Chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ giàu tính ứng dụng cho vùng Tây Bắc

13:03 01/12/2017
Sáng 1-12, tại Yên Bái, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp Ban chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN), UBND tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị chuyển giao các sản phẩm khoa học và công nghệ thuộc Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” lần thứ nhất.


Theo Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn, Chương trình “KH và CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” được Thủ tướng giao ĐHQGHN chủ trì được triển khai từ năm 2013, đến tháng 11-2017, đã thực hiện tuyển chọn, phê duyệt và tổ chức thực hiện được 55 đề tài và 3 dự án cho bốn nhóm mục tiêu phát triển bền vững vùng Tây Bắc. 

Có 31 tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia chủ trì thực hiện đề tài đến từ các tổ chức khoa học công nghệ và trường đại học, các viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong cả nước. Ngoài ra, có 82 tổ chức tham gia phối hợp thực hiện, trong đó có các sở, ngành thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc tham gia phối hợp tích cực trong quá trình triển khai.

Lễ ký kết chuyển giao sản phẩm giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và UBND các tỉnh vùng Tây Bắc.

Trong số các đề tài, dự án được triển khai có 18 đề tài đã được nghiệm thu cấp nhà nước được chuyển giao tại hội nghị cho 14 tỉnh trên toàn vùng Tây Bắc. Các sản phẩm KH và CN của Chương trình Tây Bắc đã đóng góp luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh cho vùng Tây Bắc. 

Một số kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sẽ là cơ sở trong đề xuất xây dựng, điều chỉnh chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng Tây Bắc giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 như: Góp ý hoàn thiện dự thảo báo cáo đại hộ Đảng bộ các tỉnh vùng Tây Bắc; hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ phát triển bền vững Tây Bắc…

Một số kết quả và sản phẩm trực tiếp như: Nghiên cứu phát triển và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu ô dầu, ý dĩ, tam thất, đan sâm vùng Tây Bắc; xây dựng chuỗi mô hình cung ứng sản phẩm lâm sản đặc sản xuất khẩu tại Sơn La, Yên Bái; nghiên cứu nuôi trồng Đông trùng hạ thảo tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; đánh giá tổng thể các bồn địa nhiêt vùng Tây Bắc; nghiên cứu xây dựng mô hình và hệ thống dự báo thời tiết tiểu vùng và cảnh báo nguy cơ lũ quét.

Tại lễ chuyển giao, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy cho rằng, kết quả nghiên cứu chính là luận cứ khoa học quý báu cho các địa phương trong vùng hoạch định chính sách, ứng dụng để phát triển sản xuất, quản lý xã hội phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của mỗi địa phương, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. 

Những kết quả nghiên cứu vừa cơ bản, vừa cấp bách mà các địa phương đã và đang phải nỗ lực giải quyết trong quá trình quản lý phát triển như: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; phát triển các sản phẩm nông, lâm sản theo chuỗi giá trị; phát triển kinh tế du lịch bền vững; bảo vệ môi trường; xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực biên giới; quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo...

Theo Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc Trương Xuân Cừ, vùng Tây Bắc là địa bàn còn chậm phát triển trên nhiều lĩnh vực; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khoảng 26%. Vì vậy, để nâng cao các kết quả nghiên cứu, ĐHQGHN cần tiếp tục đôn đốc, kiểm tra để đẩy nhanh tiến độ các đề tài, dự án còn đang trong quá trình triển khai. Các đề tài nghiên cứu, khảo sát đi sâu, gắn với thực tế hơn nhằm giúp các địa phương khi ứng dụng kết quả thuận lợi và hiệu quả.

Tại lễ chuyển giao, trao đổi với báo chí, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đánh giá, 5 năm qua, Chương trình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng mới đi được nửa chặng đường và những sản phẩm của chương trình mới chỉ là sản phẩm “trung gian”.

Vì thế, thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục đầu tư, để Chương trình đi tiếp 5 năm nữa. Tuy nhiên, do hiện nay điều kiện biến đổi khí hậu khu vực Tây Bắc hiện đang diễn biến mạnh mẽ, khôn lường, nên cần phải bổ sung một số nhiệm vụ, biện pháp để tiếp tục phát triển bền vững vùng Tây Bắc trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra “ác liệt”.

Thu Phương

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, rạng sáng 9/4, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan, các cơ quan liên quan trong nước, các cơ quan chức năng của Myanmar và Thái Lan, đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt hôm 8/4 (giờ địa phương) xác nhận, Washington sẽ bắt đầu thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4, sau khi Bắc Kinh bỏ qua hạn chót của Tổng thống Donald Trump về việc dỡ bỏ các biện pháp đáp trả.

Ngày 9/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cho biết vừa khởi tố bị can (cấm đi khỏi nơi cư trú), khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 2 cựu cán bộ Chi cục thuế huyện Ngọc Hiển về hành vi gây thất thoát ngân sách.

Những ngày đầu tháng 4 lịch sử này, nhiều đoàn cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức trên cả nước và các đoàn khách quốc tế đã tìm về với vùng “đất thép” anh hùng, thăm Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới. Nhiều du khách đến đây để được hiểu thêm về những năm tháng chiến tranh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, để được thắp nén nhang tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sĩ đã không tiếc máu xương của mình vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. 

Để xử lý 11.034 cơ sở nhà đất dôi dư, không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả trên toàn quốc, chuyên gia cho rằng chính quyền và các cơ quan chức năng cần chủ động vào cuộc, không thể kéo dài lãng phí nguồn lực khổng lồ này thêm nữa.

Mỹ và Iran cùng xác nhận sẽ tham gia đối thoại cấp cao ở Oman về chương trình hạt nhân của Tehran ngay trong tuần này, mở ra cơ hội hiếm hoi tìm kiếm một giải pháp chính trị giúp hạ nhiệt căng thẳng và qua đó giảm thiểu nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột trực diện giữa hai nước.

Đội tuyển U17 Việt Nam đang đứng trước cơ hội tự quyết tấm vé dự U17 World Cup ở lượt trận cuối vòng bảng giải U17 châu Á 2025. 

Trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi đã gặp các bác sĩ mang hai màu áo - những người đang công tác Trại tạm giam số , Công an TP Hà Nội, làm công việc đặc thù là chăm sóc các “bệnh nhân” là bị can, bị cáo, can, phạm nhân đang giam giữ, cải tạo. Để họ yên tâm cải tạo, ngày lại ngày, các bác sĩ mang hai màu áo vẫn lặng lẽ làm nhiệm vụ, chữa lành cả vết thương thể xác và tinh thần, giúp họ yên tâm cải tạo, làm lại cuộc đời…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文