Có hay không “tuổi vàng” trong việc học ngoại ngữ?

09:00 08/11/2018
Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy, thầy Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, thực tế không có cái gọi là “tuổi vàng” cho việc học ngoại ngữ mà ngược lại, học ngoại ngữ ở độ tuổi nào cũng được với điều kiện là người học đam mê.

Những năm gần đây, việc học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đã và đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Nhiều bậc cha mẹ tin rằng, cho con học tiếng Anh càng sớm thì càng có lợi. Thậm chí, trong xã hội cũng đang xuất hiện một trào lưu tư tưởng cho rằng, trẻ học Tiếng Anh tốt nhất là trong giai đoạn “tuổi vàng” từ 2-6 tuổi. 

Để muộn là sẽ qua mất "tuổi vàng" học ngoại ngữ của trẻ. Trong khi những tranh luận về vấn đề này chưa có hồi kết thì câu hỏi nên bắt đầu cho con học tiếng Anh ở độ tuổi nào vẫn tiếp tục là nỗi băn khoăn của rất nhiều phụ huynh, đặc biệt là những ông bố, bà mẹ đang có con ở độ tuổi mầm non, tiểu học.

Trên một số diễn đàn, việc cho con học ngoại ngữ thời điểm nào đã và đang trở thành một đề tài tranh luận với nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, luồng ý kiến thứ nhất tán thành việc cho con mình làm quen với một ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ từ khi trẻ bắt đầu học nói, tức là trước khi học chữ tiếng Việt. 

Theo lý giải của các bậc phụ huynh này, trong độ tuổi vàng từ  2-6  tuổi, kỹ năng ghi nhớ của trẻ tốt hơn vì não bộ chưa ghi được nhiều, vùng tư duy học ngoại ngữ sẽ được đánh thức. 

Một đứa trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh từ khi 4, 5 tuổi sẽ có kinh nghiệm học cũng như kiến thức tiếng Anh nhiều hơn so với đứa trẻ bắt đầu học lúc 7 tuổi. Vì thế, thực sự sẽ là một lãng phí lớn nếu bỏ qua giai đoạn phát triển vàng về ngôn ngữ của con. 

Luồng ý kiến thứ hai lại cho rằng, hiện nay người lớn, nhất là sinh viên thì không chịu học ngoại ngữ, trong khi đó, nhiều gia đình lại đang ra sức bắt trẻ con nói chưa sõi học Tiếng Anh, vừa tốn thời gian vừa mất cả đống tiền. 

Do vậy, luồng ý kiến này khuyên phụ huynh không nên cho con học tiếng Anh quá sớm, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, khi khả năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ vẫn còn chưa thành thục.

Chia sẻ với phóng viên Báo CAND, Giáo sư Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, một trong những chuyên gia hàng đầu về Tiếng Anh tại Việt Nam cho rằng: Trên thực tế, mỗi người đều có một sự tính toán riêng bởi xuất phát điểm của các gia đình khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau, mong muốn kỳ vọng vào con cái cũng không giống nhau nên sẽ rất khó đưa ra một câu trả lời chung thỏa mãn tất cả mọi người. 

Hiện trên thế giới cũng đang có 2 trường phái khác nhau về thời điểm học ngoại ngữ, trường phái nào cũng có những lý luận rất nghiêm túc. Nhiều nước cho trẻ học ngoại ngữ từ ở cấp 1, Châu Âu học cho trẻ học từ 6-9 tuổi.

Tuy vậy, với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực này, thầy Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, thực tế không có cái gọi là “tuổi vàng” cho việc học ngoại ngữ mà ngược lại, học ngoại ngữ ở độ tuổi nào cũng được với điều kiện là người học đam mê, có phương pháp học đúng đắn và xác định được mục tiêu thật sự. 

Các chuyên gia cho rằng, không nên cho trẻ học ngoại ngữ khi tiếng mẹ đẻ còn chưa thành thạo.

