“Chương trình SGK mới vẫn cần được đánh giá và điều chỉnh”

18:24 05/10/2020
Đó là chia sẻ của GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới tại buổi giao lưu trực tuyến “Cùng học sinh bắt nhịp chương trình, sách giáo khoa (SGK) lớp 1” được tổ chức tại Hà Nội ngày 5/10

Trước câu hỏi phải mất bao lâu mới đánh giá được chương trình SGK lớp 1 “nặng” hay “nhẹ”? Việc đánh giá cần dựa trên các yếu tố nào? Về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình GDPT cho biết: Trước hết cần phân biệt Chương trình và SGK. Chương trình tiếng Việt 1 xưa, nay và kể cả mai sau đều có mục tiêu chính là dạy học sinh biết đọc biết viết. Muốn biết đọc biết viết thì phải học đủ 29 chữ cái, 11 hoặc 14 chữ ghép, trên dưới 140 vần. SGK là sự cụ thể hóa chương trình.

Mỗi bộ SGK có thể có cách tiếp cận riêng. Đơn cử như việc phân bổ nội dung dạy học khác; Tính toán số đầu việc phải làm trong 1 tiết học, 1 bài học cũng khác. “Việc nói chương trình nặng hay nhẹ là tùy thuộc vào cách dạy của giáo viên (có giáo viên vô tình đặt yêu cầu cao hơn chương trình.

Ví dụ dạy viết vượt 25% thời lượng của chương trình; yêu cầu học sinh lớp 1 biết nối nét chữ hoặc tổ chức nhiều hoạt động rườm rà). Do đó nói chuyện “nặng” hay “nhẹ”, chúng ta phải nói đến bài cụ thể, SGK cụ thể thì tác giả và các cơ quan quản lý mới có giải pháp để hướng dẫn giáo viên”-GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.

Cũng theo khẳng định của GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình GDPT mới không nặng hơn chương trình cũ. Tuy nhiên, chương trình vẫn cần được đánh giá và điều chỉnh. 

“Thời gian để đánh giá chương trình chắc chắn sẽ lâu hơn thời gian đánh giá SGK rất nhiều. Còn về SGK, giáo viên có thể đánh giá sơ bộ ngay từ khi nghiên cứu để chọn SGK. Đồng thời, có thể đánh giá ngay trong quá trình dạy học, nhất là đánh giá từng bài cụ thể. Giáo viên nên ghi lại đánh giá của mình và kịp thời phản ánh với nhà trường, hoặc các cơ quan quản lý giáo dục để điều chỉnh”-GS Nguyễn Minh Thuyết nói.

Sau 1 tháng dạy và học, chương trình SGK lớp 1 đang nhận được nhiều ý kiến khác nhau.

GS Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng, khi đi thực tế tại một số địa phương về việc triển khai chương trình SGK lớp 1, cá nhân ông nhận thấy nhiều nơi dạy và học rất tốt. Tuy nhiên, nếu việc dạy và học tại một số trường, một số nơi vẫn còn có những khó khăn, chưa thuận lợi như báo chí phản ánh thì có thể có một số nguyên nhân như có bộ sách hoặc một số bài trong bộ sách chưa phù hợp (không phải chỉ là nặng mà không logic hoặc tổ chức nhiều hoạt động rườm rà); Cách dạy chưa phù hợp và do học sinh năm nay chưa được chuẩn bị tốt;  Phụ huynh học sinh lớp 1 quan tâm đến con mà chưa nắm được cách dạy con nên vô tình gây áp lực cho con; Sỹ số lớp học quá đông. “Tôi rất chia sẻ với thầy cô giáo dạy lớp 1 năm nay khi phải bước vào chương trình SGK mới trong một hoàn cảnh tương đối đặc biệt. Đó là học sinh năm nay ở bậc học mầm non nghỉ 4 tháng liền do đại dịch COVID-19 nên “trang bị” về nền nếp học tập, nhận mặt chữ… chưa đầy đủ. 

Sau khai giảng, học sinh vào học ngay, không có “tuần số 0” để chuẩn bị. Bên cạnh đó, chương trình mới, SGK mới nên thầy cô có thể vẫn chưa thành thục. Từ thực tế trên, tôi mong các thầy cô giáo tự đánh giá và điều chỉnh theo hướng xem mình có đòi hỏi học sinh cao hơn chương trình không? 

Xem mình có tổ chức quá nhiều hoạt động không thiết thực không? Xem mình đã dạy học linh hoạt và phân hóa chưa? Thực tế cho thấy, mỗi học sinh trong lớp có đặc điểm và khả năng riêng. Do đó, thầy cô giáo cần giao nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực của từng em”- GS Nguyễn Minh Thuyết đặt vấn đề.

Để việc dạy học thuận lợi, hiệu quả hơn trong thời gian tới, GS Nguyễn Minh Thuyết lưu ý, giáo viên cần dạy đúng yêu cầu của chương trình. Đặc biệt, cần thực hiện quyền chủ động của mình như tăng số tiết cho những bài học còn khó đối với số đông học sinh; thực hiện dạy học phân hóa; giảm bớt những hoạt động không thiết thực. Trong trường hợp có những bài trong SGK chưa phù hợp, thì cơ quan quản lý giáo dục cần trao đổi với tác giả, các NXB để điều chỉnh.

Huyền Thanh

Ngày 8/5, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngài John Noh, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã chủ trì Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 13.

Từ 15h00 ngày 8/5, giá xăng dầu đồng loạt giảm, trong đó giá xăng giảm từ 377- 407 đồng/lít; giá dầu giảm từ 550- 665 đồng/lít/kg.

Chiều 7/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ hình sự đối với nam thanh niên hành hung điều dưỡng viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.

Để đảm bảo an toàn cho các bay đi, đến và bay qua lãnh thổ Ấn Độ và Pakistan, Cục Hàng không Việt Nam vừa đề nghị các Hãng hàng không Việt Nam thường xuyên theo dõi diễn biến xung đột vũ trang giữa Ấn Độ và Pakistan để chủ động đánh giá ảnh hưởng tới các đường bay đi, đến và bay qua lãnh thổ Ấn Độ và Pakistan.

Ngày 8/5, UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa có công văn gửi Sở Tài chính; UBND các huyện Đông Hải, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi; thị xã Giá Rai và TP Bạc Liêu yêu cầu tổng hợp, cung cấp đầy đủ toàn bộ hồ sơ dự án liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị từ năm 2019 đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh để chuyển đến Cơ quan ANĐT Bộ Công an. 

Các đối tượng tạo fanpage, nhóm trên mạng xã hội facebook với tên gọi liên quan đến khoá học trải nghiệm trong Công an, Quân đội, như: “Trải nghiệm Học kỳ Quân Đội” “Trại hè Quân đội 2025”, “Trại hè Quân đội chính quy 2025”, “Học làm chiến sĩ Công an”, “Học kỳ Công an”;  đồng thời, viết bài quảng báo, dùng hình ảnh, video do các đơn vị Công an, Quân đội đã từng tổ chức trước đây đăng tải lên fanpage, nhóm facebook để tăng độ tin cậy với "con mồi"...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.