài như Sa Pa hay Quảng Ninh… thì việc dạy ngoại ngữ như tiếng Trung hay tiếng Nga nhằm phục vụ thế mạnh vùng để phát triển kinh tế là điều rất nên chú trọng. 

Tuy vậy, PGS Trần Xuân Nhĩ cũng lưu ý: “Để thực hiện được những mục tiêu nói trên cần phải có lộ trình cụ thể, phương án rõ ràng và phù hợp với thực tế. Trong đó, phải xác định rõ nên đưa tiếng nào vào dạy trước, tiếng nào dạy sau và quy hoạch thế nào để việc học thực sự có hiệu quả đó mới là điều quan trọng.

Khi xây dựng được lộ trình, yêu cầu đầu tiên là phải xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ của giáo viên bởi dạy ngoại ngữ giáo viên phải đạt chuẩn trước mới có thể giảng dạy và đào tạo ra một thế hệ có thể sử dụng ngoại ngữ vào công việc được. Nếu giáo viên không đạt chuẩn, học sinh không hứng thú thì sẽ gây ra lãng phí cho xã hội và chính người học”.

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thì cho rằng, UNESCO cũng khuyến khích các nước không nên có sự "độc trị" của một ngoại ngữ, ngoài tiếng Anh nên học thêm các thứ tiếng khác, bởi mỗi ngoại ngữ như một cửa sổ giúp nhìn ra vườn hoa nhiều hương sắc. Tuy nhiên, cần có sự phân định rõ đâu là ngoại ngữ cần tập trung, chú trọng và ưu tiên số 1 để trở thành chiến lược quốc gia, tránh tình trạng học tràn lan, nguồn lực bị phân tán, gây lãng phí.

Cách đây hơn một năm, GS Trần Văn Nhung đã từng viết tâm thư gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đề nghị cần đưa việc dạy và học tiếng Anh thành "quốc sách", biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai sau tiếng Việt, chứ không đơn thuần chỉ là một ngoại ngữ.

Cũng theo GS Trần Văn Nhung, với xu thế hiện nay, tiếng Anh cần được coi trọng hơn nữa, phổ cập ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh, nơi nào có điều kiện thì cố gắng từng bước dạy các môn học bằng tiếng Anh. Đồng thời, GS Nhung cũng đề xuất, Việt Nam nên học tập Singapore về chiến lược dạy và học tiếng Anh, từng bước biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng Việt.

Huyền Thanh

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文