Chia sẻ câu chuyện của chính bản thân mình, thầy Nguyễn Quốc Hùng kể: “Trước đây, tôi làm quen với tiếng Anh từ cấp 2, học tại trường phổ thông với lịch học một tuần 2 tiết, lên cấp 3 học tiếng Trung và sau này vào đại học mới học lại tiếng Anh. Con gái tôi, học trường công, cũng học tiếng Anh theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cháu không học thêm ở đâu ngoài việc học chính khóa ở trường. 

Cho đến mãi sau này, khi vào đại học, theo chuyên ngành tiếng Anh, gia đình mới tập trung đầu tư cho cháu sang Anh học một khóa ngắn hạn, sau đó tiếp tục xin học bổng ở Mỹ và Anh. 

Cháu nội và cháu ngoại tôi, hiện đang học lớp 1 cũng không có bạn nào học thêm tiếng Anh. Đây chỉ là cách suy nghĩ của riêng tôi, là kinh nghiệm của gia đình tôi nên có thể phù hợp hoặc không phù hợp với mọi người. Tuy nhiên, đến giờ tôi vẫn bảo lưu quan điểm, không nhất thiết phải học tiếng Anh quá sớm, nhất là ở lứa tuổi mầm non,  khi các cháu còn chưa sõi tiếng mẹ đẻ. 

Thay vào đó, khi nào thấy cần thiết thì tập trung đầu tư, học một cách thực sự, bài bản thì dù lên cấp 2 mới bắt đầu, chúng ta vẫn có thể tạo ra những học sinh xuất sắc”.

Cũng theo thầy Nguyễn Quốc Hùng, với nhiều quốc gia xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, hay còn gọi là xã hội “song ngữ” thì việc cho trẻ học ngoại ngữ sớm là tương đối phù hợp vì trẻ có môi trường để phát triển. 

Còn tại Việt Nam, chúng ta vẫn đang là xã hội đơn ngữ nên tiếng Anh dù rất quan trọng song vẫn là nhu cầu của từng cá nhân, gia đình. Do vậy, phụ huynh cũng không nên đặt mục tiêu quá cao, không nên đầu tư quá sớm khi con em mình chưa xác định rõ mục tiêu và đam mê. Tuyệt nhiên, đừng vì thấy con nhà người ta đi học mà cũng phải cho con mình đi học. 

Cũng đừng tin vào những lời quảng cáo mà áp đặt một độ “tuổi vàng” nào đó cho con phải học ngoại ngữ. Tất nhiên, với những trường hợp trẻ thực sự có năng khiếu ngoại ngữ thì nên đầu tư ngay, nhưng thực tế những trường hợp này rất ít bởi năng khiếu ngoại ngữ thường không bộc lộ quá sớm như những lĩnh vực khác.

Đồng quan điểm này, thầy Lê Quốc Hạnh, nguyên Phó trưởng Phòng Đào tạo, Đại học Hà Nội cũng cho biết: Gần đây, đang xuất hiện xu hướng phụ huynh đua nhau cho trẻ đi học ngoại ngữ từ rất nhỏ. Bản thân ông chưa bao giờ ủng hộ việc này. 

Theo lý giải của thầy Lê Quốc Hạnh, cho con đi học ngoại ngữ khi tiếng Việt chưa thuần thục là điều không hợp lí, trừ trường hợp bất đắc dĩ như gia đình sẽ đi định cư bên nước ngoài, bố hoặc mẹ là người nước ngoài. 

“Tôi thường nhận được các cuộc gọi để xin cho con tầm 2-3 tuổi bắt đầu đi học tiếng Anh và tôi không nhận dạy trẻ ở lứa tuổi này. Đối với trẻ em ở bậc mầm non, phụ huynh nên để các em có tuổi thơ đúng nghĩa của mình. Mục tiêu chính của giáo dục ở lứa tuổi này vẫn là chăm ngoan, lễ phép, vui khỏe, giỏi tiếng Việt. Các gia đình có thể cho con làm quen với tiếng Anh nhưng đừng bắt con phải học quá sớm. Khi các em đã lớn, đã thuần thục tiếng mẹ đẻ, khi đó khả năng học ngoại ngữ của các em vẫn rất tốt. Phụ huynh hiện nay đang bị hội chứng đám đông mà đánh mất tuổi thơ của con. Đừng thấy con hàng xóm đi học ngoại ngữ sớm thì con mình cũng phải đi học bằng được”- thầy Hạnh chia sẻ.

