Cẩn trọng với các trường dân lập tuyển sinh “chui” ở Hà Nội

09:38 28/06/2017
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý, các bậc phụ huynh, học sinh cần chú ý thời hạn, thủ tục nộp hồ sơ để không bị mất cơ hội trúng tuyển và cẩn trọng với các trường ngoài công lập tuyển sinh “chui”.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của hơn 100 trường THPT công lập trên địa bàn. Năm học 2017-2018, Hà Nội có 76.000 học sinh thi vào lớp 10 công lập nhưng chỉ có gần 51.000 thí sinh trúng tuyển vào các trường này.

Sở GD&ĐT lưu ý, các bậc phụ huynh, học sinh cần chú ý thời hạn, thủ tục nộp hồ sơ để không bị mất cơ hội trúng tuyển và cẩn trọng với các trường ngoài công lập tuyển sinh “chui”.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, sau khi có điểm chuẩn vào các trường công lập, trường THPT chuyên trên địa bàn, trường hợp thí sinh vẫn còn thắc mắc về kết quả thi của mình thì vẫn còn thời gian để đăng ký phúc tra. Thời hạn nhận đơn phúc khảo điểm thi vào lớp 10 của Hà Nội năm nay sẽ kéo dài đến hết ngày 28-6.

Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cần hết sức lưu ý, thời hạn nộp hồ sơ trúng tuyển vào các trường chỉ kéo dài 3 ngày. Trong đó, các trường chuyên sẽ nhận hồ sơ trúng tuyển từ ngày 26 đến 28-6. Trường không chuyên sẽ nhận hồ sơ trúng tuyển từ ngày 27 đến 29-6. Nếu trường nào còn thiếu so với chỉ tiêu được giao sẽ tiếp tục được nhận hồ sơ vào 2 ngày 1 và 2-7.

Ngoài ra, trong năm học 2016-2017, có khoảng 40 trường công lập trên địa bàn Hà Nội, trong đó có cả những trường tốp đầu đã hạ điểm chuẩn. Do đó, năm nay, phụ huynh cũng cần theo dõi sát thông tin về việc hạ điểm chuẩn của các trường để có thể đưa ra những quyết định phù hợp trong việc lựa chọn chỗ học cho con.

Ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Chủ trương mà ngành Giáo dục Thủ đô kiên trì nhiều năm qua là bảo đảm chỗ học cho tất cả học sinh có nhu cầu. Bằng chứng là trong kỳ tuyển sinh THPT năm nay, mỗi học sinh có quyền đăng ký 7 nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT. Như vậy, lựa chọn học tiếp sau khi tốt nghiệp THCS của học sinh rất đa dạng.

Theo đó, mỗi học sinh được đăng ký 2 nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập, 2 nguyện vọng vào lớp 10 trường THPT chuyên; với 3 nguyện vọng còn lại, học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc vào các trường trung cấp chuyên nghiệp.

Các nguyện vọng này đều được áp dụng đối với mọi học sinh đang học lớp 9 trên địa bàn thành phố, bất kể là các em đang theo học ở trường công lập hay ngoài công lập. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, cánh cửa học THPT vẫn rộng mở đối với các học sinh không đủ điều kiện đỗ vào các trường công lập.

Tìm chỗ học phù hợp cho con đang là bài toán không dễ đối với nhiều phụ huynh. Ảnh minh họa.

Cũng theo ông Chất, theo quy định của Sở GD&ĐT, năm nay, các trường ngoài công lập sẽ nhận hồ sơ trúng tuyển từ ngày 26-6 đến 2-7. “Trong trường hợp lựa chọn các trường ngoài công lập, phụ huynh học sinh cần tìm hiểu kỹ để tránh bị rơi vào trường hợp các trường tuyển sinh “chui” hoặc tuyển sinh không đúng quy định, bởi theo quy chế, năm nay những trường tuyển sinh có vi phạm đều không được công nhận.

Phụ huynh học sinh cần căn cứ vào tài liệu chính thức của Sở GD&ĐT, đặc biệt là cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội năm học 2017-2018” để lựa chọn những trường ngoài công lập hoạt động đúng quy định, được cấp phép, được giao chỉ tiêu tuyển sinh và có địa chỉ cụ thể. Lý do là năm nay, có một số trường ngoài công lập trên địa bàn không được giao chỉ tiêu tuyển sinh vì không đảm bảo các yêu cầu về quy mô, chất lượng đào tạo” - ông Chất nhấn mạnh.

Ngoài ra, hiện nay, Hà Nội có khoảng 29 trung tâm giáo dục thường xuyên kết hợp với dạy nghề. Tại đây, học sinh cũng học 3 năm nhưng chỉ học 7 môn văn hóa thay vì 11 môn như ở trường THPT. Bên cạnh đó, các trung tâm này sẽ kết hợp việc dạy nghề cho học sinh với các trường trung cấp chuyên nghiệp nên kết thúc 3 năm học, học sinh sẽ có hai bằng kép là bằng tốt nghiệp THPT và bằng trung cấp nghề.

H.Thanh - V.Cảnh

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文