Có hay không môn Lịch sử bị gạt khỏi chương trình mới?

19:42 11/11/2015
Những ngày gần đây, nhiều chuyên gia, giáo sư Sử học và một số giáo viên Lịch sử đã đồng loạt lên tiếng, cho rằng, môn Lịch sử đã bị gạt ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông mới (theo dự thảo mà Bộ GD & ĐT công bố). Thứ trưởng Bộ này đã nói gì?

Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã trao đổi với một số cơ quan báo chí và khẳng định, kiến thức Lịch sử được lồng ghép vào nhiều môn học với thời gian học nhiều hơn, nên không thể nói là môn học này đang bị xem nhẹ.

Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Vinh Hiển.

PV: Thưa Thứ trưởng, nhiều chuyên gia và giáo viên cho rằng, việc tích hợp kiến thức Lịch sử vào những môn học mới xem ra không ổn, điều này càng khiến lớp trẻ thờ ơ với Lịch sử và sẽ đẩy môn Lịch sử xa chúng ta trong khi ở nhiều nước, môn học này là bắt buộc?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển:Việc bố trí các nội dung giáo dục trong chương trình (CT) phải được xem xét trong tổng thể của toàn bộ CT và điều kiện giáo dục, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Môn Công dân với Tổ quốc là môn học bắt buộc, tuy không có hai tên gọi Quốc phòng – An ninh và Lịch sử nhưng tất cả học sinh đều phải học Quốc phòng – An ninh theo quy định của Luật Giáo dục và tất cả học sinh THPT đều bắt buộc phải học Lịch sử.

Đồng thời, tất cả học sinh còn phải bắt buộc học Lịch sử trong môn Khoa học xã hội (dành cho học sinh sẽ đi vào các ngành Khoa học tự nhiên, công nghệ - kỹ thuật, nghệ thuật, thể dục thể thao) hoặc môn Lịch sử (có yêu cầu cao hơn cả về kiến thức lịch sử và về khoa học Lịch sử, dành cho những học sinh định hướng nghề nghiệp sẽ làm việc trực tiếp hoặc liên quan đến khoa học Lịch sử).

Bộ GD&ĐT khẳng định thời lượng học kiến thức lịch sử sẽ nhiều hơn so với chương trình phổ thông hiện hành.

Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, môn Công dân với Tổ quốc gồm 3 mạch nội dung chính (3 phân môn) và một số chuyên đề tích hợp. Phân môn thứ nhất là Giaó dục Đạo đức - Công dân: Chủ yếu là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và đạo đức cách mạng, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và một số kỹ năng sống cần thiết chuẩn bị cho học sinh gia nhập xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế với tư cách công dân.

Giáo dục Đạo đức - Công dân bao gồm 3 mạch nội dung chính liên quan chặt chẽ: giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và giáo dục kĩ năng sống (các kỹ năng này cũng sẽ được tích hợp trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo). Ngoài ra cũng tích hợp, lồng ghép các nội dung khác như giáo dục kinh doanh, giáo dục chính trị. Phân môn thứ hai là Giáo dục Quốc phòng - An ninh:

Bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam và một số nội dung mang tính thực hành như kỹ thuật, chiến thuật, kỹ thuật phòng thủ dân sự,
(các nội dung thực hành này cũng sẽ được tích hợp trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo).

Và phân môn thứ ba là Giáo dục Lịch sử: Các nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, lòng yêu tổ quốc, tinh thần xả thân vì nước, tinh thần tự cường dân tộc, tư tưởng và những bài học, nghệ thuật quốc phòng của cha ông ta.

Đối với các kiến thức về Lịch sử khác sẽ được dành cho môn Khoa học xã hội và môn Lịch sử. Ngoài ra sẽ có một số chuyên đề tích hợp sâu và chủ yếu từ 3 phân môn.

Ví dụ, Lịch sử kinh đô nước ta qua các triều đại, Chủ quyền biển đảo Việt Nam, Truyền thống quan hệ Việt Nam – Lào…

Chúng ta cần coi trọng việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học, cách trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử, đánh giá, nhận xét… tránh ôm đồm và gây nặng nề, nhàm chán cho người học.    