Trả lời câu hỏi trẻ em nên bắt đầu học ngoại ngữ ở độ tuổi nào, chuyên gia Neil Roberts, Phó Giám đốc Trung tâm Giảng dạy Hội đồng Anh cho rằng: Để nghiên cứu về vấn đề gây nhiều tranh cãi này, các nhà nghiên cứu đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên vẫn chưa có kết quả rõ ràng vì gần như không thể tách rời yếu tố độ tuổi ra khỏi các yếu tố liên quan khác như môi trường học tập, động lực và chất lượng giảng dạy. 

“Nhiều người cho rằng có một “độ tuổi tốt nhất” cho việc học ngoại ngữ và giai đoạn này sẽ áp dụng cho việc học ngôn ngữ thứ hai. Đây là độ tuổi mà trẻ đang phát triển và bộ não sẽ giúp người học dễ thành công trong việc học ngoại ngữ. Thực tế cho thấy, trẻ học ngôn ngữ thứ hai trước tuổi 15 nhìn chung có nhiều khả năng giao tiếp trôi chảy như người bản xứ hơn” - ông Neil Roberts nhấn mạnh. 

Phó Giám đốc Trung tâm giảng dạy Hội đồng Anh cũng lưu ý: “Phụ huynh cần phân biệt giữa song ngữ và học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết học sinh đều học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Nó khác với song ngữ. Trong khi đó, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng học ngoại ngữ ở độ tuổi khi còn quá nhỏ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tiếng mẹ đẻ của trẻ.”

Huyền Thanh

Trưa 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển 58 kg ma túy.

Dù 930 căn hộ đã được bàn giao cho cư dân từ năm 2019, nhưng đến tháng 5/2023 chủ đầu tư chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức là Công ty CP BĐS Hiệp Phú Land (HPL) mới có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho cư dân. Tình trạng này khiến người mua nhà phản ứng gay gắt về việc chậm được cấp sổ hồng…

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Xung đột Israel-Palestine từ lâu đã trở thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế, với giải pháp hai nhà nước được nhiều người coi là chìa khóa để đạt được hòa bình lâu dài. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh và đau thương, phần lớn người Palestine đã mất niềm tin vào giải pháp này, cho rằng đó là một giấc mơ không thể thành hiện thực.

Theo một số nguồn tin quân sự, kể từ tuần trước, các lực lượng Nga đã tăng gấp đôi cường độ tấn công của họ trên một số mặt trận, trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và thời gian tới có khả năng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Đặc biệt, việc Nga nối lại các hoạt động quân sự ở Zaporizhzhia từ đầu tháng 10 cho thấy khả năng Moscow sẽ mở đợt tấn công lớn nhằm vào khu vực này.

Ngày 4/11 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất một số giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại chùa Xuân Lũng (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Sáng 16/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) cho biết, vừa phối hợp cùng Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ Huỳnh Văn Thanh (SN 1989, ngụ Trà Vinh), Chung Diệu Long (SN 1988, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra, làm rõ hành vi trộm và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Một buổi tối trung tuần tháng 11/2024, lớp học tình thương nằm bên đầm Sam (thuộc đầm phá Tam Giang) ở khu tái định cư (TĐC) Đập Góc, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sáng trưng ánh đèn điện cùng nhiều tiếng cười nói của các em học sinh. Như thường lệ, cứ vào buổi tối có 20 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở khu TĐC Đập Góc lại mang sách vở đến lớp học miễn phí này để được thầy Hòa dạy kèm viết chữ, tập đọc và làm Toán. Bên trong phòng học rộng gần 50m2 với những bộ bàn ghế gỗ được kê san sát, các em học sinh cần mẫn ngồi viết chữ theo hướng dẫn của thầy Hòa. 

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文