Chỉ 70% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập

08:43 01/05/2017
Năm học 2017-2018, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 hệ trung học phổ thông (THPT) của Hà Nội là 69.500. Trong khi đó, toàn thành phố có khoảng gần 83.000 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), tức là có khoảng 70% học sinh có cơ hội được học trong các trường THPT công lập.

Điều này khiến tỷ lệ “chọi” vào lớp 10 các trường THPT công lập ở Hà Nội khá cao, thậm chí được đánh giá còn căng thẳng hơn cả kỳ thi tuyển sinh vào đại học.

Năm học 2017-2018, toàn TP Hà Nội dự kiến có gần 83.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh vào hệ THPT là 69.500 học sinh. Trong đó, các trường công lập tuyển 56.840 học sinh, các trường ngoài công lập tuyển 12.660 học sinh. Số học sinh được tuyển vào trung tâm giáo dục thường xuyên là 7.000 học sinh. Số học sinh được tuyển vào các trường trung học chuyên nghiệp là 6.443.

Như vậy, về nguyên tắc, tất cả học sinh lớp 9 đều có chỗ học, nếu không đỗ công lập thì vào học các trường dân lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc các trường nghề trên địa bàn. Tuy nhiên, do tính chất cạnh tranh căng thẳng của kỳ thi nên hiện đang có một bộ phận phụ huynh và học sinh đang phải “đau đầu” vì lực học của con em họ có thể đủ điểm vào một số trường công lập tự chủ tài chính, trường dân lập có chất lượng cao trên địa bàn như: THPT Meri Curie, THPT Lương Thế Vinh, THPT Phan Huy Chú, THPT Nguyễn Siêu… nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu kinh tế vì học phí của các trường này cao hơn rất nhiều so với các trường công lập.

Ngược lại, có nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt song lại không thể cho con vào học tại các trường dân lập chất lượng cao vì điểm chuẩn của các trường này đều rất cao, nằm trong khoảng 49-54 điểm, tương đương với các trường công lập top đầu của thành phố.

Ngoài ra, có một số học sinh có học lực trung bình, không đủ điểm đỗ vào các trường nội thành, nơi có điểm chuẩn cao mà chỉ đủ điểm đỗ vào các trường ở khu vực ngoại thành, nơi có điểm chuẩn thấp hơn. Song do nhà lại ở nội thành nên việc học công lập ở ngoại thành, cách nhà hàng chục kilômét hay học các trường dân lập trong nội thành vẫn đang là bài toán khó đối với các phụ huynh.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo CAND, chỉ tiêu vào các trường công lập top đầu và các trường ngoài công lập, trường tự chủ về tài chính chất lượng cao của Hà Nội năm 2017 vẫn giữ ổn định so với năm 2016. Cụ thể, chỉ tiêu vào các trường: THPT Phan Đình Phùng là 600; THPT Việt Đức: 600; THPT Kim Liên: 600; THPT Nhân Chính: 400; THPT Yên Hòa: 480; THPT Nguyễn Gia Thiều: 560; THPT Nguyễn Thị Minh Khai: 480; THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân): 400.

Trường THPT Việt Đức, một trong những trường nhiều năm có điểm chuẩn cao.

Chỉ tiêu vào các trường tự chủ tài chính và trường ngoài công lập chất lượng cao như: THPT Thực nghiệm là 160; THPT Phan Huy Chú: 360; THPT Nguyễn Tất Thành: 400; THPT Lương Thế Vinh: 480…  Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ “chọi” vào các trường này sẽ vẫn duy trì ở mức rất cao và để tránh rủi ro, cả phụ huynh và học sinh cần phải lượng sức.

Bà Mai Khánh An, giáo viên Trường THCS Lê Lợi, Hà Đông cho biết: Do tính chất căng thẳng của kỳ thi vào lớp 10 nên ngay từ đầu năm học, các phụ huynh và học sinh đều tính toán, cân nhắc kỹ trước khi đăng ký dự thi vào các trường. Bên cạnh đó, các trường THCS trên địa bàn đều có kế hoạch tư vấn cho học sinh rất tốt, đặc biệt là việc định hướng thi vào các trường THPT có điểm chuẩn phù hợp với lực học của học sinh. Trong đó, hai yếu tố được các giáo viên làm căn cứ lựa chọn đó là học lực của học sinh và điểm chuẩn của trường đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2.

