Đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập

07:17 21/09/2019
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách để phát triển đất nước. Lao động có tay nghề là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay, do đó vai trò của GDNN là rất quan trọng.


Trình độ lao động Việt Nam hiện nay chưa có khả năng cạnh tranh cao, hơn 50% lao động trẻ mới chỉ có trình độ trung học, đó là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực của Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần chuẩn hóa hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN), đào tạo nghề phải theo yêu cầu của nhà tuyển dụng; cơ sở đào tạo nghề phải bảo đảm chuẩn đầu ra cho người học, để bảo đảm họ ra trường là có thể làm việc…

Đây là nhận định của các chuyên gia trong nước và quốc tế tại Hội thảo giáo dục 2019 với chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”, do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 20-9.

Các chuyên gia trao đổi tại hội thảo.

Giảm số lượng để ưu tiên chất lượng   

Theo con số của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH), tính đến tháng 6-2019, cả nước có 1.917 cơ sở GDNN, trong đó 400 trường cao đẳng, 492 trường trung cấp, 1.025 trung tâm GDNN. So với năm 2018, cả nước đã giảm 37 cơ sở GDNN.

Đến cuối năm 2019, sẽ tiếp tục giảm khoảng 13 cơ sở GDNN nữa. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, hiện Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN đến năm 2030 theo hướng phân tầng: Tầng cơ sở GDNN chất lượng cao thì được Nhà nước đầu tư trọng điểm; tầng cơ sở GDNN tự chủ thì gắn với đặt hàng của Nhà nước và doanh nghiệp; tầng cơ sở GDNN đặc thù được Nhà nước đầu tư, giao kinh phí hoạt động thường xuyên theo Đề án phát triển và nâng cao chất lượng đã được phê duyệt.

Để nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề, bà Hà cho biết, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã trình Chính phủ lựa chọn 86 trường để tập trung ưu tiên đầu tư đồng bộ trở thành trường chất lượng cao. Hiện bộ này đang triển khai thí điểm đào tạo theo các bộ chương trình chuyển giao cấp độ quốc tế từ Úc và Đức cho khoảng 2.000 sinh viên, để khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên sẽ được cấp 2 bằng (bằng cao đẳng của Việt Nam và bằng của Úc hoặc của Đức).

Người học ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp được quốc tế công nhận còn có năng lực tiếng Anh thấp nhất đạt trình độ B1 đến B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu để tham gia thị trường lao động trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế, hoặc có thể học liên thông lên trình độ đại học tại hệ thống các trường đại học của Úc, Đức.

“Trên 80% người học tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở GDNN tỷ lệ này đạt gần 100%”, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách để phát triển đất nước. Lao động có tay nghề là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay, do đó vai trò của GDNN là rất quan trọng.

Năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp và từ năm 2017, Chính phủ đã giao cho Bộ LĐ-TB&XH quản lý lĩnh vực này và đã sắp xếp lại hệ thống văn bản, bộ máy… Tuy nhiên để làm tốt hơn thời gian tới thì GDNN cần phải được định vị đúng và cần có chiến lược quốc gia về phát triển GDNN.

Đổi mới là yêu cầu cấp thiết

TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) thừa nhận, bên cạnh những mặt tích cực thì những năm qua GDNN vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém như việc một số địa phương vẫn chưa nhận thức được đầy đủ, thậm chí còn coi nhẹ GDNN.

Không chỉ có thế, xã hội vẫn còn tâm lý coi trọng bằng cấp dẫn đến chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của GDNN trong đào tạo nguồn nhân lực. Việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT không đạt mục tiêu đề ra.

Ở góc độ khác, các chuyên gia tại hội thảo đã chỉ ra những hạn chế của GDNN thời gian qua là cơ cấu trình độ đào tạo còn chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, ngắn hạn (chiếm 75%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 25% trên tổng số tuyển sinh. Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, lĩnh vực cụ thể và yêu cầu của đổi mới cơ cấu kinh tế - xã hội...

Bà Wendy Cunningham, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định, hiện nay nhiều nhà đầu tư lớn đang đầu tư vào Việt Nam, dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam, do đó lao động Việt Nam càng cần phải được đào tạo nghề, bao gồm cả những kỹ năng.

Tuy vậy, bà Wendy Cunningham đánh giá, hiện nhiều lao động Việt Nam chưa sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng lao động toàn cầu. Hơn 50% lao động trẻ mới chỉ có trình độ trung học, đây là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực của Việt Nam, đòi hỏi phải có chính sách phù hợp để thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực.

“Việt Nam đã có hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đạt chuẩn, còn thua kém các quốc gia khác, rất cần phải cải thiện. Theo đó, đào tạo nghề phải theo yêu cầu của nhà tuyển dụng; phải bảo đảm tính công bằng trong phân bổ ngân sách Nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm dịch vụ GDNN công; cơ sở đào tạo nghề phải bảo đảm chuẩn đầu ra cho người học, để bảo đảm họ ra trường là có thể làm việc”, bà Wendy Cunningham đánh giá

Tại hội thảo, các ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về GDNN; sớm đề xuất chính sách, đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, phù hợp với đặc thù của từng vùng miền...

Phan Hoạt

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文