Cử nhân thất nghiệp vẫn gia tăng ở mức báo động

08:30 25/09/2017
Trong bản tin thị trường lao động mới nhất vừa được Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ- TBXH) công bố, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ cả về số lượng và tỷ lệ. Duy chỉ có tỷ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ đại học trở lên và nhóm thanh niên lại tăng mạnh hơn so với quý II- 2017. 

Cụ thể, số người thất nghiệp có trình độ đại học là 183.100 người, tăng 44.200 người,  tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) tăng lên thành 7,67%. Câu chuyện lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp ngày càng tăng thực sự đáng quan ngại.

Tín hiệu đáng mừng của thị trường lao động thời gian qua là tỷ lệ người có việc làm đang tăng dần. Theo con số được Viện Khoa học lao động và xã hội đưa ra, trong quý II- 2017, cả nước có 53,4 triệu người lao động có việc làm, tăng 39.700 người so với quý I. 

Rất nhiều cử nhân ra trường không tìm được việc làm đổ xô đi làm xe ôm công nghệ hiện nay.

Trong quý II, tỉ lệ lao động làm công hưởng lương tiếp tục có xu hướng gia tăng, đạt 42,7%. Số người làm việc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 6.210.000 người, tăng 38.000 so với quý trước. Số người làm việc trong các cơ sở kinh doanh cá thể cũng tăng 824.000 người. “Điểm tối” duy nhất vẫn là lực lượng lao động có trình độ, cụ thể ở đây là trình độ đại học trở lên có số lượng người thất nghiệp vẫn tăng dần. 

Theo dự báo của các chuyên gia thì ngay trong năm 2017 này sẽ có khoảng 200.000 cử nhân sẽ thất nghiệp. 

Trao đổi với PV, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội khẳng định, việc số lượng lớn lao động có bằng cấp thất nghiệp là vấn đề rất đáng lo ngại. 

“Cả xã hội đang đua nhau vào đại học, nhiều trường, đầu vào dễ, cộng tâm lý phải vào đại học… Tư duy cũ về bằng cấp khiến các gia đình đổ tiền cho con học, thậm chí bán nhà cho con học… để cung cấp cho thị trường lực lượng lao động không đúng nhu cầu, trong khi đó chúng ta đang cần những người học nghề, học thực sự có kỹ năng làm việc…”, ông Đào Quang Vinh chia sẻ.

Trước câu chuyện hiện nay có rất nhiều lao động học xong đại học nhưng không đi tìm việc làm mà chạy Grab, Uber, ông Đào Quang Vinh cho rằng, cần phải có sự hướng nghiệp, phân luồng để tránh gây lãng phí. 

Ông Vinh phân tích, việc anh chấp nhận làm grab, uber có thể đúng với năng lực của anh, kể cả khi anh đã tốt nghiệp đại học, vậy đáng lẽ anh không nên học đại học mà làm việc này ngay khi học xong lớp 12. Chúng ta cũng không phán xét cử nhân làm grab, uber là đúng hay sai, thậm chí ông Vinh còn cho rằng là đúng vì cái gì thị trường chấp nhận thì nó là đúng.

Theo TS Nguyễn Lê Minh, nguyên Phó Vụ trưởng phát triển nguồn nhân lực- Phó ban Chương trình Quốc gia về việc làm của Bộ LĐ- TBXH chỉ ra rằng, ngày càng nhiều cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp ở Việt Nam, là do sự xuất hiện ồ ạt của quá nhiều trường đại học, tâm lý nặng nề về bằng cấp, sự kì vọng của gia đình đối với các bạn học sinh… 

Tuy vậy TS Nguyễn Lê Minh thằng thắn cho rằng, ông không tin những người tốt nghiệp đại học đều có trình độ đại học. Chuyện làm đúng ngành, đúng nghề cũng cần phải bàn, không phải anh cứ học ngành kinh tế lao động là anh làm đúng ngành đó. 

“Ở trình độ đại học, người ta tạo cho anh một tư duy, phông kiến thức ở trình độ đó, sau đó phải học thêm, học chuyên sâu hơn để làm công việc cụ thể. Nhiều trường đại học phương Tây họ phải đi vào chuyên môn rất sâu và rất hẹp để đào tạo thêm. Triết lý học suốt đời là anh có mặt bằng tri thức và quá trình làm việc anh phải học tiếp”, TS Nguyễn Lê Minh nói.

Đề cập đến vấn đề này, TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội đưa ra con số, có đến 58,2% sinh viên tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng, 27% không tìm được việc làm vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường lao động. 

Đáng nói hơn là có đến 18% sinh viên tốt nghiệp những ngành đào tạo mà nhà sử dụng không biết đến sự có mặt của những ngành đó. Những con số đủ để đánh giá sự khập khiễng trong công tác đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động hiện nay. 

Bà Hương cho rằng, tình trạng này đã kéo dài nhưng vì chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở giáo dục vẫn tuyển sinh những ngành nghề mà thị trường lao động đã dư thừa, khiến cho bức tranh thất nghiệp càng thêm trầm trọng...

PV

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu "Victory Vietnam" (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Chiều tối 25/4, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1), trở nên rộn ràng, náo nhiệt khi hàng ngàn người dân từ khắp nơi nô nức đổ về đây để đón xem buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Chiều 25/4, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thăm hỏi và động viên Trung tá Nguyễn Tiến Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, bị thương khi đang làm nhiệm vụ.

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Chiều 25/4, từ khoảng 15h, hàng ngàn người dân từ khắp các quận, huyện, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đã đổ về khu vực trung tâm thành phố, đặc biệt là trục đường Lê Duẩn (Quận 1), để theo dõi buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Từ vai trò chiến sĩ giữ gìn an ninh Tổ quốc đến sứ mệnh trở thành sứ giả hòa bình trên trường quốc tế, lực lượng CAND tiếp tục khẳng định vị thế và trách nhiệm toàn cầu qua Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Nam Sudan.

Dưới danh nghĩa tài trợ cột điện chiếu sáng đa năng, một doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hải Phòng đã tự ý xây dựng nhiều cột điện cao hàng chục mét trong các khu dân cư, sau đó một đơn vị viễn thông đã lắp đặt các thiết bị phát sóng. Điều đáng nói, các vị trí này dù đã thông qua ngành chức năng nhưng không được chấp thuận vì nằm ngoài quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành khẳng định, thiên tai ngày càng phức tạp và khó lường, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất ở miền núi. “Cảnh báo sớm, hành động sớm”  là chìa khóa để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, cảnh báo hiện nay vẫn chưa đến được tận các bản làng, nơi người dân thiếu thông tin và hệ thống hỗ trợ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.