    
Vai trò của giáo viên dạy lịch sử cũng thay đổi. ảnh; VTC
PV: Nhưng thưa Thứ trưởng, vì sao lại phải cấu trúc thành nội dung môn học “Công dân với Tổ quốc” gồm 3 phân môn? Có ý kiến cho rằng, đó là sự lắp ghép cơ học, nên vai trò của môn Lịch sử bị mờ nhạt?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Trước hết, chúng ta đều đồng tình quan điểm: Môn Lịch sử hay Giáo dục Đạo đức – Công dân đều rất quan trọng; cần phải đổi mới về phương pháp cũng như nội dung giáo dục hiệu quả hơn trong quá trình dạy và học. Qua rút kinh nghiệm của chương trình phổ thông hiện hành và thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là phải tăng cường giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất người học, thay cho việc chỉ chú trọng trang bị kiến thức. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là kiến thức phải lồng ghép, tích hợp thế nào để giảm bớt số môn học bắt buộc ở các cấp học.

Tích hợp nội dung Giáo dục Quốc phòng – An ninh với Giaó dục Đạo đức - công dân và Giáo dục Lịch sử thành môn Công dân với Tổ quốc chính là thực hiện yêu cầu đó. Việc tích hợp này không phải là coi nhẹ các nội dung giáo dục truyền thống mà là cấu trúc lại cho phù hợp yêu cầu mới, để tổ chức thực hiện có chất lượng và hiệu quả hơn. Với cấu trúc mới, các lĩnh vực kiến thức sẽ được tinh gọn và bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho nhau theo tinh thần Nghị quyết 29 là nhằm chuyển từ việc dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và năng lực người học. Đồng thời với việc thiết kế lại nội dung giáo dục, cũng cần phải đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, cách thức kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục môn học.

Nhiều chuyên gia và giáo viên cho rằng, việc tích hợp kiến thức Lịch sử vào những môn học mới xem ra không ổn.

PV:  Thứ trưởng có đề cập, ở chương trình mới thì thời lượng học kiến thức Lịch sử nhiều hơn. Vậy xin ông cho biết cụ thể?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Như tôi đã nói ở trên, mục tiêu quan trọng nhất là hình thành phẩm chất, năng lực người học. Trang bị kiến thức chỉ là bước ban đầu nhưng cũng là bước rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là kiến thức đó lại liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên đòi hỏi người học phải vận dụng một cách sáng tạo. Đây chính là lý do để Bộ GD&ĐT sắp xếp lại hệ thống các môn học trong chương trình mới sau chương trình cũ.

 Không phải chỉ có môn Giáo dục công dân hay Lịch sử mà các bộ môn khác như Sinh, Sử, Địa, Hóa, Lý…cũng được sắp xếp lại thành môn học mới theo tinh thần tăng cường tính tích hợp ở cấp học dưới, tăng tính định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT.

Một số môn học do tính quan trọng của nó như môn Toán, Văn, Ngoại ngữ thì bắt buộc phải học từ lớp 1 cho đến lớp 12. Các môn học khác cũng là bắt buộc nhưng được sắp xếp lại như môn Công dân với Tổ quốc mà tôi nói ở trên.

Tôi xin khẳng định, thời lượng học kiến thức lịch sử sẽ nhiều hơn so với chương trình phổ thông hiện hành. Hiện nay, môn Lịch sử được sắp xếp là 1,5 tiết/tuần. Sắp tới nêu chương trình mới được thông qua thì học sinh học Lịch sử trong môn Công dân với Tổ quốc, trong Khoa học Xã hội có hai phân môn với 3 tiết, nghĩa là Lịch sử  sẽ khoảng 1,5 tiết. Như vậy, học sinh sẽ được học khoảng 2,5 tiết/tuần kiến thức Lịch sử ở chương trình mới. Nếu học sinh đi theo hướng khoa học xã hội thì sẽ là 4 tiết/tuần (học môn Công dân với Tổ quốc khoảng 1 tiết, môn Lịch sử 3 tiết). Sở dĩ chúng ta có sự phân biệt thời lượng học của hai nhóm học sinh này là để định hướng nghề nghiệp.

PV: Vai trò của giáo viên dạy Lịch sử có thay đổi không khi chương trình mới được áp dụng, thưa Thứ trưởng? 

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Vai trò của giáo viên dạy lịch sử cũng thay đổi giống như các môn học khác, đó là phải thay đổi phù hợp với đổi mới giáo dục, còn giá trị để truyền đạt Lịch sử thì không thay đổi. Kiến thức lịch sử vẫn do các thầy cô đảm nhận nhưng trong hoàn cảnh khác, dạy với quyển sách giáo khoa khác để thầy cô vận dụng tốt hơn, dễ tích hợp hơn.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Thu Phương ( ghi)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文