Tuy nhiên, chuyện may rủi vẫn có thể xảy ra vì điểm chuẩn nguyện vọng 2 tại nhiều trường trong khu vực nội thành có thể biến động rất khó lường.

Năm 2016, tại một số trường ở Hà Nội tỷ lệ chọi khá cao nếu tính cả 2 nguyện vọng như: THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân): 480 chỉ tiêu/4.000 lượt thí sinh đăng ký; THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình): 480 chỉ tiêu/ 2.387 lượt đăng ký; THPT Cầu Giấy: 480 chỉ tiêu/ 2.107 lượt đăng ký; THPT Trương Định: 600 chỉ tiêu/ 2647 lượt đăng ký; THPT Thạch Bàn: 440 chỉ tiêu/ 2.880 học sinh đăng ký; THPT Trần Nhân Tông: 520 chỉ tiêu/ 2.630 lượt học sinh đăng ký;...

Các trường có số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 nhiều như THPT Trung Văn: 1.180 em trong khi chỉ tiêu là 400, tức là 3 em thì chỉ có 1 em vào; THPT Yên Hòa: 1.245 em trong khi chỉ tiêu là 480… Bên cạnh đó, mức điểm chuẩn vào các trường công lập trên địa bàn cũng đang có sự chênh lệch khá lớn. Thậm chí cùng là trường công lập song mức điểm đầu vào lại chênh nhau hơn 30 điểm.

Trong khi Trường THPT Chu Văn An lấy cao nhất với 55,5 điểm; các trường: THPT Phan Đình Phùng, THPT Thăng Long, THPT Việt Đức, THPT Kim Liên đều có mức điểm đều trên 52; thì có những trường ở khu vực ngoại thành Hà Nội chỉ có mức điểm chuẩn từ 22-25 điểm. Điều này cho thấy, mức độ cạnh tranh vào các trường THPT tại Hà Nội vẫn chủ yếu “nóng” ở khu vực nội thành.

Huyền Thanh

Sau khi chuyên án được xác lập, dưới sự chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, các thành viên trong Ban Chuyên án đã tập trung lực lượng đấu tranh với các đối tượng đường dây.

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khai mạc hôm 28/4 tại TP Rio de Janeiro, Brazil, đã diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với những biến động lớn về kinh tế, chính trị và an ninh. Đây không chỉ là cuộc gặp ngoại giao thường niên, mà còn là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới phần còn lại của thế giới: BRICS đang quyết tâm trở thành một cực quyền lực mới trong trật tự toàn cầu vốn lâu nay bị chi phối bởi phương Tây.

Đó là anh Hồ Xuân Hoàng, Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Hồng Thái, huyện A Lưới - người dân tộc Tà Ôi và anh Trần Đình Hòa, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền (TP Huế). Cả hai vừa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen trong phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (ANTQ) giai đoạn 2020-2025.

Mặc dù chưa đến mùa mưa, nhưng chỉ với một cơn mưa rào ngày 1/5, nhiều tuyến phố trong nội thành Hà Nội đã lại ngập sâu, người dân di chuyển khó khăn. Điều đáng bàn là Hà Nội đã đầu tư nhiều dự án thoát nước với số tiền hàng nghìn tỷ đồng, nhưng năm nào cũng lặp lại điệp khúc: "Mưa là ngập".

Không chỉ làm tốt chuyên môn, nghiệp vụ, giữ gìn ANTT ở cơ sở, Đại uý Lê Cao Cường - Trưởng Công an xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá còn được nhân dân địa phương biết đến là người có tấm lòng nhân ái, luôn trăn trở trước phận đời kém may may mắn…

Ngày 3/5, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với: Nguyễn Thành Thuyên (SN 1988), Trần Thị Phương Uyên (SN 2002), cùng ngụ tỉnh Vĩnh Long và Phan Việt Anh (SN 1990, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025), những ngày trên khắp các nẻo đường của TP Hải Phòng, niềm kiêu hãnh dân tộc và tình yêu quê hương của người dân và du khách được thể hiện rạng rỡ trong sắc màu cờ đỏ, lan tỏa cả cộng đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.